5 bước xây dựng quy trình marketing thành công cho doanh nghiệp
Quy trình marketing là một tập hợp các hoạt động tiếp thị: nghiên cứu, lập kế hoạch, triển khai, giám sát, đo lường và cải thiện kế hoạch nhằm đem lại những giá trị cho khách hàng. Từ đó, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và tạo động lực để họ thực hiện chuyển đổi. Trong bài viết này, hãy cùng PharMarketing tìm hiểu rõ hơn về quy trình marketing hiệu quả trong thực tế.
Vì sao cần phải có quy trình marketing
Để có thể tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Bằng cách thiết lập một quy trình nghiên cứu marketing chuẩn chỉnh, các hoạt động tiếp thị mà doanh nghiệp thực hiện sẽ dễ dàng thành công hơn.
Khi các hoạt động tiếp thị thành công sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng và đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng hiệu quả hơn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có một lượng khách hàng trung thành ổn định và gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường.
Ngoài ra, quy trình marketing là nền tảng để doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing tổng thể tối ưu và đúng hướng. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ dễ dàng giám sát quá trình thực thi và thực hiện các điều chỉnh phù hợp để chiến lược marketing đạt hiệu quả tốt nhất .
Các bước xây dựng quy trình marketing phổ biến hiện nay
Một quy trình marketing thường bao gồm 3 giai đoạn chính: giai đoạn chiến lược, thực thi và đánh giá. Mỗi giai đoạn sẽ bao gồm nhiều công việc cụ thể được triển khai theo 5 bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu marketing cần đạt được
Xác định mục tiêu tiếp thị là bước đầu tiên của giai đoạn chiến lược trong quy trình marketing, đồng thời giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, việc này cũng giúp doanh nghiệp cơ cấu nguồn lực cụ thể và dự trù ngân sách cần thiết.
Mục tiêu marketing cần phải đáp ứng đủ 5 tiêu chí của mô hình SMART (Cụ thể - Đo lường được - Khả thi – Sự liên quan – Giới hạn thời gian) và phải bám sát theo mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 2: Thiết lập chiến lược định vị
Khi xây dựng chiến lược định vị, cần xác định rõ dấu ấn mà doanh nghiệp muốn khách hàng ghi nhớ là gì hay điều độc đáo, ấn tượng nào mà khách hàng sẽ nhớ đến khi nhắc đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, để định vị thương hiệu bạn cần hiểu rõ về thị trường, sản phẩm/dịch vụ và khách hàng mục tiêu.
Dưới đây là 3 mô hình tạo chiến lược định vị phổ biến:
- SWOT: Đây là mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức hiện tại đối với doanh nghiệp.
- PEST: Mô hình này tập trung vào xác định các cơ hội và thách thức dựa trên việc phân tích các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội và công nghệ .
- 5C: Mô hình giúp doanh nghiệp xác định các rào cản khi triển khai kế hoạch marketing dựa trên việc phân tích 5 yếu tố: nội tại doanh nghiệp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối tác và môi trường kinh doanh.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch marketing
Lập kế hoạch tiếp thị là một bước quan trọng trong quy trình marketing, giúp doanh nghiệp triển khai, đo lường, thực hiện các điều chỉnh phù hợp để tiếp cận khách hàng và đạt mục tiêu kinh doanh.
Khi lập kế hoạch marketing cần dựa vào các yếu tố cơ bản sau đây:
- Nhận diện thương hiệu: Những yếu tố hay tín hiệu giúp người tiêu dùng nhận ra doanh nghiệp trước các đối thủ khác. Chiến lược marketing cần tập trung vào các yếu tố nhận diện thương hiệu để tạo sự đồng bộ nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng.
- Khách hàng mục tiêu: Là người có nhu cầu mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Khi xác định được khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược marketing phù hợp để tiếp cận và thu hút khách hàng tạo chuyển đổi.
- Mục tiêu marketing: Là những kết quả mà doanh nghiệp mong muốn đạt được khi triển khai các chiến dịch tiếp thị. Đây cũng là định hướng để doanh nghiệp đưa ra các hành động cụ thể cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó.
- Ngân sách: Đây là yếu tố quyết định đến hình thức và quy mô triển khai của các chiến dịch tiếp thị. Khi phân bổ ngân sách cho các hoạt động marketing, bạn cần phác thảo rõ ràng chi phí để cân đối với nguồn lực của doanh nghiệp và thực hiện điều chỉnh nếu cần.
Xem thêm: Kế hoạch Marketing là gì? Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch Marketing cần những gì?
Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing Mix
Marketing Mix điển hình là chiến lược 4P được sử dụng để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, bao gồm 4 yếu tố: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm) và Promotion (xúc tiến).
- Chiến lược sản phẩm: Cung cấp những sản phẩm/dịch vụ chất lượng tốt và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần cải thiện sản phẩm của mình để phù hợp với thị hiếu chung cũng như sự biến động của thị trường.
- Chiến lược giá: Đây là một trong những chiến lược quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh và quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
- Chiến lược địa điểm: Là các kênh phân phối cần thiết để đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Các kênh phân phối phổ biến hiện nay là: cửa hàng, kênh online, kênh phân phối trung gian và tiếp thị liên kết.
- Chiến lược xúc tiến: Chiến lược này có vai trò xây dựng nhận thức của người tiêu dùng với sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Chiến lược xúc tiến bao gồm: quảng cáo, chương trình ưu đãi, khuyến mại…
Bước 5: Triển khai kế hoạch
Bước tiếp theo trong quy trình marketing đó là triển khai các kế hoạch đã thiết lập. Để kế hoạch triển khai thành công cần lưu ý:
- Phân công công việc rõ ràng và thiết lập KPI phù hợp cho từng nhân sự.
- Đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng
- Thường xuyên theo dõi tiến trình thực hiện để chủ động đưa ra các phương án giải quyết phù hợp khi có tình huống phát sinh.
- Phân tích dữ liệu và tạo các báo cáo chi tiết để đánh giá hiệu quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch marketing nhằm tối đa hóa lợi nhuận cũng như rút ra bài học cho những kế hoạch tiếp theo.
Kết luận
Quy trình marketing được coi là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp định hướng các hoạt động tiếp thị để đạt được mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, nó cũng là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch hay chiến lược marketing hiệu quả. Qua những kiến thức được PharMarketing chia sẻ trong bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình này cũng như cách xây dựng một quy trình marketing tối ưu nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn