backtop

Chiến lược xúc tiến là gì? 4 bước triển khai kế hoạch xúc tiến hiệu quả

Chiến lược xúc tiến có khả năng kết hợp nhiều yếu tố như thương hiệu, tin tức, sản phẩm, các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi. Điều này giúp các doanh nghiệp dễ dàng đạt được các mục tiêu marketing như mong muốn. Trong bài viết này, PharMarketing sẽ mách bạn công cụ, phương thức thúc đẩy chiến lược xúc tiến hiệu quả và ấn tượng nhất. 

Chiến lược xúc tiến là gì? 

Chiến lược xúc tiến (Promotion Strategy) là các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc truyền tải thông tin về sản phẩm, thương hiệu nhằm mục tiêu nâng cao độ nhận diện, uy tín cho các khách hàng tiềm năng. Theo đó, trong một chiến lược xúc tiến sẽ bao gồm rất nhiều công việc khác nhau như truyền thông sản phẩm, tổ chức sự kiện, đưa ra các biện pháp thúc đẩy doanh thu, v.v. Có rất nhiều hình thức, phương án triển khai cho các hoạt động này như triển lãm, khuyến mãi, hội thảo, trưng bày sản phẩm hoặc thông qua các công cụ truyền thông trực tuyến. 

Chiến lược xúc tiến cần kết hợp nhiều hoạt động truyền thông khác nhau để nâng cao độ nhận diện thương hiệu
Chiến lược xúc tiến cần kết hợp nhiều hoạt động truyền thông khác nhau để nâng cao độ nhận diện thương hiệu

Vai trò của chiến lược xúc tiến là gì? 

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, việc sở hữu các sản phẩm, dịch vụ chất lượng thôi là chưa đủ mà đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy nhanh các hoạt động xúc tiến. Từ các chiến lược xúc tiến hiệu quả có thể giúp bạn đạt được những thành tựu quan trọng như:

  • Nâng cao độ nhận diện cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giúp họ có những ấn tượng sâu sắc với thương hiệu.
  • Khi có một chiến lược xúc tiến phù hợp, sản phẩm không chỉ được tiếp cận đúng đối tượng mà còn tạo ra ra sự viral, thu hút sự quan tâm, tò mò của đông đảo công chúng. 
  • Các chiến lược xúc tiến hiệu quả có thể đánh vào tâm lý, cảm xúc của người tiêu dùng, tạo nên sự đồng cảm và kích thích họ chọn mua, trải nghiệm thử sản phẩm.
  • Thương hiệu có thể đặt các nút CTA trên các nền tảng, phương thức triển khai hoạt động xúc tiến. Nhờ đó,
  • khách hàng có nhiều kênh giao tiếp, tương tác với doanh nghiệp đồng thời nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, mua hàng của họ. 
     
Các chiến lược xúc tiến hiệu quả có thể mang đến những trải nghiệm mua sắm tích cực cho khách hàng
Các chiến lược xúc tiến hiệu quả có thể mang đến những trải nghiệm mua sắm tích cực cho khách hàng

5 công cụ của chiến lược xúc tiến trong marketing 

Để thực hiện các chiến lược xúc tiến trong kinh doanh đạt kết quả tốt nhất, bạn có thể tham khảo top 5 công cụ hỗ trợ được đánh giá cao sau đây:

Khuyến mại 

Khuyến mãi là hình thức marketing được sử dụng rộng rãi hiện nay. Bằng cách đưa ra các chương trình ưu đãi, giảm giá, tặng voucher, hàng dùng thử có thể thúc đẩy sức mua và thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khi áp dụng khuyến mãi vào chiến lược xúc tiến, doanh nghiệp còn có nhiều hoạt động hỗ trợ cho các hệ thống phân phối như tài trợ hàng trưng bày, chiết khấu hóa đơn, tổ chức các hội nghị khen thưởng đại lý xuất sắc, v.v.

Giao tiếp 

Giao tiếp không chỉ là một kỹ năng quan trọng trong ngành dịch vụ, mà còn là cách thức triển khai chiến lược xúc tiến mang lại hiệu quả cao. Nó được phản ánh thông qua nhiều hoạt động tiếp thị, quảng bá của thương hiệu như họp báo, phát ngôn, tuyên bố, tài trợ, vận động hành lang, v.v. Giao tiếp, ứng xử chính là cầu nối thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng, xã hội cùng các đối tác, nhà đầu tư. 

Quảng cáo 

Quảng cáo là một trong những hình thức truyền thông phổ biến của mọi doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực/ngành nghề nào. Tùy thuộc vào đặc điểm, mục tiêu và ngân sách marketing mà các thương hiệu có thể cân nhắc các loại hình quảng cáo như:

  • Quảng cáo qua báo chí 
  • Quảng cáo ngoài trời 
  • Quảng cáo truyền hình 
  • Quảng cáo trả phí trên các nền tảng trực tuyến bao gồm mạng xã hội, website, trang thương mại điện tử, v.v. 
Các quảng cáo truyền hình khung giờ vàng giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng
Các quảng cáo truyền hình khung giờ vàng giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng

Bán hàng cá nhân

Trong chiến lược xúc tiến, mục tiêu của bán hàng cá nhân là thu thập các dữ liệu của người tiêu dùng, quảng bá sản phẩm thông qua các hoạt động trao đổi, tư vấn giữa nhân viên và người mua. Bán hàng cá nhân cũng là một hoạt động nằm trong chiến lược xúc tiến của nhiều doanh nghiệp. Thông qua các hoạt động trao đổi, tư vấn, nhân viên bán hàng sẽ thuyết phục khách hàng chọn mua, trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Ngoài ra, hình thức này còn hướng đến mục tiêu thu thập các dữ liệu của người tiêu dùng và giới thiệu sản phẩm theo một quy trình đã được đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp. 

Marketing trực tiếp 

Với hình thức marketing trực tiếp, thương hiệu có thể lấy thông tin khách hàng tức thì mà không tốn quá nhiều thời gian nhờ vào việc gửi email, tin nhắn, gọi điện, v.v. Ngoài ra, hoạt động của chiến lược xúc tiến này có thể thực hiện bằng cách chào hàng, phỏng vấn, khảo sát người tiêu dùng khi mua hàng. 

Quy trình xây dựng chiến lược xúc tiến bán hàng

Để có một chiến lược xúc tiến mang lại giá trị hữu ích đòi hỏi doanh nghiệp phải lưu ý và tuân thủ theo một quy trình thiết lập sau:

Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu 

Không chỉ riêng việc xây dựng chiến lược xúc tiến mà trước khi triển khai bất kỳ dự án marketing nào, thương hiệu phải xác định được nhu cầu, mục tiêu của mình là gì. Việc trả lời những câu hỏi dưới đây chính là gợi ý để bạn thiết lập các mục tiêu phù hợp nhất cho mình: 

  • Khách hàng tiềm năng của bạn là ai?
  • Insight và nhu cầu của họ ra sao?
  • Chân dung khách hàng như thế nào?
  • Xu hướng tiêu dùng, thị trường hiện nay là gì?

Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, thương hiệu sẽ xác định mục tiêu cốt lõi trong chiến lược tiếp xúc này là thúc đẩy doanh số, nâng cao nhận thức khách hàng, mở rộng thị phần hay củng cố mối quan hệ với người dùng. 

Một chiến lược xúc tiến thành công cần tuân thủ theo quy trình 4 bước trên
Một chiến lược xúc tiến thành công cần tuân thủ theo quy trình 4 bước trên

Bước 2: Xác định cách thức thực hiện 

Sau khi đã biết được mục tiêu, mong muốn cần đạt của chiến lược tiếp xúc, bước tiếp theo cần lựa chọn hình thức triển khai phù hợp. Doanh nghiệp nên căn cứ vào năng lực nội bộ và các yếu tố môi trường bên ngoài để quyết định kênh truyền thông, tiếp thị hiệu quả và chất lượng nhất. 

Bước 3: Thiết lập chiến lược xúc tiến 

Để thiết kế các chương trình xúc tiến thành công, đòi hỏi các hoạt động trong chiến lược phải hấp dẫn, mới lạ và thu hút được người tiêu dùng. Để đạt được điều này, đòi hỏi các thương hiệu phải phân tích các đặc điểm, mong muốn, kỳ vọng của khách hàng cũng như những vấn đề mà họ thật sự quan tâm. Việc xây dựng chi tiết kế hoạch, các đầu mục công việc cũng là cách giúp bạn giám sát hiệu quả, chặt chẽ tiến trình hoạt động, đảm bảo chiến lược không đi sai hướng. 

Bước 4: Đánh giá, thử nghiệm 

Mọi phương án, đề xuất cũng chỉ là con chữ vô nghĩa nếu không đưa vào triển khai thực tế để đánh giá mức độ hiệu quả. Thông qua việc quan sát thái độ, hành động của khách hàng khi trải nghiệm các chiến lược xúc tiến, doanh nghiệp có thể đo lường được mức độ tích cực, khả thi của dự án. Trong các trường hợp người tiêu dùng không hài lòng hoặc quan tâm với những hoạt động này, chúng ta có thể kịp thời cải tiến, tinh chỉnh nội dung phù hợp, ấn tượng hơn. 

Kết luận 

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập như hiện nay, nếu thương hiệu không bắt kịp xu hướng và triển khai các chiến lược xúc tiến phù hợp sẽ có khả năng bị đào thải, lãng quên trong cuộc đua giành thị phần. Mong rằng những chia sẻ trên đây của Pharmarketing đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Hẹn gặp lại các bạn ở nhiều bài viết hấp dẫn khác tại PharMarketing. 

Xem thêm: Chiến lược Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến lược Marketing từ A-Z

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn