backtop

Chiến lược Digital Marketing và những điều bạn cần biết

Trong thời đại công nghệ 4.0 với sự phổ biến của internet và xu hướng mua sắm trực tuyến, Digital Marketing là một chiến lược quan trọng để tiếp cận khách hàng hiệu quả và gia tăng doanh thu. Tuy nhiên muốn thành công, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về Digital Marketing để lựa chọn kênh online phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng PharMarketing tìm hiểu từ A - Z về Digital Marketing nhé!

Chiến lược Digital Marketing là gì?

Theo Philips Kotler: Digital Marketing hay marketing điện tử là quá trình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng mục tiêu bao gồm: lập kế hoạch về giá, phân phối và xúc tiến thông qua nền tảng Internet và các phương tiện điện tử”.

Digital Marketing là chiến lược  tiếp thị sử dụng internet và các phương tiện kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng
Digital Marketing là một chiến lược không thể thiếu khi triển khai chiến dịch tiếp thị

Như vậy có thể hiểu Digital Marketing là một chiến lược tiếp thị sử dụng internet và các phương tiện kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng tiềm năng. Các hoạt động trong chiến lược Digital Marketing có thể kể đến là: content marketing, SEO, email marketing, video marketing, google ads…

Vì sao lại cần phải có chiến lược Digital Marketing

Hiện nay, Digital Marketing là một hoạt động không thể thiếu trong bất cứ chiến lược marketing nào của doanh nghiệp bởi những lợi ích to lớn như sau:

Khả năng tiếp cận rộng

Digital Marketing cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng trên một phạm vi rộng lớn mà không bị giới hạn bởi vị trí địa lý. Điều này, đồng nghĩa doanh nghiệp có thể kết nối và thực hiện giao dịch đến bất cứ địa điểm nào mà không cần có cửa hàng trực tiếp ở đó. 

Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu

Thông qua lịch sử tìm kiếm, hành vi trên trang web, địa chỉ IP, thiết bị truy cập… từ hệ thống dữ liệu Big data, doanh nghiệp có thể truyền tải các thông tin quảng cáo đến đúng tệp khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ. Từ đó, nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu và cơ hội bán hàng thành công để gia tăng doanh thu.

Digital Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu
Digital Marketing giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu

Tối ưu chi phí

Chi phí dành cho các hoạt động Digital Marketing thường tiết kiệm hơn các hình thức quảng cáo truyền thống. Doanh nghiệp được quyền tự lựa chọn: kênh, chi phí, thời gian triển khai, vị trí địa lý… và có thể linh hoạt dừng quảng cáo nếu muốn. Ngoài ra, các nền tảng mạng Google, Facebook, TikTok… cho phép đấu thầu chi phí, nhờ đó doanh nghiệp có thể chủ động nguồn ngân sách quảng cáo của mình.

Dễ dàng kiểm soát và đo lường

Đo lường các hoạt động tiếp thị đã thực hiện là một việc cần thiết giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hiệu quả. Với Digital Marketing, doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát và dễ dàng đánh giá hiệu quả của chiến dịch nhờ vào tính năng phân tích, báo cáo chỉ số như: xác định mức độ quan tâm của khách hàng dựa vào chỉ số tương tác, số lượt tìm kiếm, truy cập mẫu quảng cáo hay website… Từ đó, tùy chỉnh các chiến dịch sao cho phù hợp với ngân sách và mục tiêu cần đạt được.

Các chiến lược Digital Marketing hiệu quả 2023

Các chiến lược Digital Marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay bao gồm:

Content Marketing

Content Marketing là chiến lược tập trung vào việc thu hút, tiếp cận khách hàng thông qua nội dung: văn bản, audio, hình ảnh, infographic… nhằm cung cấp thông tin hữu ích để tăng traffic và tạo chuyển đổi. 

Content marketing là một chiến lược Digital marketing không thể thiếu
Content marketing là một chiến lược Digital marketing quan trọng 

Video Marketing

Theo khảo sát của We Are Social & Hootsuite, video marketing là xu hướng Digital Marketing được các doanh nghiệp ưa chuộng trong năm 2022. Những video ngắn (short-form video) trên TikTok, Facebook và Instagram Reels, Youtube Shorts có sức hút vô cùng mạnh mẽ và trở thành một hình thức tiếp thị nội dung không thể thiếu của các doanh nghiệp.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

SEO là một trong những chiến lược chính khi triển khai Digital Marketing. SEO giúp doanh nghiệp cải thiện website, tối ưu các nội dung để xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm Google. Càng nhiều bài viết được xếp hạng cao trong top tìm kiếm thì càng nâng cao khả năng tiếp cận người dùng tới website của doanh nghiệp.

Quảng cáo PPC

PPC (Pay per click) là một hình thức quảng cáo trực tuyến trả phí dựa trên việc đặt giá thầu các từ khóa mà nhà quảng cáo muốn hiển thị. Khi người dùng tìm kiếm từ khóa đó, quảng cáo sẽ xuất hiện ở đầu kết quả tìm kiếm và bạn sẽ phải trả phí nếu người dùng click vào quảng cáo của bạn. 

Influencer Marketing

Influencer Marketing là một hình thức tiếp thị sử dụng các cá nhân có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm hoặc truyền tải thông điệp của nhãn hàng đến khách hàng mục tiêu. Theo báo cáo của The Influencer Marketing Factory tháng 3/2022 đã cho thấy: 35% người tham gia khảo sát đã từng mua sản phẩm/dịch vụ do Influencer giới thiệu. Ngoài ra, hình thức này cũng mang lại tỷ lệ ROI tích cực nên được nhiều doanh nghiệp ưu tiên khi triển khai chiến lược  Digital Marketing.

Email Marketing

Giống như tiếp thị nội dung, Email Marketing cũng tập trung vào việc cung cấp những thông tin hữu ích được cá nhân hóa cho người dùng. Đây là một hình thức rất hiệu quả trong việc xây dựng nhận thức thương hiệu với khách hàng cũ, giữ chân khách hàng hiện tại để khuyến khích họ mua hàng nhiều lần. Email Marketing là hình thức quảng cáo tiết kiệm chi phí nhất trong các chiến lược Digital Marketing hiện tại.

Cách xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả

Một quy trình xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả sẽ bao gồm 5 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Nghiên cứu và phân tích thị trường 

Nghiên cứu thị trường (Market Research) là một quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp: quan sát, thu thập, phân tích các thông tin của thị trường sản phẩm/dịch vụ. Từ đó, đưa ra chiến lược chính xác và giảm thiểu rủi ro trong quá trình triển khai. 

Khi xây dựng chiến lược Digital marketing cần xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu khi xây dựng chiến lược Digital marketing

Các công việc khi nghiên cứu thị trường bao gồm:

  • Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
  • Nghiên cứu thị trường toàn ngành
  • Nghiên cứu sản phẩm
  • Nghiên cứu đối thủ

Bước 2: Lựa chọn kênh triển khai

Lựa chọn kênh phù hợp với mục tiêu kinh doanh, khách hàng tiềm năng và nguồn lực hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch Digital Marketing khả thi và đạt hiệu quả tốt hơn. 

Hiện nay, có nhiều kênh truyền thông online mà doanh nghiệp có thể sử dụng để triển khai chiến lược Digital, nhưng không phải sử dụng càng nhiều càng tốt. Việc triển khai trên đúng kênh sẽ giúp chiến lược Digital Marketing tối ưu, do đó, cần xem xét kỹ ưu và nhược điểm của từng kênh để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.

Bước 3: Lập kế hoạch triển khai cho từng kênh

Sau khi đã chọn được các kênh quảng cáo phù hợp, bạn cần xây dựng kế hoạch triển khai cho từng kênh, bao gồm: chiến lược nội dung, phân bổ ngân sách hợp lý, thời gian triển khai, phương án xử lý khủng hoảng truyền thông… 

Bước 4: Triển khai thực tế

Đừng để các kế hoạch trên giấy trắng mà hãy triển khai ngay khi bạn đã chuẩn bị mọi yếu tố cần thiết cho chiến lược Digital Marketing của mình. Thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra, triển khai các kênh quan trọng được ưu tiên trước sau đó triển khai đồng bộ nhằm tạo ra nhiều điểm chạm với khách hàng mục tiêu.

Bước 5: Đo lường và tối ưu chiến lược

Một trong những lợi thế của Digital Marketing so với phương thức truyền thống đó là khả năng đo lường hiệu quả chính xác, báo cáo trực quan dựa trên các chỉ số cụ thể. Các chỉ số cần theo dõi khi đo lường bao gồm:  

  • Tổng số lượng khách hàng tiềm năng đã tiếp cận được
  • ROI - Lợi tức đầu tư
  • Tỷ lệ chuyển đổi
  • Chi phí mỗi đơn hàng
  • Ngân sách đã chi trên từng kênh 

Từ những kết quả thu được, doanh nghiệp sẽ đánh giá được mức độ hiệu quả của từng kênh Digital. Qua đó, đẩy mạnh các kênh hoạt động tốt, điều chỉnh hoặc loại bỏ các kênh không hiệu quả nhằm tối ưu chi phí. 

Kết luận

Với khả năng tiếp cận khách hàng chính xác trên phạm vi rộng, khả năng kết nối nhanh nhạy, tiết kiệm chi phí… Digital Marketing hiện đang là một xu hướng tiếp thị online không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. PharMarketing hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để bạn có thể ứng dụng và xây dựng các chiến lược Digital Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn