backtop

Cách lập mục tiêu marketing hiệu quả cho doanh nghiệp 2023

Truyền thông là hoạt động quan trọng để thúc đẩy nâng cao độ nhận diện cho thương hiệu. Tùy vào từng giai đoạn, chiến lược kinh doanh mà chúng ta sẽ thiết lập các mục tiêu marketing khác nhau. Việc xác định những mong muốn, nhu cầu khi thực hiện kế hoạch marketing sẽ giúp doanh nghiệp vạch ra được lộ trình hiệu quả, chi tiết hơn. Trong bài viết này, PharMarketing sẽ tiết lộ cho bạn top những mục tiêu marketing phổ biến nhất được nhiều thương hiệu quan tâm. 

Mục tiêu marketing là gì 

Mục tiêu marketing được hiểu đơn giản là tất cả những thành tựu doanh nghiệp mong muốn đạt được sau một thời gian triển khai chiến lược quảng bá, tiếp thị nhất định. Đó có thể là hạn ngạch, hiệu suất làm việc, doanh số tiêu thụ sản phẩm, mức độ nhận diện, v.v. Các mục tiêu marketing cũng là kim chỉ nam giúp thương hiệu biết mình nên làm gì và cần làm gì để đạt được kết quả như kỳ vọng. 

Mục tiêu marketing là tất cả những kỳ vọng mà doanh nghiệp mong muốn khi triển khai chiến lược truyền thông
Mục tiêu marketing là tất cả những kỳ vọng mà doanh nghiệp mong muốn khi triển khai chiến lược truyền thông

Hoạt động thiết lập mục tiêu không chỉ giới hạn trọng phạm vi tìm ra nhu cầu của doanh nghiệp mà ban quản trị công ty còn phải đề xuất phương án thực hiện, lý do tại sao phải đạt được chúng.

Vai trò của mục tiêu marketing đối với doanh nghiệp 

Xây dựng các mục tiêu marketing là nền tảng quan trọng giúp các thương hiệu thu được nhiều lợi ích như sau:

Nâng cao mức độ nhận diện 

Các mục tiêu marketing có vai trò hoạch định các chiến dịch nhằm mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng, tăng độ nhận thức cho họ về doanh nghiệp bằng những chương trình, sự kiện khuyến mãi. Nhờ đánh vào tâm lý muốn sở hữu các sản phẩm tốt với mức giá ưu đãi của khách hàng mà các kế hoạch này sẽ tạo hiệu ứng lan truyền tích cực. Ngoài ra, để việc nâng cao hình ảnh, nhận diện tốt hơn, thương hiệu có thể kết hợp thêm các phương thức quảng cáo khác để giới thiệu chi tiết về mình, thúc đẩy sự quan tâm, án tượng cho người dùng. 

Tăng giá trị sử dụng 

Nhờ có mục tiêu marketing mà các sản phẩm, dịch vụ được truyền thông, tiếp thị tốt hơn, kích thích người tiêu dùng chọn mua để trải nghiệm thử. Ngoài ra, với các mặt hàng mới, có tính năng đặc biệt, sở hữu lượng cầu cao, doanh nghiệp có thể sử dụng mục tiêu marketing nhằm triển khai các chiến lược giá hớt váng để nhanh chóng thu hồi vốn, tăng lợi nhuận. 

Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng

Khi đề xuất các mục tiêu marketing, thương hiệu sẽ cố gắng thực hiện các kế hoạch phù hợp nhất để chinh phục người tiêu dùng như tổ chức các sự kiện tri ân, mang đến những giá trị tích cực, v.v. Quá trình này sẽ khiến cho khách hàng có ấn tượng, trải nghiệm tốt và sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp thật lâu dài, bền vững. 

Phát triển, tăng trưởng ổn định

Mục tiêu marketing có thể được xây dựng ngắn hạn hoặc dài hạn tùy vào mục đích và tầm nhìn của doanh nghiệp. Khi xác định được mình muốn gì và cần gì, các thương hiệu sẽ phân tích các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài để tập trung nguồn lực thực hiện. Việc xây dựng mục tiêu marketing đúng hướng, dự trù được mọi tình huống, rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh và phát triển bền vững nhất. 

Phát triển và tăng trưởng ổn định là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp
Phát triển và tăng trưởng ổn định là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp

Một số mục tiêu marketing 

Dưới đây là một số mục tiêu marketing phổ biến được thiết lập trong hoạt động kinh doanh của thương hiệu:

Nâng cao doanh số tiêu thụ 

Doanh thu, lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất vì nó đóng vai duy trì, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của tổ chức, công ty. Các chiến dịch tiếp thị, marketing đều cần hướng đến việc thu hồi vốn và tăng số doanh số hiệu quả. Trên thực tế, việc đặt mục tiêu tăng doanh thu càng chi tiết, càng chính xác sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hơn. 

Nâng cao độ nhận diện cho sản phẩm 

Một trong những nhiệm vụ chính của truyền thông, tiếp thị là quảng bá sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng, khiến họ có nhận thức và ấn tượng tốt với chúng. Các chiến lược marketing tốt còn tạo ra được viral campaign, khiến các mặt hàng, dịch vụ của thương hiệu được lan tỏa đến nhiều phân khúc khách hàng tiềm năng khác trên thị trường. 

Định vị thương hiệu thành công 

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập hóa và phát triển mạnh mẽ hiện nay, việc định vị thành công trên thị trường là mục tiêu marketing quan trọng để doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh. Thương hiệu nên thiết lập một mục tiêu tiếp thị cụ thể cho mình như là: thuộc top 5 nhãn hàng nổi tiếng nhất trong ngành nước giải khát. Để thực hiện được mục tiêu này, tổ chức phải tiến hành nhiều kế hoạch quảng cáo, tiếp thị trên khắp cả nước, đặc biệt là các khu vực trung tâm, đông đúc dân cư, nhiều khách hàng tiềm năng.  

Mục tiêu dịnh vị thương hiệu
Mục tiêu dịnh vị thương hiệu

Các đặt mục tiêu marketing hiệu quả

Mô hình SMART là công cụ hỗ trợ xây dựng mục tiêu marketing một cách chi tiết, thực tế, có khả năng đo lường được nhiều tổ chức áp dụng thành công. Cụ thể: 

Specific – Tính cụ thể của mục tiêu marketing 

Trên thực tế, một doanh nghiệp sẽ có rất nhiều vấn đề cần được cải tiến, thay đổi để phát triển bền vững hơn nữa. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tài nguyên, nguồn lực hiện có mà các tổ chức nên chọn lọc các mục tiêu marketing quan trọng nhất để tập trung thực hiện thay vì dàn trải. Đó có thể các nhiệm vụ nâng cao chỉ số truy cập website, tối ưu backlink, tăng lượng truy cập, tương tác, tỷ lệ chuyển đổi, v.v. Bộ phận truyền thông, tiếp thị cũng cần lên phương án thực hiện chi tiết cho từng cá nhân để họ xác định được các nhiệm vụ và yêu cầu công việc của mình. 

Measurable – Tính đo lường của mục tiêu marketing 

Một kế hoạch marketing sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có tiêu chí nào có thể đo lường tính hiệu quả. Ngoài ra, nhờ có yếu tố đo lường sẽ thúc đẩy tinh thần, động lực và áp lực để nhân viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình. Lưu ý rằng, doanh nghiệp cần phải đặt ra các chỉ số đánh giá khoa học, khách quan thay vì những phương thức ước lượng không chính xác.

Xem thêm:  10 chỉ số đo lường hiệu quả marketing mà mọi Marketer cần “nắm rõ trong lòng bàn tay”

Attainable – Tính khả thi của mục tiêu marketing 

Không phải bất kỳ mục tiêu marketing nào cũng có thể đạt được vì nó còn phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế, thị trường và yếu tố bên trong doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi xây dựng mục tiêu, bạn phải cân nhắc tính toán kỹ lưỡng về tính hợp lý, có lợi cho thương hiệu. Mục tiêu càng cụ thể, thực tế càng dễ đạt được và đo lường tốt hơn. Ví dụ như tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng trên website quý trước là 10%, hãy phấn đấu tăng 15-18% trong quý tiếp theo, chứ không phải là 40%. 

Relevant – Tính liên quan của mục tiêu marketing 

Các mục tiêu marketing phải phù hợp và có liên quan chặt chẽ với các xu hướng tiêu dùng hiện tại. Nếu doanh nghiệp không cân nhắc về tính thực tế sẽ khiến cho các hoạt động truyền thông khó tiếp cận và thu hút được khách hàng. Để đạt được yếu tố này, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn, tư duy marketing để phân tích và thấu hiểu các thông tin thị trường, qua đó tạo ra các đề xuất, phương hướng tiếp thị tốt nhất. 

Time – Tính thời điểm của mục tiêu 

Mục tiêu marketing có thể xây dựng dài hạn hoặc ngắn hạn nhưng cốt yếu vẫn phải tạo ra một cột mốc hoàn thành cụ thể. Điều này sẽ gây áp lực, sự khẩn trương, kích thích nhân viên làm việc để đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó, việc giới hạn thời gian này còn giúp các doanh nghiệp quản lý kế hoạch một cách nhất quán, chuyên nghiệp hơn, đảm bảo các nhiệm vụ không bị trễ hẹn, đẩy lùi thời gian. 

Mô hình SMART hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các mục tiêu marketing phù hợp
Mô hình SMART hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các mục tiêu marketing phù hợp

Kết Luận

Việc xác định các mục tiêu marketing trong kinh doanh là cơ sở để thúc đẩy sự hoạt động, phát triển của thương hiệu. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể hoàn thành tốt khi xây dựng được mục tiêu khả thi, phù hợp nhất với tính chất doanh nghiệp. Mong rằng với những chia sẻ về mô hình SMART của PharMarketing đã giúp mọi người thuận tiện hơn trong việc triển khai các mục tiêu tiếp thị. Đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác từ PharMarketing nhé! 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn