backtop

5 vai trò của marketing trong ngành Dược phẩm mà marketer nên biết

Vai trò của marketing trong ngành Dược phẩm ngày càng được tăng cao trong bối cảnh thị trường cạnh tranh phức tạp và xu hướng tiêu dùng có nhiều thay đổi đáng kể.

Chiến lược marketing Dược phẩm đóng vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp Dược quảng bá sản phẩm, xây dựng hình ảnh thương hiệu với người tiêu dùng cũng như gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường… Để xây dựng các chiến lược tiếp thị thành công, Marketer cần hiểu rõ bản chất và vai trò của marketing ngành Dược. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng PharMarketing tìm hiểu về vai trò của marketing trong ngành Dược phẩm.

Marketing Dược phẩm là gì?

Marketing Dược phẩm là quá trình xây dựng kế hoạch, chiến lược truyền thông, quảng cáo phù hợp nhằm tiếp cận, thu hút và thuyết phục người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm Dược của doanh nghiệp.

Marketing Dược phẩm tập trung vào 3 nhóm đối tượng chính: 

  • Người tiêu dùng: Các cá nhân trực tiếp mua và sử dụng sản phẩm Dược.
  • Cơ sở y tế: Bệnh viện, phòng khám, đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế...
  • Nhà phân phối bán lẻ như: Chuỗi nhà thuốc, cửa hàng thuốc, siêu thị thuốc...

Vai trò của marketing trong ngành Dược phẩm

Thị trường Dược phẩm Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, do đó, các doanh nghiệp Dược đang ngày càng đẩy mạnh ngân sách cho các hoạt động marketing. Dưới đây sẽ là những vai trò của marketing trong ngành Dược phẩm:

Đưa sản phẩm Dược tiếp cận người tiêu dùng & thúc đẩy chuyển đổi

Marketing giúp dược phẩm tiếp cận người dùng

Thông qua các chiến dịch marketing, doanh nghiệp có thể tiếp cận người tiêu dùng để quảng bá về sản phẩm Dược. Đặc biệt, khi doanh nghiệp vừa cho ra mắt sản phẩm mới thì ứng dụng vai trò của marketing trong ngành Dược phẩm sẽ là công cụ hiệu quả để khách hàng biết và hiểu về sản phẩm.

Marketing Dược phẩm giúp người bệnh có thể chủ động tìm kiếm các thông tin về bệnh và cách sử dụng thuốc một cách dễ dàng trên các công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, các hoạt động marketing cũng giúp doanh nghiệp Dược truyền tải những kiến thức chuyên môn cao trở nên dễ hiểu thông qua hình ảnh, ngôn từ gần gũi và giàu cảm xúc. Từ đó, dễ dàng tạo ấn tượng và chạm đến trái tim của khách hàng.

Marketing Dược giúp thúc đẩy chuyển đổi

Đặc biệt, mục tiêu của các hoạt động marketing Dược là thuyết phục người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng, từ đó gia tăng doanh số bán. Người tiêu dùng Dược thường tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua bất cứ sản phẩm Dược nào. Vì vậy, tăng cường thực hiện chiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và xây dựng niềm tin thương hiệu.

Đồng thời, vai trò của marketing trong ngành Dược phẩm còn tạo thói quen mua hàng mới cho người tiêu dùng, điển hình là xu hướng mua online trên các sàn thương mại điện tử đối với kênh thuốc OTC. Điều này tạo ra sự thuận tiện cho người tiêu dùng và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.

Gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường

Theo tổ chức nghiên cứu thị trường IBM: “Quy mô của ngành Dược Việt Nam có thể đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Ngành Dược phẩm của Việt Nam hiện là một trong những thị trường tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và được dự đoán sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa khi thu nhập bình quân đầu người tăng”. Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 200 cơ sở xuất - nhập khẩu, 4.3000 đại lý bán buôn và hơn 62.000 đại lý bán lẻ Dược phẩm. Vì vậy, để có thể xây dựng vị thế vững chắc trên thị trường thì việc đầu tư vào các chiến lược marketing Dược là vô cùng cần thiết.

Đặc biệt , đối với các sản phẩm thuốc OTC (thuốc không kê đơn) như: thuốc giảm đau, hạ sốt,  vitamin… có mức độ cạnh tranh cao thì hoạt động marketing chuyên nghiệp và bài bản sẽ giúp doanh nghiệp Dược có thể gia tăng mức độ cạnh tranh so với các đối thủ.

Thúc đẩy hệ thống bán lẻ

Ứng dụng vai trò của marketing trong ngành Dược phẩm để mở rộng hệ thống bán lẻ đang là hướng đi mới được nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Dược phẩm nỗ lực thực hiện.

Thông qua chiến lược marketing, doanh nghiệp Dược có thể phát triển và duy trì mối quan hệ với khách hàng: người tiêu dùng, nhà phân phối. Điều này sẽ tạo tiền đề cho việc mở rộng hệ thống bán lẻ, phát triển thị phần và tăng trưởng doanh thu trong tương lai.

Ngoài ra, các hoạt động Marketing online hiện nay cũng đang thúc đẩy các doanh nghiệp Dược phẩm mở rộng sang kênh thương mại điện tử. Việc kinh doanh dược phẩm online này được xem là xu hướng tất yếu để đáp ứng nhu cầu mua sắm nhanh chóng, tiện lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, với kênh bán này, nhãn hàng dược phẩm sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào nhóm bệnh viện, nhà thuốc,...

Nâng cao nhận diện thương hiệu

Xây dựng danh tiếng thương hiệu là một trong những vai trò không thể thiếu khi thực hiện các chiến lược marketing trong ngành Dược phẩm. Một số chiến lược marketing thường được các doanh nghiệp Dược thực hiện có thể kể đến là:

  • Tối ưu SEO: Xây dựng website doanh nghiệp chuyên nghiệp, thường xuyên đăng tải các nội dung hữu ích về sản phẩm chuẩn SEO, giúp website doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều người tiêu dùng.
  • Đẩy mạnh social media: Các mạng xã hội như: Facebook, Tiktok, Youtube… là kênh quảng cáo sản phẩm và gia tăng tương tác với khách hàng hiệu quả mà các doanh nghiệp Dược không thể bỏ lỡ.
  • Quảng cáo tại điểm bán: Trưng bày tờ rơi, poster, banner quảng cáo…tại các điểm bán thuốc để quảng bá về sản phẩm và thương hiệu cũng là một hoạt động marketing được nhiều doanh nghiệp Dược áp dụng.
  • Tổ chức sự kiện: Thông qua các sự kiện, doanh nghiệp Dược có thể giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến khách hàng, tạo động lực để họ dùng thử hoặc xây dựng nhận thức đối với sản phẩm và thương hiệu.

Xem thêm: Kênh Digital Marketing cho ngành Dược hiệu quả nhất hiện nay

Ví dụ như FPT Long Châu là một trong những nhà thuốc chú trọng thực hiện các chiến lược marketing ấn tượng, phủ sóng rộng rãi trên các kênh online và offline, điển hình như chiến dịch “Long Châu Sẻ Chia”, “Túi thuốc F0”... Nhờ vào sự đầu tư và xây dựng chiến lược tiếp thị bài bản mà chỉ sau 5 năm dấn thân vào thị trường bán lẻ Dược phẩm, FPT Long Châu đã trở thành một trong 3 chuỗi bán lẻ Dược phẩm lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm đúng đắn

Phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu sức khỏe của người tiêu dùng luôn là một trong những chiến lược dài hạn của các doanh nghiệp Dược phẩm. Đây là một quá trình tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức, đặc biệt, một sản phẩm Dược trước khi đưa ra thị trường phải trải qua quy trình thẩm định, kiểm tra nghiêm ngặt. 

Xem thêm: 

Vì vậy, ứng dụng vai trò của marketing trong ngành Dược phẩm giúp doanh nghiệp tìm ra những nhu cầu trên thị trường. Từ đó đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm thích hợp, giảm thiểu tối đa rủi ro phát sinh.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, ngành Dược phẩm đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Dược. Để tiếp cận khách hàng và thuyết phục họ chuyển đổi thành công, ngoài việc tạo ra những sản phẩm an toàn và chất lượng thì doanh nghiệp Dược phẩm cần thực hiện các chiến lược marketing phù hợp. PharMarketing hy vọng với những kiến thức về vai trò của marketing trong ngành Dược phẩm được chia sẻ trong bài đã giúp bạn xây dựng những chiến lược tiếp thị Dược hiệu quả.

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn