backtop

6 lưu ý chạy quảng cáo dược facebook bạn nên biết

Với hơn 2,9 tỷ người sử dụng Facebook mỗi tháng và gần 1,9 tỷ người dùng mỗi ngày, Facebook mang đến cơ hội cực lớn cho các doanh nghiệp tiếp cận đến người tiêu dùng, trong đó có các doanh nghiệp dược phẩm. Tuy nhiên, với đặc thù ngành dược, rất nhiều quy định quảng cáo được đặt ra bắt buộc marketing phải nắm rõ. Vậy những lưu ý chạy quảng cáo dược facebook là gì? Làm gì khi quảng cáo dược của bạn bị từ chối? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu những vấn đề này ngay ở bài viết dưới đây.

Quảng cáo facebook là gì?

Quảng cáo Facebook là những bài đăng có trả phí mà doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ tới người dùng Facebook. Các bài quảng cáo này trông tương tự như các bài đăng bình thường nhưng luôn gắn nhãn "được tài trợ" để thể hiện rằng chúng là một quảng cáo. 

Quảng cáo Facebook được sử dụng để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ tới người dùng Facebook
Quảng cáo facebook là những bài đăng có trả phí sử dụng để quảng bá sản phẩm tới người dùng Facebook

Quảng cáo Facebook dược thường được nhắm mục tiêu đến người dùng dựa trên:

  • Nhân khẩu học: tuổi tác, giới tính, trình độ văn hóa, mức thu nhập,...
  • Địa điểm: ở thành phố lớn, thành phố trung bình, nhỏ, thị trấn, nông thôn, vùng sâu vùng xa,...
  • Sở thích: thích tìm hiểu thông tin về chăm sóc sắc đẹp, thông tin về sức khỏe mẹ bầu, sức khỏe nhi khoa, thông tin bệnh như đau dạ dày, xương khớp, thông tin về sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên,...
  • Thông tin khác: Để đưa thương hiệu đến với nhiều người dùng hơn, quảng cáo dường như là một thành phần không thể thiếu của các chiến lược marketing Facebook.

Những lưu ý chạy quảng cáo dược facebook

Tính đến quý 4 năm 2021, 2,91 tỷ người có tài khoản đang hoạt động trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Vì vậy, quảng cáo dược trên Facebook là một cách tuyệt vời để doanh nghiệp kết nối với hàng triệu bệnh nhân và khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ những lưu ý chạy quảng cáo dược facebook để tránh tình trạng quảng cáo không chạy được hay quá ít lượt tiếp cận.

Từ ngữ vi phạm chính sách quảng cáo facebook

Bạn đã bao giờ gặp phải trường hợp chạy quảng cáo Facebook bị spam, bài viết không được duyệt do có các từ cấm hay chưa? Dưới đây là một số từ ngữ hay dùng trong content dược vi phạm chính sách quảng cáo facebook mà bạn cần nắm rõ.

Những lưu ý khi chạy quảng cáo facebook
Những lưu ý chạy quảng cáo dược facebook

Một số từ ngữ trong lĩnh vực y tế, sức khỏe

Lĩnh vực y tế, sức khỏe là lĩnh vực được kiểm soát chặt chẽ, vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cả tính mạng người dùng. Do đó, chính sách quảng cáo Facebook cũng đặt ra các quy định cấm với một số từ ngữ ở lĩnh vực này, bao gồm:

  • Từ ngữ chỉ các loại bệnh: hen phế quản, COPD, viêm xoang,...
  • Từ ngữ chỉ bộ phận của cơ thể: quả tim, gan, mật, xương, khớp, tim mạch,...
  • Từ ngữ liên quan đến bệnh nhân và bác sĩ như: người bệnh, bệnh nhân, phòng bệnh, bệnh nhi, bác sĩ điều trị, bác sĩ chữa trị,...
  • Từ ngữ mang sắc thái, ý nghĩa tiêu cực: chết, tự tử, tử vong, thương vong, tuyệt vọng, đau đớn,...
  • Từ thể hiện quá mức tác dụng sản phẩm: chữa khỏi, điều trị khỏi,...
  • Một số từ ngữ thể hiện nội dung cam kết: cam kết chữa khỏi, cam kết điều trị khỏi, chữa dứt điểm, hiệu quả tức thì, không hiệu quả không lấy tiền,...
  • Từ ngữ thể hiện cam kết hiệu quả: trị sẹo, trị rụng tóc, trị hói tóc, trị mụn,...

Một số từ ngữ liên quan đến thành phần, hoạt chất hóa học

Những từ ngữ chỉ thành phần, hoạt chất hóa học có trong các sản phẩm y tế cũng sẽ bị hạn chế khi quảng cáo Facebook. Dưới đây là một vài từ bị hạn chế: Vitamin và khoáng chất (như Vitamin E, vitamin A, Magie …), Cholesterol, Canxi, thành phần dược liệu, chất xơ…

Từ ngữ phân biệt chủng tộc

Các từ ngữ phân biệt giới tính hay phân biệt chủng tộc đều bị Facebook đưa vào danh sách hạn chế chạy quảng cáo, ví dụ:

  • Từ ngữ phân biệt giới tính: chị này, anh kia, nam, nữ
  • Từ ngữ phân biệt chủng tộc: người da vàng, người da nâu,...

Facebook hạn chế quá nhiều text trong hình ảnh

Mặc dù trước đó, vào tháng 9/2020, Facebook có đưa ra dự thảo gỡ bỏ chính sách hạn chế đối với hình ảnh có phần text quá 20%, nhưng vẫn chưa có văn bản công bố nào được đưa ra. Vì vậy, để hạn chế các rủi ro khi chạy quảng cáo không đáng có, hình ảnh vẫn không nên có quá nhiều chữ.

Facebook hạn chế hình ảnh quảng cáo có text chiếm quá 20%
Facebook hạn chế quá nhiều text trong hình ảnh

Vậy chỉ số 20% phần text/ hình ảnh được tính như thế nào?

Thực tế, chỉ số này không tính bằng số chữ cái hay số ký tự của phần text, mà chỉ tính bằng thương số diện tích phần chữ chia cho diện tích cả hình ảnh. Do đó, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh thu nhỏ phần text để đáp ứng quy định đặt ra. 

Sản phẩm bị Facebook cấm quảng cáo

Bắt kỳ một nền tảng mạng xã hội nào cũng sẽ có những sản phẩm bị cấm quảng cáo. Facebook không phải là ngoại lệ. Nếu vi phạm điều này, Facebook có thể xóa danh sách và nội dung khác của bạn, từ chối sản phẩm và đình chỉ hoặc chấm dứt quyền truy cập vào tất cả các tài khoản Facebook. Dưới đây là một số sản phẩm y tế và sản phẩm liên quan đến y tế bị Facebook cấm.

Nhóm thứ 1:  Các mặt hàng giả mạo, bất hợp pháp hoặc ăn cắp

Các sản phẩm bất hợp pháp, giả mạo hoặc ăn cắp bị cấm triệt để ở Facebook bao gồm:

  • Thuốc lậu, thuốc trái phép hoặc các chất kích thích bị cấm như ma túy, chất gây nghiện, thuốc lá và sản phẩm liên quan.
  • Chất gây cháy nổ, pháo nổ, vũ khí quân dụng, quân trang, linh kiện và bộ phận chuyên dụng để chế tạo chúng.
  • Động thực vật hoang dã bị cấm mua bán, bao gồm cả động vật còn sống và các bộ phận của chúng.

Nhóm thứ 2: Sản phẩm và dịch vụ dành cho người lớn

Theo nguyên tắc chung, quảng cáo Facebook không được chạy cho các sản phẩm và dịch vụ người lớn, bài đăng chứa ảnh khỏa thân hoặc khiêu dâm dưới bất kỳ hình thức nào. Hình ảnh khỏa thân bao gồm cả ảnh khỏa thân một phần, ngay cả khi không mang tính chất khiêu dâm cũng không được phép. Tuy nhiên, quảng cáo cho các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tránh thai được cho phép.

Nhóm thứ 3: Thuốc kê đơn, Thuốc và Dụng cụ tiêm chích ma túy

Facebook cấm triệt để các sản phẩm là thuốc kê đơn, thuốc hay dụng cụ tiêm chích ma túy
Facebook hạn chế quảng cáo thuốc kê đơn, Thuốc và Dụng cụ tiêm chích ma túy

Không có ngoại lệ nào dành cho nhóm này. Facebook cấm triệt để các sản phẩm là thuốc kê đơn, thuốc hay dụng cụ tiêm chích ma túy trên các bài đăng quảng cáo của doanh nghiệp. 

Nhóm thứ 4: Sản phẩm quảng cáo liên quan đến virus corona (COVID-19)

Kể từ khi Covid 19 xuất hiện, nhu cầu người dùng mua các sản phẩm nhằm phòng tránh và điều trị tăng lên cực điểm, vì vậy, quảng cáo các sản phẩm ở nhóm này cũng tăng lên đáng kể. Ngay lập tức, Facebook đưa ra các chính sách góp phần bảo vệ người tiêu dùng trước các thủ đoạn trục lợi bằng quảng cáo liên quan đến COVID-19.

Tất cả các nhà quảng cáo đều không được phép chạy các loại quảng cáo sau:

  • Kinh doanh vắc xin COVID-19: Các quảng cáo phục vụ hoạt động kinh doanh vắc xin COVID-19 (chẳng hạn như bộ vắc xin COVID-19 hoặc dịch vụ tiếp cận nhanh vắc xin) đều bị nghiêm cấm.
  • Sản phẩm cam đoan phòng chống tuyệt đối: Quảng cáo hàng hóa hoặc sản phẩm liên quan đến COVID-19 cam đoan phòng ngừa tuyệt đối hoặc đảm bảo phòng chống được COVID-19 bị nghiêm cấm. 

Điểm phù hợp với quảng cáo trên Facebook

Điểm phù hợp với quảng cáo trên Facebook là điểm xếp hạng trên thang điểm từ 1- 10 thể hiện mức độ tiếp nhận của quảng cáo Facebook đối với đối tượng mục tiêu của bạn. Khi một quảng cáo đã nhận được 500 lần hiển thị, Facebook sẽ tạo ra điểm phù hợp cho nó, với 10 là điểm cao nhất. 

Quảng cáo trên Facebook được xếp hạng điểm phù hợp theo thang điểm 1-10
Điểm phù hợp với quảng cáo trên Facebook được xếp hạng trên thang điểm 1-10

Quảng cáo có điểm phù hợp thấp sẽ bị phạt với chi phí cao hơn và ngược lại, quảng cáo có điểm mức phù hợp cao được thưởng với chi phí thấp hơn. Vậy điều gì ảnh hưởng đến điểm phù hợp này?

Yếu tố quan trọng nhất là phản hồi tích cực và tiêu cực từ đối tượng mục tiêu của bạn:

Phản hồi tích cực là khi đối tượng mục tiêu hành động theo mong muốn của bạn. Ví dụ: nếu chiến dịch Facebook của bạn được thiết kế để tạo ra các lần nhấp vào liên kết, thì một lần nhấp vào liên kết là hành động mong muốn của bạn. Trong trường hợp này, nhiều nhấp chuột vào liên kết hơn sẽ tạo ra nhiều phản hồi tích cực hơn và do đó làm tăng điểm phù hợp.

Phản hồi tiêu cực đề cập đến việc quảng cáo bị ẩn hoặc bị gắn cờ bởi đối tượng mục tiêu. Điều này là không thể tránh khỏi, bởi vì hầu hết mọi người không muốn được quảng cáo làm ảnh hưởng đến việc lướt facebook của họ. Vì vậy, việc xác định chính xác chân dung người dùng mục tiêu là yếu tố tiên quyết để quảng cáo không bị phản hồi tiêu cực quá nhiều.

Nên seeding sau khi quảng cáo được duyệt 

Sau khi quảng cáo của bạn được Facebook duyệt, trong vòng 500 lần hiển thị đầu tiên, hãy seeding tương tác và comment để tăng điểm phù hợp. Đây là mẹo nhỏ để đáp ứng cách tính điểm phù hợp của Facebook mà không bị tính thêm chi phí quảng cáo.

Đối tượng mục tiêu bị trùng lặp gây lãng phí

Đối với 1 mục tiêu, đối tượng, bạn hãy nên chỉ sử dụng 1 content, tránh trùng lặp nội dung. Vì khi trùng lặp nội dung quảng cáo, không khác gì bạn đang tự cạnh tranh với chiến lược trước đó của chính mình. 

Trong trường hợp cần test quảng cáo, bạn có thể áp dụng nhiều content cho cùng 1 mục tiêu, đối tượng để xem content nào sẽ phù hợp nhất với chiến dịch của mình đặt ra.

Bạn cần làm gì khi quảng cáo bị từ chối? 

Cần nắm rõ quy trình xem xét phê duyệt quảng cáo của Facebook
Marketing cần nắm rõ quy trình xem xét phê duyệt quảng cáo của Facebook và các bước xử lý khi quảng cáo bị từ chối

Trước khi tìm hiểu cách khắc phục quảng cáo bị từ chối, bạn phải nắm rõ quy trình xem xét phê duyệt quảng cáo của Facebook.

Quy trình phê duyệt quảng cáo hoạt động như thế nào?

Quá trình phê duyệt được điều hành bởi hệ thống đánh giá tự động hoặc hệ thống phê duyệt thủ công của Facebook. 

Một trong hai hệ thống này sẽ tiến hành kiểm tra quảng cáo theo Chính sách quảng cáo của Facebook và xem xét văn bản, hình ảnh hoặc video, mục tiêu và thậm chí cả trang đích hoặc trang web liên kết trên nội dung quảng cáo bạn gửi.

Nếu quảng cáo của bạn vượt qua quá trình kiểm tra này, quảng cáo sẽ chuyển vào hệ thống phân phối và sau đó được hiển thị cho đối tượng mục tiêu vào ngày bạn lên lịch. Nếu không, bạn sẽ thấy quảng cáo đã bị từ chối.

Thông thường, phê duyệt tự động chỉ mất khoảng 24 giờ còn phê duyệt thủ công tốn nhiều thời gian hơn. Vì vậy, nếu sau 24h, quảng cáo của bạn vẫn chưa được xem xét và trả kết quả, hãy điền vào phiếu gửi yêu cầu xem xét thủ công bằng biểu mẫu của Facebook.

Cần làm gì khi quảng cáo bị từ chối?

Như đã đề cập ở trên, Facebook có những quy định về nội dung, hình ảnh, sản phẩm cho các chiến dịch quảng cáo. Vì vậy, nếu bạn không vượt qua vòng kiểm duyệt, rất có thể quảng cáo của bạn đã vi phạm một hoặc nhiều quy định đó.

Hãy xem lại phần quảng cáo của mình một cách kỹ càng để xem có phải nó bị từ chối vì vi phạm nội dung bị hạn chế hay không. Nếu có, hãy tiến hành chỉnh sửa quảng cáo để tuân thủ quy định.

Cách thứ 2, nếu bạn cảm thấy quảng cáo của mình không vi phạm nội dung bị hạn chế, rất có thể do hệ thống kiểm duyệt tự động của Facebook đã hoạt động không chính xác. Phương pháp giải quyết cho trường hợp này là yêu cầu xét duyệt quảng cáo qua quá trình xem xét thủ công.

Để yêu cầu xem xét thủ công, chỉ cần chọn hộp kiểm bên cạnh quảng cáo và nhấp vào nút 'yêu cầu xem xét'. Yêu cầu sẽ được gửi cho Facebook và sau đó trải qua quá trình xem xét thủ công.

KẾT LUẬN

Đặc thù ngành dược phẩm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. Do đó, các bài đăng, nội dung quảng cáo dược trên nền tảng mạng xã hội Facebook đều được kiểm soát nghiêm ngặt. Marketing phải nắm rõ các nhóm từ ngữ vi phạm, các sản phẩm bị cấm và những lưu ý chạy quảng cáo dược facebook mà PharMarketing đã chỉ ra trên để xây dựng và triển khai các nội dung quảng cáo cho các chiến dịch marketing facebook hiệu quả, phù hợp hơn. 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn