Social network là gì? 5 bước tạo nền tảng mạng xã hội thành công
Social network hay mạng xã hội là một khái niệm không còn xa lạ đối với mọi người. Đây là một công cụ kết nối, tương tác, mua sắm, giải trí… không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mạng xã hội được dự đoán sẽ ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai. Để có thể chủ động nắm bắt những sự thay đổi đó, bạn cần phải hiểu rõ social network là gì? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu về mạng xã hội qua bài viết dưới đây nhé!
Social network là gì
Social Network (mạng xã hội) là nền tảng cho phép những người có cùng sở thích chia sẻ suy nghĩ, trạng thái cảm xúc, hình ảnh, video… của mình trên môi trường trực tuyến. Các mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay là: Facebook, TikTok, Instagram, Youtube và Twitter.
Mạng xã hội giúp người dùng có thể liên lạc, trò chuyện, cập nhật kiến thức, thể hiện quan điểm của bản thân, giải trí… Ngoài ra, mạng xã hội còn cung cấp cơ hội tiếp thị hoặc kinh doanh vô cùng tiềm năng.
Vì sao mọi người lại hay sử dụng social network
Theo báo cáo Digital toàn cầu của We are Social & Hootsuite tính đến tháng 1/2022 có 4,62 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới, chiếm khoảng 58,4% tổng dân số thế giới. Dựa vào kết quả này, chúng ta có thể thấy số lượng người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới rất lớn. Vậy, tại sao mọi người lại thích sử dụng mạng xã hội nhiều như vậy? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu ưu điểm mà social network đem lại:
- Dễ sử dụng và cho phép truy cập miễn phí.
- Khả năng kết nối rộng lớn, không giới hạn vị trí địa lý. Chỉ cần có kết nối internet, bạn có thể liên lạc và tương tác với những người dùng khác mọi lúc, mọi nơi.
- Tự do đăng tải trạng thái, hình ảnh hoặc video lên trang cá nhân. Hoặc tham gia vào các diễn đàn, cộng đồng để thảo luận và học hỏi.
- Nhờ vào mạng lưới internet mà người dùng có thể nắm bắt thông tin về các vấn đề đang hot một cách nhanh chóng.
- Đặc biệt, mạng xã hội là một kênh tiếp thị cực kỳ hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Bạn có thể tiếp cận đến một phạm vi người dùng khổng lồ để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của mình một cách nhanh chóng.
Tính năng của social network
Những tính năng cơ bản của social network có thể kể đến là:
- Chủ động đăng tải các nội dung: text, hình ảnh, video, gif…
- Cho phép người dùng thể hiện cảm xúc, bình luận, chia sẻ với những bài đăng của bạn bè hoặc nội dung mà họ quan tâm.
- Tính năng gửi tin nhắn thoại, chat, gọi điện trực tuyến 1:1 hoặc gọi nhóm.
- Hỗ trợ tìm kiếm theo từ khóa một cách tương đối chính xác.
- Tạo các nhóm theo từng mục đích cụ thể một cách riêng tư hoặc công khai.
- Có thể điều hướng người dùng truy cập website, nền tảng khác bằng cách gắn link đường dẫn.
Các kênh social network phổ biến hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều mạng xã hội khác nhau với những tính năng vượt trội được nhiều người sử dụng. Trong bài viết này PharMarketing sẽ chia sẻ 5 social network có số lượng người dùng đông đảo nhất trên thế giới.
Facebook là social network lớn nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với khoảng 3 tỷ người dùng hàng tháng. Với Facebook, người dùng có thể: tạo tài khoản, nhắn tin hoặc gọi điện với bạn bè, chia sẻ cảm xúc, kinh doanh online…
Đây là một nền tảng tối ưu để người dùng có thể kết nối, tương tác, giải trí. Đồng thời, Facebook cũng là nền tảng tiềm năng, cho phép các doanh nghiệp thực hiện quảng cáo để tiếp cận khách hàng và đạt được doanh thu.
Youtube
Youtube hiện là kênh social network phổ biến thứ hai trên thế giới, với lượng người dùng hàng tháng là 2,5 tỷ. Youtube cho phép người dùng sáng tạo nội dung dưới dạng video với thời lượng dài và có thể tạo ra thu nhập nếu video có nhiều lượt xem.
Đối với các doanh nghiệp thì việc xây dựng một kênh Youtube riêng cho thương hiệu của mình, kết hợp phát triển SEO và chạy quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận người dùng.
TikTok
Là mạng xã hội “trẻ” nhất trong danh sách nhưng TikTok đang dần trở thành kênh social network hoạt động hiệu quả nhất. Với nền tảng là mạng xã hội video âm nhạc, cho phép người dùng đăng tải các video ngắn với hiệu ứng bắt mắt và âm thanh sống động, TikTok đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng và thu hút hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng chỉ trong một thời gian ngắn.
Bên cạnh mục đích cung cấp nội dung giải trí cho người dùng cá nhân thì TikTok cũng là một kênh tiếp thị hiệu quả mà các doanh nghiệp không nên bỏ lỡ.
Đây là một ứng dụng cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh miễn phí với khoảng 1,4 tỷ người dùng hàng tháng. Hình ảnh được đăng tải trên Instagram sẽ có định dạng tiêu chuẩn 4:3, cùng một kho tàng bộ lọc màu có sẵn, giúp cho hình ảnh đẹp và có cảm xúc hơn.
Instagram sẽ phù hợp với các doanh nghiệp hướng đến khách hàng mục tiêu trẻ dưới 30 tuổi và thuộc lĩnh vực: thời trang, nhiếp ảnh, phong cách sống, e-commerce (thương mại điện tử)…
Twitter là nền tảng social network cung cấp thông tin: tin tức, xã hội, giải trí... và cho phép người dùng đăng tải các tin văn bản ngắn tối đa 280 từ hay còn được gọi là tweet. Điểm khác biệt của Twitter so với các kênh mạng xã hội khác đó là nhấn mạnh thông tin ở thời gian thực.
Với nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến, Twitter cũng được sử dụng như một kênh dịch vụ khách hàng hiệu quả khi cho phép người dùng quảng bá thương hiệu của mình.
Cách tạo nền tảng social network
Để có thể xây dựng nền tảng social network, bạn có thể tham khảo 5 bước dưới đây:
Bước 1: Xác định mục đích cộng đồng mà bạn muốn hướng tới
Bước đầu tiên khi bạn muốn xây dựng một nền tảng social network được nhiều người sử dụng thì bạn cần phải xác định mạng xã hội được lập ra với mục đích gì. Để làm được điều này thì bạn cần nghiên cứu insight của cộng đồng, tìm ra những sở thích và cả những điều họ không thích. Qua quá trình nghiên cứu này, bạn sẽ có được những dữ liệu quý báu để xây dựng mạng xã hội đúng nhu cầu, thu hút sự chú ý của cộng đồng và hạn chế tình trạng tốn kém chi phí.
Bước 2: Xác định tính năng và chức năng của cộng đồng
Xác định các tính năng và chức năng của social network một cách cụ thể sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn có thể tạo ra một mạng xã hội chất lượng. Do đó, bạn cần liệt kê từng tính năng tương ứng với mong muốn của người dùng. Sau đó, chia nhỏ thành chức năng thành các danh mục: cài đặt, đăng tải, xóa, quảng cáo…
Bước 3: Lựa chọn công nghệ phù hợp
Các công nghệ liên quan đến social network có thể kể đến là: Phát triển website, xây dựng hệ thống CRM, hỗ trợ bán hàng, kinh doanh, xây dựng thương hiệu... Do vậy, để lựa chọn công nghệ phù hợp, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ thì mới có thể tìm ra phương án tốt nhất. Đây cũng là một bước khá khó, vì vậy nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn có thể thuê chuyên gia để nhờ họ tư vấn công nghệ phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu công nghệ của các mạng xã hội đang được nhiều người sử dụng để tham khảo.
Bước 4: Thiết lập cấu trúc nền tảng
Một mạng xã hội muốn hoạt động tốt cần phải tuân theo những cấu trúc nền tảng cơ bản như: dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, tính bảo mật thông tin và khả năng mở rộng trong tương lai. Một khi đã thiết lập đầy đủ 3 cấu trúc này một cách rõ ràng thì mạng xã hội của bạn khả năng cao sẽ thành công khi vận hành.
Bước 5: Xây dựng tính năng cập nhật trạng thái
Người dùng khi sử dụng mạng xã hội thì hầu hết họ đều mong muốn được chủ động thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đó, bạn cần phải thiết lập tính năng cập nhật trạng thái cho người dùng. Hãy lưu ý rằng tính năng cập nhật trạng thái cần được xây dựng thân thiện với người dùng.
So sánh Social Marketing với Social Media và Social Network
Để có thể so sánh Social Marketing với Social Media và Social Network bạn cần phải hiểu rõ bản chất của 3 khái niệm này.
- Social marketing (tiếp thị xã hội): Là kênh tiếp thị xã hội được thực hiện nhằm mục đích tạo ra các tương tác xã hội và thay đổi hành vi xã hội của một nhóm đối tượng cụ thể để mang lại lợi ích tốt đẹp cho xã hội.
- Social media (truyền thông xã hội): Là hình thức quảng cáo thông qua việc tạo và chia sẻ nội dung trên các mạng xã hội để gia tăng độ nhận diện thương hiệu. Nhờ có sự hỗ trợ của mạng xã hội mà việc truyền thông xã hội trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Social network (mạng xã hội): Là nền tảng hay công cụ cho phép kết nối người dùng trong cùng một cộng đồng với nhau.
Ví dụ: Facebook với khả năng chính là kết nối và tương tác với bạn bè, đăng tải cảm xúc của bản thân… được coi là social network. Còn khi các doanh nghiệp đăng tải các video quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của mình trên Facebook thì đó là tiếp thị social media.
Như vậy có thể thấy social network và social media thuộc hình thức marketing online, còn social marketing là một loại hình của hình thức marketing offline.
Kết luận
Trên đây là tất cả những kiến thức về social network mà PharMarketing muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng bài viết này hữu ích cho công việc của bạn. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn