backtop

8 lý do phổ biến nhất khiến Social Media thất bại

Social Media thất bại do đâu là điều khiến không ít nhà lãnh đạo phải trăn trở, nhức nhối. Bài viết dưới đây của PharMarketing sẽ chỉ ra 8 nguyên nhân khiến chiến dịch social media thất bại từ đó tìm ra giải pháp khắc phục cho doanh nghiệp.

Không có mục tiêu rõ ràng cụ thể

Mục tiêu của chiến dịch là gì, nhắm đến ai và thực hiện như thế nào là vấn đề đầu tiên cần phải xác định. Nếu không hiểu rõ mục tiêu cần đạt sẽ dễ dàng gặp thất bại trong bất cứ vấn đề gì. Đối với chiến dịch social media cũng vậy, doanh nghiệp cần xác định được cái đích muốn đến. Và rõ ràng, mục tiêu là yếu tố quan trọng, then chốt nhất quyết định thành công của một chiến dịch.

Do vậy, nếu mọi người không có mục tiêu rõ ràng, cụ thể thì nắm chắc thất bại trong tay. Không chỉ vậy, khi đề ra chiến dịch và đặt mục tiêu cho nó, doanh nghiệp cũng cần truyền thông thông điệp này rõ ràng và mạnh mẽ nhất. 

Mọi người cần xác định tăng doanh số hoặc phủ thương hiệu sẽ là mục tiêu hàng đầu cần hướng đến và là cái mốc để đánh giá chiến dịch có thành công hay không. Tuy nhiên trên thực tế lại có không ít doanh nghiệp không hiểu rõ đích đến của mình là gì, cần đạt bao nhiêu đơn hàng, doanh thu cần có là bao nhiêu. Điều này dẫn đến những bước đi sai lầm, cách tiếp cận khách hàng không đúng và khiến chiến dịch thất bại toàn tập.

Xác định sai KPI

KPI cũng là một yếu tố quan trọng không kém đối với việc Social Media thất bại. Nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa thực sự có một mục tiêu rõ ràng và lộ trình thực hiện chi tiết.

Xác định sai KPI
Luôn có KPI rõ ràng

Để khắc phục điều này, mọi người cần hiểu rõ mình muốn gì rồi đưa ra con số KPI phù hợp với thực tế, tránh đưa ra mục tiêu quá cao hoặc quá thấp, không mang lại hiệu quả như ý. Ví dụ như mục tiêu phủ thương hiệu thì nên đặt kpi về lượt tiếp cận, tương tác chứ không phải là đơn hàng thu về.

Mục tiêu số lần hiển thị trên các nền tảng mạng xã hội không phù hợp với thực tế khiến chiến dịch bị đánh giá là thất bại. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung thì con số này lại tăng rất nhiều so với ước tính ban đầu và đạt hiệu quả khả quan. Như vậy, doanh nghiệp cần xác định đúng KPI căn cứ trên các số liệu thực tế hơn là mơ mộng về con số quá xa vời.

Không thực hiện nghiên cứu thị trường

Một lý do khiến không ít doanh nghiệp làm Social Media thất bại nữa đó là bỏ qua việc nghiên cứu thị trường. Mọi người thường đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu, thương hiệu, quảng cáo… nhưng bỏ qua yếu tố quan trọng không kém đó là tìm hiểu xem thị trường và khách hàng đang nghĩ gì, cần gì.

Không thực hiện nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường để hiểu rõ khách hàng và đối thủ

Do quá vội vàng hoặc nghĩ rằng yếu tố này không quan trọng, doanh nghiệp bỏ qua hoàn toàn việc phân tích thị trường, tính cách của nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng và thậm chí là cả đối thủ. 

Người xưa có câu ‘“Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”, khi hiểu rõ bản thân và đối thủ, doanh nghiệp sẽ biết cần phải làm gì đồng thời đưa ra định hướng cho chiến dịch đúng đắn nhất.

Mỗi chiến dịch marketing không nhất thiết phải nhắm đến số đông nhưng nó cần có khả năng thực thi và đạt kết quả nhất định.

Chọn sai kênh phát triển

Giữa vô vàn các kênh quảng cáo, truyền thông thì việc lựa chọn kênh nào phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Bởi chỉ cần chọn sai nền tảng, rất có thể kế hoạch sẽ đổ bể và mọi người không thu lại bất cứ điều gì cũng như lãng phí ngân sách doanh nghiệp. Có rất nhiều kênh social media nổi bật cho doanh nghiệp lựa chọn nhưu facebook, tiktok, youtube….

Đa phần doanh nghiệp hiện nay đều chỉ chọn kênh quảng cáo đang nổi bật trên thị trường hoặc dùng cảm tính để đánh giá. Điều này vô cùng sai lầm bởi nó sẽ không đủ khách quan và giúp mọi người đạt được mục tiêu như mong muốn.

Điều cần làm là hãy lựa chọn dựa trên nghiên cứu, phân tích các chỉ số và nền tảng phù hợp với chiến dịch của mọi người. Hãy nhắm đến nền tảng đang được khách hàng mục tiêu của mọi người quan tâm nhất, hoạt động sôi nổi nhất thì thương hiệu sẽ có sức lan tỏa nhanh hơn.

Chưa biết cách quản lý cộng đồng

Sau khi triển khai chiến dịch, lý do mà khiến Social Media thất bại thất bại nhiều nhất phải kể đến do doanh nghiệp chưa biết cách quản lý cộng đồng. Chỉ cần một bước phản hồi chậm, thiếu tính đồng nhất hoặc chính xác cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả chiến dịch.

Theo nhiều nghiên cứu, thời gian chờ nhận phản hồi của khách tối đa là 30 phút, nếu doanh nghiệp kéo dài nó quá lâu dễ khiến khách hàng bỏ đi hoặc không quan tâm đến sản phẩm nữa.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng trả lời tin nhắn tự động nhưng nội dung trả lời lại quá máy móc, không đánh đúng vào thắc mắc của khách hàng cũng khiến chiến dịch thất bại nặng nề.

Chưa biết cách quản lý cộng đồng
Quản lý cộng đồng tốt là mảnh ghép của chiến dịch thành công

Điều người dùng cần đó là được nhãn hàng quan tâm, giải đáp những vấn đề họ đang gặp phải một cách ngắn gọn và chính xác. Nếu doanh nghiệp làm tốt hơn, có thể cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng. Nó sẽ giúp rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng đồng thời gia tăng niềm tin, sự yêu thích đối với sản phẩm. Hãy điều chỉnh câu trả lời, nội dung trò chuyện để tạo cảm giác thân thiết và hữu ích đối với khách hàng.

Thực hiện quá nhiều vào Buzz marketing

Có một thực tế là ngay cả khi chiến dịch của mọi người được lan tỏa trên mạng xã hội nhiều cũng chưa chắc nó đã thành công. Nhiều chiến dịch Social Media thất bại thất bại là vì dù khách hàng yêu thích nhưng họ hoàn toàn không nhớ gì về thông điệp, lời kêu gọi của nhãn hàng. Họ có thể thích bài viết, hình ảnh, video nhưng lại hoàn toàn không có ấn tượng về chiến dịch doanh nghiệp đang truyền tải.

Do đó, mọi người không nên chỉ tập trung vào lượt người tiếp cận hay tương tác, hãy chú trọng vào mục tiêu chiến dịch. Hãy làm cho tất cả khách hàng đều thấy và thảo luận về sản phẩm chứ đừng đẩy mạnh quá nhiều vào buzz marketing.

Giá trị sản phẩm không được chú trọng

Một nguyên nhân nữa khiến doanh nghiệp gặp thất bại khi thực hiện chiến dịch social media đó là không chú trọng đến giá trị của sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp suy nghĩ rằng chỉ cần chạy thật nhiều bài quảng cáo, phủ rộng khắp thị trường là mình đã thành công nhưng sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Hãy thử suy nghĩ nếu mọi người đang chạy quảng cáo cho sản phẩm, nhận được nhiều lượt tiếp cận. Thay vì đưa thêm thông tin hoặc kích thích khách hàng mua sản phẩm, mọi người lại chạy thêm quảng cáo cho một sản phẩm khác.

Hậu quả là, đa phần khách hàng sẽ hết hứng thú với sản phẩm của bạn và càng không quan tâm đến mặt hàng mới đó. Khi quá tham lam về số lượng, chất lượng rất khó có thể đảm bảo và không đạt được hiệu quả như ý muốn.

Nội dung không mang lại nhiều giá trị cho người dùng

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn sản phẩm của mình thu hút người dùng nhưng lại không biết làm thế nào để khiến họ quan tâm. Câu trả lời đó là hãy mang đến cho họ những thông tin hữu ích, những điều khách hàng thực sự cần. Khi làm được điều này là mọi người đã giảm đến một nửa phần trăm khiến Social Media thất bại.

Nội dung không mang lại nhiều giá trị cho người dùng
Mang lại giá trị cho khách hàng

Và để mang lại những giá trị cho khách hàng, điều mà khách hàng cần thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu về nhóm đối tượng này. Họ là ai, họ làm gì, họ ở đâu, tính cách của họ ra sao, họ sợ hãi điều gì, họ quan tâm cái gì….

Khi trả lời được tất cả những câu hỏi trên, doanh nghiệp sẽ tìm ra điều khách hàng thực sự cần và đưa ra chiến dịch phù hợp nhất.

Kết luận

Như vậy, bài viết của PharMarketing đã chia sẻ những lý do khiến Social Media thất bại thất bại. Hy vọng với những kinh nghiệm quý báu này sẽ giúp chiến dịch của doanh nghiệp thành công như mong muốn.

Xem thêm: Xu hướng social media lên ngôi trong năm 2023

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn