backtop

Social Commerce là gì? 5 bước triển khai Social Commerce hiệu quả

Social Commerce là thuật ngữ mới và phổ biến hiện nay. Social Commerce - bán hàng qua mạng xã hội đang là cơ hội kinh doanh phát triển rộng mở, thu hút rất nhiều đối tượng đặc biệt là các bạn trẻ tham gia vào thị trường này. Bài viết dưới đây PharMarketing sẽ cùng bạn tìm hiểu Social Commerce là gì? và 5 bước triển khai Social Commerce hiệu quả, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Social Commerce là gì?

Social Commerce là hoạt động bán hàng thông qua các kênh mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Zalo,... . Thông qua các kênh mạng xã hội này, người bán sẽ quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của mình đến với khách hàng. Social Commerce chính là hình thức kết hợp giữa Social Media là các kênh mạng xã hội với E-commerce. Trong thời buổi công nghệ 4.0 thúc đẩy ngành thương mại điện tử phát triển như hiện nay, Social Commerce có thể nói là hình thức đột phá cho các chiến lược PerformanceMarrketing. 

Social Commerce là hoạt động bán hàng thông qua các kênh mạng xã hội
Social Commerce là hoạt động bán hàng thông qua các kênh mạng xã hội

Lợi ích của Social Commerce đối với doanh nghiệp

Social Commerce là sự kết hợp hoàn hảo từ những lợi thế của các kênh bán lẻ truyền thống và E- commerce (thương mại điện tử). Chính vì vậy mà hình thức này thu hút được sự quan tâm và tham gia lớn từ nhiều doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi ứng dụng Social Commerce trong kinh doanh.

Dễ dàng tiếp cận khách hàng 

Hiện nay, các trang mạng xã hội thu hút số lượng lớn người dùng tham gia với mục đích cập nhật tin tức, kết nối và giao lưu với mọi người. Từ đó, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận, quảng bá sản phẩm/ dịch vụ và thúc đẩy khách hàng trong quá trình mua sắm.

Tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử

Khi bạn có đủ hiểu biết về Social Commerce thì các giải pháp thương mại điện tử như phát triển web, Logistics, SEO, CRM, quản lý cửa hàng,... sẽ giúp bạn phát triển mảng tiếp thị kỹ thuật số cho doanh nghiệp. Đặc biệt, quá trình quản lý thương mại đối với các công ty quốc tế cũng sẽ được tối ưu quy trình, thời gian, chi phí và nguồn nhân lực.

Gia tăng trải nghiệm cho khách hàng

Khách hàng thường sẽ không có thiện cảm tốt với quá trình mua hàng phức tạp và nhiều thao tác phải thực hiện. Từ đó, quá trình mua sắm của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng và khách hàng có thể từ bỏ mua sắm bất cứ lúc nào. Doanh nghiệp cần tối ưu và đem đến trải nghiệm mua sắm liền mạch, đơn giản và kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Social Commerce là giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện được điều này để gia tăng trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Gia tăng trải nghiệm cho khách hàng kích thích khách hàng mua sắm
Gia tăng trải nghiệm cho khách hàng kích thích khách hàng mua sắm

Những nền tảng phù hợp Social Commerce

Hiện nay, các nền tảng phù hợp để triển khai Social Commerce gồm có: Facebook, Tiktok, Instagram và Youtube. 

Facebook

Facebook là một trong những nền tảng có số lượng lớn người dùng sử dụng. Doanh nghiệp có thể sử dụng nền tảng này để triển khai Social Commerce thông qua community hoặc Livestream. Livestream là hình thức bán hàng với khả năng chốt đơn nhanh và hiệu quả. Người bán và người mua có thể giao tiếp và tương tác trực tiếp với nhau bằng cách comment trực tiếp mọi thắc mắc và người bán sẽ ngay lập tức giải đáp thắc mắc đó. Community cũng đang là xu hướng để các doanh nghiệp bán hàng. Vì khi tham gia vào một community có nghĩa là họ đang quan tâm đến mảng nội dung đó. Lúc này, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được khách hàng tiềm năng của mình. 

Ngoài ra, bạn cũng có xây dựng thương hiệu cá nhân và bán các sản phẩm của mình. Chẳng hạn như bạn xây dựng mình là chuyên gia về marketing, bạn có thể bán ebook ngay trên trang Facebook cá nhân của mình. 

Tiktok

Tiktok đang là kênh mạng xã hội được mọi người ưa chuộng bởi các tính năng mới mẻ. Nếu sản phẩm/ dịch vụ của bạn hướng đến các đối tượng khách hàng gen Z, hãy nhanh chóng tận dụng nền tảng này để tiếp cận khách hàng của mình. Tiktok là nền tảng được ưa chuộng bởi nội dung là các video ngắn dễ dàng reach được lượng lớn người dùng. Tìm hiểu và xây dựng kênh Tiktok cho thương hiệu là cách xây dựng, quảng bá sản phẩm/ dịch vụ và thương hiệu hiệu quả cho các doanh nghiệp hiện nay. 

Tiktok một trong những nền tảng phù hợp Social Commerce
Tiktok một trong những nền tảng phù hợp Social Commerce

Instagram

Instagram là nền tảng chú trọng về hình ảnh, do đó hãy chú trọng vào cách sắp xếp hình ảnh, tạo concept nhất quán khi xây dựng Instagram cho thương hiệu của mình. Ngoài ra, các tính năng như stories/ reels cũng hỗ trợ các định dạng nội dung video hấp dẫn hơn để thu hút người xem. 

Youtube

Khác với các nền tảng khác, Youtube là nền tảng thu hút được người xem kênh trung thành. Người xem nếu nhận thấy video có nội dung hấp dẫn chắc chắn họ sẽ theo dõi hết video, thậm chí họ còn sẽ click vào kênh xem profile cũng như các video khác. Những đặc điểm của nền tảng Youtube này cho phép doanh nghiệp có thể bán các mặt hàng có giá trị cao. 

Các bước triển khai Social Commerce mang hiệu quả cao hiện nay

Để áp dụng Social Commerce vào mô hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp minh, bạn cần làm theo 4 bước dưới đây để mang lại hiệu quả cao nhất.

Bước 1: Lựa chọn nền tảng mạng xã hội tham gia 

Hãy lựa chọn nền tảng mạng xã hội phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi một nền tảng mạng xã hội các những đặc điểm và ưu điểm riêng, việc của bạn là xem xét và đánh giá xem nền tảng nào sẽ là chính cần tập trung phát triển trong giai đoạn đầu và đâu sẽ là nền tảng được phát triển mở rộng sau đó. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bạn có đủ nguồn lực về tài chính và nhân sự có thể xây dựng cùng lúc nhiều nền tảng. 

Bước 2: Tạo tài khoản trên các trang mạng xã hội

Sau khi lựa chọn được nền tảng mạng xã hội tham gia, bước tiếp theo là tạo tài khoản. Tùy vào từng nền tảng sẽ có các bước tạo tài khoản khác nhau. Hãy tạo dựng một trang mạng xã hội cho doanh nghiệp với đầy đủ thông tin về sản phẩm/ dịch vụ, kiến thức bổ ích,... để đạt được sự tin tưởng với người tiêu dùng. 

Bước 3: Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Hiểu được khách hàng của mình là ai, họ có nhu cầu, mong muốn gì từ sản phẩm/ dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng các hoạt động tiếp thị tiếp cận, thu hút khách hàng hiệu quả. Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xây dựng chân dung khách hàng, phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất đó là sử dụng mô hình 5W1H. Doanh nghiệp càng tìm được nhiều thông tin ở mỗi W-H thì càng có được một bức tranh hoàn chỉnh về khách hàng của mình. 

Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu để dễ dàng tiếp cận, thu hút họ mua sắm
Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu để dễ dàng tiếp cận, thu hút họ mua sắm

Bước 4: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp

Từ chân dung khách hàng, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng bản kế hoạch kinh doanh phù hợp. Kế hoạch kinh doanh là kim chỉ nam điều hướng doanh nghiệp hoạt động theo đúng hướng để đạt được mục tiêu mong muốn. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng bản kế hoạch kinh doanh thật chi tiết và cụ thể. 

Bước 5: Ứng dụng công nghệ

Công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kinh doanh giúp cải tiến các quy trình, văn hóa và trải nghiệm khách hàng để theo kịp sự thay đổi thói quen, hành vi của người tiêu dùng. Ứng dụng công nghệ số Social Commerce giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu hiệu quả các chiến dịch Marketing, tăng doanh số bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội,...

KẾT LUẬN

Trên đây là bài viết Social Commerce là gì và các bước triển khai Social Commerce mang hiệu quả cao hiện nay. Hy vọng thông qua các bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về Social Commerce cũng như áp dụng hiệu quả hình thức này vào hoạt động kinh doanh hiện tại của mình. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Social listening là gì? Top 7 công cụ social listening ưu việt dành cho doanh nghiệp

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn