backtop

Mobile commerce là gì? Tiềm năng phát triển của mobile commerce hiện nay

Theo báo cáo Digital 2022: Số lượng người dùng điện thoại thông minh trên thế giới ước tính đạt 6,6 tỷ người. Tại Việt Nam, có khoảng 156 triệu kết nối điện thoại di động vào đầu năm 2022 - theo dữ liệu của GSMA Intelligence. Với số lượng người dùng điện thoại di động ngày càng tăng cao như vậy đã mở ra tiềm năng phát triển rất lớn cho hình thức tiếp thị thương mại di động (Mobile commerce). Vậy Mobile commerce là gì? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Mobile commerce là gì

Mobile commerce - thương mại di động là một mô hình kinh doanh thương mại cho phép các doanh nghiệp, cá nhân tiếp thị sản phẩm/dịch vụ trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua điện thoại di động, máy tính bảng…

Mobile commerce đang trở thành công cụ tiếp thị không thể thiếu
Mobile commerce đang trở thành công cụ tiếp thị không thể thiếu

Mobile commerce mang đến hiệu quả vượt trội nhờ khả năng cung cấp thông tin đến đúng người và đúng thời điểm. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thương mại di động đang ngày càng phát triển và trở thành công cụ tiếp thị không thể thiếu của các doanh nghiệp nhờ vào những tiện ích như: dễ dàng mang theo, khả năng kết nối và tích hợp...

Ưu điểm và nhược điểm của mobile commerce

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm về mobile commerce, bạn cần phải nắm rõ ưu điểm và nhược điểm của nó để có thể ứng dụng thành công.

Ưu điểm và nhược điểm của mobile commerce là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của mobile commerce là gì?

Ưu điểm của Mobile commerce

  • Khả năng tiếp cận đến nhiều người dùng và không giới hạn phạm vi truy cập.
  • Mang lại sự thuận tiện và cung cấp các trải nghiệm khách hàng nhanh chóng. Với Mobile commerce khách hàng có thể tìm kiếm, đặt hàng và thanh toán chỉ bằng một cú nhấp chuột.
  • Ngoài ra, khách hàng cũng có thể chat hay gọi điện trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng.
  • Cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ người dùng như: tương tác thực tế ảo, xem sản phẩm 360 độ, chatbots, đề xuất sản phẩm, theo dõi đơn hàng… 
  • Tương tác với khách hàng hiệu quả hơn thông qua việc gửi Notification, SMS…
  • Cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng và đảm bảo giao dịch thanh toán an toàn và dễ dàng. 

Nhược điểm của Mobile commerce

  • Nếu ứng dụng hoặc trang web của bạn không tối ưu với thiết bị di động thì có thể gây ra một số lỗi: thời gian tải chậm, trải nghiệm đặt hàng và thanh toán gặp trục trặc… 
  • Tính năng bảo mật và quyền riêng tư là những băn khoăn hàng đầu của khách hàng. Do đó, nếu bạn không đảm bảo cung cấp các tính năng này an toàn thì khách hàng sẽ không tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn.
  • Việc tuân thủ pháp luật, quy định của các khu vực khác nhau có thể sẽ tạo ra một số khó khăn trong quá trình tiếp thị hoặc giao dịch mua - bán. 
  • Sự khác nhau giữa mobile commerce và e-commerce
  • E-commerce là mô hình giao dịch, mua bán sản phẩm/dịch vụ thông qua nền tảng Internet hay còn được gọi là thương mại điện tử.

Xem thêm: Social media marketing là gì

Sự khác nhau giữa e-commerce và mobile commerce 

Mặc dù điểm chung giữa E-commerce và Mobile commerce đều là mô hình kinh doanh, cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng thông qua nền tảng Internet. Tuy nhiên chúng vẫn có những điểm khác biệt riêng, cụ thể như sau:

Sự khác nhau giữa e-commerce và mobile commerce
Sự khác nhau giữa e-commerce và mobile commerce

 

Mobile commerce:

  • Thiết bị không dây: Điện thoại di động, máy tính bảng
  • Tính năng bảo mật: Phụ thuộc vào bảo mật của trang web và thiết bị di động
  • Khả năng tiếp cận: Không bị giới hạn phạm vi tiếp cận và có thể truy cập ngoại tuyến
  • Có thể định vị khách hàng
  • Phương thức thanh toán: Thanh toán qua thẻ tín dụng, mobile banking
  • Chi phí: Trả chi phí cho việc sử dụng dữ liệu và tạo ứng dụng di động

E-Commerce

  • Thiết bị truy cập: máy tính để bàn, Laptop
  • Tính năng bảo mật: Phụ thuộc vào tính bảo mật của trang web
  • Khả năng tiếp cận: Phải có kết nối internet 
  • Không thể định vị khách hàng
  • Phương thức thanh toán: Thanh toán qua thẻ tín dụng
  • Chi phí: Ít tốn kém hơn mobile commerce

Tiềm năng phát triển của mobile commerce hiện nay

Theo Báo cáo Digital 2022 của We Are Social & Hootsuite, tính đến tháng 2/2022 Việt Nam có khoảng 72,1 triệu người sử dụng Internet (chiếm 72,3% dân số) và số lượng thuê bao di động là 156 triệu thuê bao (chiếm tỷ lệ 158,3% tổng dân số cả nước). Ngoài ra, thời gian truy cập internet qua điện thoại di động chiếm đến 53,2% tương đương 3 tiếng 32 phút.

Dựa vào các số liệu trên, có thể thấy Việt Nam là một đất nước rất tiềm năng để phát triển Mobile commerce. Và trên thực tế, 3 lĩnh vực thương mại di động phát triển nhất tại Việt Nam là: dịch vụ mua sắm trực tuyến, dịch vụ nhắn tin và dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Mobile commerce có nhiều tiềm năng để phát triển
Mobile commerce có nhiều tiềm năng để phát triển

Dịch vụ mua sắm trực tuyến

Đây được xem là một trong những lĩnh vực thương mại di động có tiềm năng và phát triển mạnh mẽ nhất. Ba ứng dụng mua sắm trực tuyến có số lượng người dùng nhiều nhất tại Việt Nam là: Shopee, Lazada và Tiki. 

Shopee đã thành công trong việc chinh phục khách hàng nhờ vào việc tập trung tối ưu giao diện, xây dựng các tính năng, trò chơi thú vị trên ứng dụng để mang lại những trải nghiệm mua sắm tốt nhất.

Cũng giống như Shopee, Lazada và Tiki cũng nắm bắt được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Do đó, 2 nền tảng này cũng tập trung vào việc phát triển ứng dụng mua sắm và cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ: thanh toán bằng mobile banking, chính sách đổi trả hàng, giải đáp thắc mắc...

Bên cạnh đó, các sàn thương mại điện tử này còn tổ chức các chương trình khuyến mãi hàng tháng, khung giờ săn sale… đều nhận được sự quan tâm của tất cả người dùng.

Dịch vụ nhắn tin trực tuyến

Hiện nay việc sử dụng các ứng dụng cho phép nhắn tin trực tuyến là một nhu cầu cơ bản của người dùng mạng xã hội. Chính vì nhu cầu này và số lượng người dùng khổng lồ mà đã tạo động lực để các doanh nghiệp phát triển mobile commerce tích hợp tính năng nhắn tin vào ứng dụng của họ. 

Ứng dụng nhắn tin phổ biến hàng đầu tại Việt Nam là Zalo (74,7 triệu người dùng) và Messenger (67,8 triệu người dùng) - theo số liệu tháng 2/2022 của Bộ TT&TT.

Dịch vụ thanh toán trực tuyến

Dịch vụ thanh toán trực tuyến hỗ trợ người dùng thanh toán mà không cần dùng tiền mặt đang là xu hướng hành đầu trong các giao dịch mua sắm online tại Việt Nam. Một trong những dịch vụ tiêu biểu phải kể đến là ví điện tử. 

Bên cạnh khả năng thanh toán online, ví điện tử còn có nhiều tiện ích kết hợp hỗ trợ người dùng. Các ví điện tử được ưa chuộng tại Việt Nam là: Momo, Zalo Pay, Air Pay, VNPay, Moca… 

Kết luận

Hy vọng qua bài viết này, PharMarketing đã giúp bạn có được câu trả lời cho thắc mắc của mình về Mobile commerce, cũng như tiềm năng phát triển của thương mại di động tại thị trường Việt Nam. Việc hiểu rõ kiến thức này chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc ứng dụng vào công việc của mình. Chúc bạn luôn thành công.

Xem thêm: Social network là gì

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn