Xu hướng tiêu dùng ngành hàng sức khỏe mới nhất 2023
Sau cơn bão Covid 19, ngành hàng chăm sóc sức khỏe đang đứng trước làn sóng chuyển biến mạnh mẽ trong hành vi người tiêu dùng. Dự đoán trong giai đoạn 2022 - 2023, xu hướng tiêu dùng ngành hàng sức khỏe sẽ có những sự thay đổi lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. Vì vậy, việc nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường mới là nhiệm vụ tất yếu đối với mọi nhãn hàng chăm sóc sức khỏe. Cùng PharMarketing phân tích những biến động mới nhất trong xu hướng tiêu dùng giai đoạn 2022 - 2023 nhé!
Vì sao xu hướng tiêu dùng ngành hàng sức khỏe chuyển biến mạnh mẽ trong năm 2023?
Không khó để thấy rằng, Covid 19 chính là một trong những tác nhân chủ yếu tạo nên “cuộc cách mạng” hành vi trong ngành hàng sức khỏe nói riêng và toàn bộ thị trường nói chung. 2 năm đại dịch đã để lại những ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống của người dân từ tình trạng tài chính, sức khỏe,... cho đến thói quen sinh hoạt, tiêu dùng.
Những thiệt hại nặng nề về sức khỏe và con người do Covid 19 đã thúc đẩy nhận thức và nhu cầu về các vấn đề sức khỏe trong cộng đồng phát triển mạnh. Cùng với đó là những nỗ lực phòng chống dịch tương đối tốt của Việt Nam trong suốt hai năm qua đã giúp cho tình hình kinh tế phục hồi nhanh chóng. Nhờ vậy, việc phân bổ cơ cấu chi tiêu của người dân cho ngành hàng chăm sóc sức khỏe đã được gia tăng trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, yêu cầu giãn cách trong đại dịch cũng là một nhân tố gây ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu và phương thức mua sắm của người dân.
Bên cạnh Covid 19, chuyển đổi số cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự biến đổi trong hành vi tiêu dùng của ngành hàng sức khỏe. Môi trường số đã mang lại nền tảng mua sắm, tương tác và trải nghiệm đầy tiện lợi, tối ưu cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Vì vậy, chuyển đổi số được xem là nhiệm vụ tất yếu mà các doanh nghiệp trong ngành hàng sức khỏe cần phải đáp ứng trong thời gian tới.
Những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng ngành hàng sức khỏe năm 2023
Để có được các chiến lược phù hợp với ngành hàng sức khỏe trong bối cảnh thị trường mới, các nhãn hàng cần cập nhật chính xác những xu hướng, nhu cầu tiêu dùng mới nhất trong ngành.
Cùng PharMarketing nắm bắt ngay top 5 điểm nổi bật trong xu hướng tiêu dùng ngành hàng sức khỏe năm 2023 nhé!
Chi tiêu cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe gia tăng
Thống kê từ Niel đã chỉ ra rằng, người tiêu dùng trên thị trường đang có nhu cầu tìm kiếm các nhóm sản phẩm lành mạnh để ngăn ngừa những vấn đề sức khỏe. Đặc biệt, khảo sát tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho thấy: 39% người tiêu dùng mua các sản phẩm có yếu tố lành mạnh trong hai năm qua và con số này tiếp tục tăng trưởng mạnh sau đại dịch. Tại hội thảo “Cần làm gì trước xu hướng tiêu dùng sản phẩm tốt cho sức khỏe hậu đại dịch” do Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức tại TP.HCM, Bà Nguyễn Cao Ngọc Dung - Quản lý cấp cao của Nielsen IQ Việt Nam cho biết, đại dịch covid đã khiến cho xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có yếu tố sức khỏe tăng vượt trội và người tiêu dùng cũng ngày càng ý thức hơn trước những nhân tốc tác động đến sức khỏe.
Một thống kê từ Deloitte cũng đã cho thấy: có tới 58% hộ gia đình Việt Nam đã có sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu thông qua việc tăng mức chi tiêu cho các sản phẩm ngành hàng chăm sóc sức khỏe sau đại dịch.
Như vậy có thể thấy, nhu cầu và chi tiêu cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong giai đoạn 2022 - 2023. Và có lẽ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai dài hạn, khi nhận thức của người dân về vấn đề sức khỏe ngày một gia tăng.
Đặc biệt trong ngành Dược phẩm, Báo cáo Phó thủ tướng, ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết tổng giá trị thuốc ước tính sử dụng bởi người dân Việt Nam vào năm 2021 đạt 6,92 tỷ USD, tương đương 73 USD/người.
Đây được xem là một trong những chuyển biến rõ rệt nhất trong xu hướng tiêu dùng ngành hàng sức khỏe sau đại dịch. Điều này đã mở ra cơ hội phát triển đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp trong ngành, tuy nhiên kéo theo đó là áp lực cạnh tranh không hề nhỏ.
Xem thêm: Những xu hướng bán lẻ dược phẩm mới
Tăng trưởng nhu cầu mua hàng và thanh toán trực tuyến
Theo nghiên cứu từ Facts & Factors, quy mô thị trường Dược phẩm trực tuyến toàn cầu được dự báo sẽ đạt tới mức 210,35 tỷ USD vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng CAGR cực khủng - 17,83%. Sự tăng trưởng đột phá này bắt nguồn từ việc xu hướng tiêu dùng ngành sức khỏe đang dịch chuyển mạnh sang các kênh mua sắm trực tuyến, giảm thiểu các giao dịch trực tiếp.
Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này là do ảnh hưởng giãn cách xã hội từ đại dịch Covid19 đã bước đầu thúc đẩy các hình thức mua hàng online phát triển mạnh mẽ trong ngành hàng sức khỏe. Tuy nhiên, sau covid 19, xu hướng này được dự đoán sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ do sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn mà các hình thức mua sắm trực tuyến mang lại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong ngành.
Do đó, việc phát triển hệ thống phân phối online là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp các doanh nghiệp đáp ứng xu hướng tiêu dùng ngành hàng sức khỏe trong tương lai dài hạn.
Ưa chuộng ứng dụng kỹ thuật số trong chăm sóc sức khỏe
Covid 19 tiếp tục là một động lực quan trọng, thúc đẩy việc ứng dụng kỹ thuật số trong chăm sóc sức khỏe bùng nổ mạnh mẽ. Cùng với đó là làn sóng chuyển đổi số trên toàn cầu đã kích thích nhu cầu sử dụng công nghệ số trở thành một trong những xu hướng tiêu dùng quan trọng trong ngành hàng sức khỏe. Các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sử dụng nền tảng số nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng nhờ vào một số ưu điểm vượt trội như: Nhanh chóng, tiện lợi, vượt qua những giới hạn về không gian, thời gian,...
Theo thống kê từ Younet trên 15,027 lượt thảo luận về giải pháp khám trực tuyến: Có tới 52% là các thảo luận tích cực như: “Tiết kiệm thời gian”, “tiết kiệm chi phí”, “tránh đường xa”, “không phải chờ đợi”, “tránh lây nhiễm chéo”. Và 46.73% ý kiến trung lập bao gồm: “xin ý kiến bác sĩ”, “chia sẻ trên trang cá nhân”, “tag bạn bè và người thân”.
Một số ứng dụng kỹ thuật số đang được ưa chuộng trong ngành hàng chăm sóc sức khỏe như: Sổ sức khỏe điện tử, Tư vấn trực tuyến và tư vấn tự động, đặt lịch khám online,...
Doanh nghiệp cần làm gì để đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới trong ngành hàng sức khỏe
Trước những biến động mạnh trong xu hướng tiêu dùng ngành hàng sức khỏe, doanh nghiệp trong ngành buộc phải có những thay đổi thiết yếu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, đồng thời thích ứng với bối cảnh suy thoái kinh tế.
Trong năm 2023, các nhóm nhiệm vụ chính mà ngành hàng sức khỏe cần tập trung phát triển bao gồm:
- Ứng dụng chuyển đổi số trong quy trình hoạt động nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng trên đa điểm chạm.
- Tăng cường nhận diện và uy tín thương hiệu.
- Tăng cường phát triển hệ thống phân phối online, tham gia vào các sàn thương mại điện tử.
- Đẩy mạnh các nhóm sản phẩm tăng sức đề kháng, phòng bệnh.
Xem thêm: 9 xu hướng marketing Dược trong năm 2023
Trong đó, tính cá nhân hóa của các dịch vụ, hoạt động tiếp thị ngày càng được đề cao hơn trong ngành hàng đặc thù này. Để làm được điều đó, quá trình nghiên cứu thị trường, nắm bắt hành vi mua hàng, tối ưu dữ liệu với chiến lược data driven,... cần được nhãn hàng dược phẩm chú trọng hơn nữa.
KẾT LUẬN
Có thể thấy xu hướng tiêu dùng ngành hàng sức khỏe đang có sự chuyển đổi mạnh trong giai đoạn 2023. Những xu hướng trên được dự đoán sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới, đòi hỏi sự đáp ứng nhanh chóng, kịp thời từ phía các doanh nghiệp trong ngành. Hi vọng rằng với những kiến thức từ PharMarketing sẽ giúp bạn nắm bắt trọn vẹn những tin tức mới nhất trên thị trường chăm sóc sức khỏe!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn