Những xu hướng bán lẻ dược phẩm mới 2023
Theo dự đoán của IBM, doanh số tiêu thụ của thị trường bán lẻ dược phẩm nước ra sẽ tăng từ 7.7 tỷ USD giai đoạn 2021 lên 16.1 tỷ USD vào năm 2026. Với tốc độ trưởng kép lên đến 11%, nhu cầu dược phẩm tăng mạnh, các thương hiệu đều đang tìm kiếm những xu hướng bán lẻ dược phẩm mới để tạo ra sự khác biệt. Mời bạn đọc cùng PharMarketing tham khảo qua top 5 xu hướng nổi bật nhất hiện nay.
Xu hướng sử dụng thuốc generic
Thuốc generic có giá thành thấp hơn so với thuốc gốc vì nó được phát triển sau khi bằng sáng chế thuốc gốc không còn hiệu lực. Mặt khác, khi các thương hiệu phát minh ra dòng thuốc mới sẽ tốn nhiều chi phí nghiên cứu, thử nghiệm,... cho đến các chi phí marketing để tăng độ nhận diện cho người dùng. Điều này đồng nghĩa các doanh nghiệp thuốc generic sẽ tiết kiệm được chi phí trên vì khách hàng đã biết về họ. Với mức giá phải chăng, hợp lý đã giúp thuốc generic được đón nhận rộng rãi, hứa hẹn tạo nên một xu hướng bán lẻ dược phẩm mới trong thời gian tới. Các loại thuốc gốc có nhãn Efferalgan hay thuốc generic mang tên nhãn Panadol đều có tên gọi chung là generic, thể hiện hoạt chất làm thành phần chính của sản phẩm là paracetamol.
Ngừa bệnh hơn chữa bệnh
Sự bùng nổ của dịch sởi và Ebola năm 2014 cùng đại dịch Covid-19 đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của các loại thuốc phòng ngừa bệnh như vacxin, TPCN trong ngành công nghiệp dược phẩm. Đặc biệt, ngày nay, người tiêu dùng dành nhiều sự quan tâm hơn đến các vấn đề sức khỏe khi bổ sung thêm hoạt chất, sản phẩm tốt cho cơ thể.
Không chỉ riêng về các đại dịch, những căn bệnh nguy hiểm, ác tính như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, v.v có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào cũng khiến cộng đồng và doanh nghiệp chú trọng đầu tư, sản xuất thuốc phòng bệnh. Các thương hiệu thuốc lớn cũng khẳng định tham gia phân bổ nguồn lực vốn cho bộ phận này. Các chuyên gia dự đoán phân khúc này sẽ trở thành một trong những xu hướng bán lẻ dược phẩm mới.
Các ứng dụng công nghệ phủ sóng mạnh mẽ
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số hóa toàn cầu đã tạo ra nhiều xu tiêu dùng của khách hàng trong ngành dược phẩm. Theo báo cáo của Bizfly, có 90% người tiêu dùng tìm hiểu thông tin sản phẩm trên các nền tảng trực tuyến trước khi chọn mua. Trong đó, 85% người dùng cho biết các đánh giá, nhận xét từ Website, Fanpage có tác động rất lớn đến quyết định chốt đơn.
Các doanh nghiệp dược phẩm, y tế ngày nay thiếu lợi thế cạnh tranh nếu không áp dụng CNTT để tối ưu chi phí sản xuất, chăm sóc khách hàng và truyền thông thương hiệu. Theo nghiên cứu của MRFR, quy mô thị trường tư vấn tự động thông qua Chatbot của ngành dược phẩm, sức khỏe sẽ đạt ngưỡng 543.65 triệu USD vào 2026 với tốc độ CAGR là 19.5%. Việc các phần mềm, ứng dụng CNTT tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp như một xu thế tất yếu để giúp ngành bán lẻ dược phẩm trong tương lai phát triển bùng nổ hơn nữa.
Tích hợp thương mại điện tử
Theo báo của của Statista, tỷ trọng bình quân thương mại điện tử xuyên biên giới tại Đông Nam Á năm 2020 là 74 tỷ USD tăng lên 120 tỷ USD vào năm 2021. Dự kiến doanh thu thương mại điện tử 2025 đạt mức 234 tỷ USD. Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam, số lượng người mua hàng trực tuyến đạt 51 triệu và tăng 13.5% so với năm trước. Những con số biết nói này cho thấy xu hướng chuyển dịch hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng còn bùng nổ mạnh mẽ trong tương lai. Đặc biệt, sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng và bán lẻ của nhiều doanh nghiệp dược phẩm, y tế. Bắt lấy cơ hội kinh doanh này, nhiều thương hiệu dược phẩm như Lavima,
Berocca, LiveSpo, v.v cũng triển khai giao dịch trên Shopee, Lazada.
Phát triển các dòng thuốc chuyên biệt
Sự tiến bộ y học hiện đại đã góp phần nâng cao các hệ thống, máy móc hỗ trợ chẩn đoán, phát triển bệnh sớm. Điều này tạo cơ hội cho các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu, phát minh ra nhiều loại thuốc đặc trị và siêu đặc trị với mong muốn tiêu diệt các nguồn gốc gây bệnh. Nhiều loại thuốc mới sẽ được ra mắt thị trường trong thời gian sớm nên hứa hẹn việc kinh doanh các dòng thuốc đặc trị là những xu hướng bán lẻ dược phẩm mới.
Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng đóng vai trò cốt lõi trong sự thành công của thị trường bán lẻ dược phẩm. Một quy trình cung ứng tốt sẽ giúp thương hiệu tránh các tình trạng đứt gãy nguồn cung và tối ưu thời gian, trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chi phí logistic cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm nên việc tối ưu tốt ngân sách cung ứng sẽ đem lại cho thương hiệu nhiều lợi thế cạnh tranh về chi phí.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm thiếu hụt nguồn nguyên liệu thô và làm tăng mức giá cho sự biến động về lượng cung cầu. Các thương hiệu dược phẩm có liên quan đến những tổ chức này bắt buộc phải sử dụng các biện pháp thay thế khác để khắc phục tình trạng trên. Nếu không có sự can thiệp, giải quyết sự đứt gãy chuỗi cung ứng kịp thời, người tiêu dùng cá nhân vẫn là nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Điều này đặt ra bài toán cải thiện hoạt động chuỗi cung ứng như một trong những xu hướng bán lẻ dược phẩm mới.
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
Theo khảo sát của Superoffice về ưu tiên hàng đầu trong ngành dịch vụ, kinh doanh, 1920 chuyên gia kinh tế nhận định cá nhân hóa trải nghiệm người dùng là yếu tố hàng đầu, vượt qua cả sản phẩm và chi phí. Ngày nay, khách hàng có nhiều sự lựa chọn cho các vấn đề của mình nên họ rất quan tâm đến việc tiếp cận, tư vấn cá nhân. Mỗi người bệnh là riêng biệt và nhu cầu cũng khác nhau nên dược sĩ phải thành thạo về kiến thức, có khả năng giao tiếp cho nhiều đối tượng khác nhau.
Trên thực tế, ngành bán lẻ dược phẩm hầu như không có một quy tắc, tổ chức cố định do phần lớn khách hàng đều tự mua hàng theo quyết định cá nhân mà không dựa trên ý kiến bác sĩ. Điều này đòi hỏi các nhân viên y tế và cửa hàng bán lẻ phải có trách nhiệm giải đáp, tư vấn tình trạng sức khỏe và đưa ra các gợi ý loại thuốc phù hợp. Các chuỗi dược phẩm lớn của Việt Nam như Long Châu, Pharmarcity, An Khang, v.v đều đang phát triển các đội ngũ hỗ trợ tư vấn khách hàng trên cả 2 hình thức online và trực tiếp.
Kết luận
Đây là những xu hướng bán lẻ dược phẩm mới phổ biến trên thế giới hiện nay. Thị trường và xu hướng tiêu dùng luôn biến đổi một cách khó lường nên các chuỗi bán lẻ, nhà thuốc phải đón đầu các xu hướng để tạo ra cơ hội kinh doanh cho mình. Đừng quên theo dõi và đón đọc thêm nhiều bài viết chia sẻ hữu ích khác tại PharMarketing nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn