
Traditional marketing là gì? Ưu nhược điểm mà doanh nghiệp cần biết
Traditional marketing là một trong những hình thức tiếp thị khi tiếp cận với khái niệm kinh doanh. Doanh nghiệp muốn sở hữu chiến lược phát triển hiệu quả thì việc hiểu rõ về loại hình marketing này và những ưu, nhược điểm của tiếp thị truyền thống là vô cùng cần thiết. Tham khảo thêm bài viết tổng hợp từ PharMarketing.
Traditional marketing là gì
Traditional marketing là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh và các lĩnh vực truyền thông khác. Đây là loại hình tiếp thị truyền thống và ra đời sớm nhất trong tất cả các hình thức marketing. Cũng chính từ traditional marketing đã giúp cho các nhà sáng lập thiết kế ra những loại hình tiếp thị hiện đại như ngày nay.

Cơ sở hoạt động của traditional marketing là việc thông qua các công cụ quảng bá truyền thống để mang lại những thông tin, kiến thức hữu ích đến với đông đảo người tiêu dùng. Vì là hình thức marketing truyền thống nên quá trình hoạt động của loại hình tiếp thị này không có sự góp mặt của các phương tiện truyền thông hiện đại như internet và công cụ kỹ thuật số.
Dù là hình thức marketing ra đời từ khá lâu nhưng một số doanh nghiệp lớn hiện nay vẫn đi theo hướng lựa chọn loại hình tiếp thị này. Bởi doanh nghiệp nhận thấy rõ được giá trị truyền thông cốt lõi vẫn được gìn giữ trong chính traditional marketing. Đó là cách quảng bá riêng. Bắt đầu từ đa dạng về sản phẩm, sau đó đến giá cả phù hợp, địa điểm phân phối và cuối cùng là các chiến dịch khuyến mãi đi kèm.
Chính vì vậy mà traditional marketing vẫn còn là một hình thức marketing thịnh hành được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ cả trong nước và trên thế giới ngày nay lựa chọn.
Xem thêm: Phương tiện truyền thông là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
So sánh traditional marketing và digital marketing
Việc phát triển về công nghệ 4.0 cũng kéo theo sự đa dạng hóa về cách tiếp thị truyền thông. Digital marketing là hình thức tiếp thị hiện đại được phát triển từ cơ sở gốc là traditional marketing. Tìm ra được điểm giống và khác nhau giữa hai loại hình marketing này giúp cho doanh nghiệp thuận tiên hơn trong việc lựa chọn loại tiếp thị.

Sự giống nhau giữa traditional marketing và digital marketing
Tuy rằng, digital marketing được thiết kế từ traditional marketing nhưng xét về phương diện đóng góp phát triển giá trị cốt lõi truyền thống thì cả hai hình thức đều giữ vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, digital marketing chịu sự ảnh hưởng nhiều hơn của công nghệ hiện đại nên được nâng cấp hơn về kỹ thuật tiếp thị.
Điểm giống nhau mà doanh nghiệp dễ dàng nhận ra nhất là cả digital marketing và traditional marketing đều tập trung phát huy khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất. Giúp doanh nghiệp gia tăng tính chuyên nghiệp, là điểm sáng thu hút khách hàng và tăng doanh thu đáng kể.
Điểm khác nhau giữa traditional marketing và digital marketing
Với sự tác động lớn từ công nghệ kỹ thuật, digital marketing đã dành được nhiều ưu thế hơn so với tiếp thị truyền thống - traditional marketing.
Đối với traditional marketing:
Hình thức marketing này sẽ bị giới hạn truyền thông trong từng khu vực nhất định. Bởi loại hình này tiếp thị qua việc phát tờ rơi, thiết lập biển quảng cáo, tư vấn qua điện thoại, tivi, báo,...Đồng thời, sự dịch chuyển thời gian giữa các quốc gia là khác nhau nên traditional marketing cũng bị tách biệt. Truyền thông gián tiếp như trên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả phản hồi của khách hàng.
Khả năng lưu trữ dữ liệu từ khách hàng qua tiếp thị truyền thống được đánh giá là không cao. Thêm vào đó, kinh phí dự tính thực hiện hình thức tiếp thị này là khá cao so với các hình thức tiếp thị khác. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thường sẽ giới hạn thêm về số lần truyền thông qua hình thức này.
Đối với digital marketing
Ngược lại với traditional marketing thì digital marketing được thực hiện qua đa kênh truyền thông như: website, facebook, bộ nhận diện thương hiệu hiện đại,...Việc này giúp digital marketing tiếp cận được với nhiều quốc gia hơn. Khách hàng có thể theo dõi thông tin sản phẩm bất cứ thời gian, địa điểm nào có internet.
Digital marketing giúp doanh nghiệp lựa chọn được nhiều nguồn khách hàng, chi phí truyền thông qua hình thức tiếp thị này cũng khá thấp. Tệp lưu giữ thông tin khách hàng được nới rộng và có tính bảo mật cao.
Ưu nhược điểm traditional marketing
Doanh nghiệp hiểu biết thêm về ưu nhược điểm của traditional marketing giúp củng cố thêm cơ sở để lựa chọn linh hoạt giữa các phương tiện truyền thông hiện nay.
Ưu điểm
- Tập trung hiệu quả nguồn khách hàng khu vực: traditional marketing tập trung phần lớn đến tệp khách hàng trong khu vực được tiếp thị. Tuy nhiên, người tiêu dùng ở địa phương khác cũng vẫn có thể được truyền thông qua báo, đài, tivi,...
Khách hàng tiếp nhận thông tin sản phẩm nhanh chóng: Thông qua trực tiếp truyền thông qua phát tờ rơi, biển quảng cáo,..người tiêu dùng có thể tiếp cận sản phẩm ngay lúc này. - Dễ dàng ghi nhớ: Bằng cách tiếp thị qua những gian hàng dùng thử sản phẩm hay tờ rơi, traditional marketing dễ dàng khiến người tiêu dùng nhớ tới thương hiệu lâu hơn và giữ được ấn tượng nhất định qua tiếp thị trực tiếp.
- Sử dụng tiếp thị nhiều lần: Biển quảng cáo hay tờ rơi hoàn toàn có thể mang qua những khu vực, gian hàng khác để tiến hành tiếp thị. Hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm được một phần kinh phí cho những chiến dịch truyền thông sản phẩm.
Nhược điểm
- Khó khăn trong tổng hợp chất lượng: Những chiến dịch tiếp thị từ traditional marketing được thực hiện truyền thống kèm theo lưu trữ thông tin kém dẫn đến tổng hợp chất lượng gặp khó khăn.
- Kinh phí tiếp thị cao: Chi phí từ thuê nhân viên phát tờ rơi, xuất hiện trên tivi hay báo đài là tương đối cao khiến nhiều doanh nghiệp cảm thấy e ngại.
- Chiến dịch tiếp thị dễ bị lặp lại: Nội dung truyền thông được giữ lại để tiếp thị qua các khu vực khác khiến tệp khách hàng đã nhận được thông tin trước đó cảm thấy nhàm chán.
- Lưu trữ phản hồi khách hàng kém: Traditional marketing được phát triển qua báo, đài hay tivi, ấn phẩm ngoài trời đều khó ghi nhận những phản hồi tích cực của tệp khách hàng tiềm năng.
Những hạn chế traditional marketing

Là cách tiếp thị truyền thống nhưng hiện nay traditional marketing vẫn đang phát huy tốt được những hiệu quả tích cực về lâu dài cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Pharmarketing cũng muốn chỉ ra cho doanh nghiệp một vài hạn chế của traditional marketing:
- Hạn chế tiếp cận nhà đầu tư lớn: Việc tiếp thị truyền thống mang lại tệp khách hàng nhỏ lẻ tại địa phương hay trong nước. Còn với việc thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu mối khác vẫn còn bị hạn chế khá nhiều.
Phương thức tiếp thị thụ động: Traditional marketing thường sẽ đi thẳng vào vấn đề tiếp thị mà ít khi đi sâu vào kích thích trí tò mò của khách hàng. Từ việc truyền thông qua các phương tiện đại chúng đến sử dụng tờ quảng cáo đều khiến khách hàng phản hồi một cách thụ động. - Hạn chế truyền thông ra nước ngoài: Ở hình thức tiếp thị này, thông thường sản phẩm sẽ chỉ được truyền thông qua báo đài trong nước mà ít khi được quảng bá rộng khắp ra nước ngoài. Việc này gây khó khăn trong thu hút tệp khách hàng ở các quốc gia khác trên thế giới.
Kết lại, traditional marketing tuy rằng vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm và hạn chế hơn so với các hình thức tiếp thị khác nhưng đây vẫn luôn là sự lựa chọn tiếp thị mang lại hiệu quả lâu dài cho doanh nghiệp.
Kết luận
Qua bài viết trên về khái niệm traditional marketing và những ưu nhược điểm mà doanh nghiệp cần biết, PharMarketing hy vọng có thể giúp ích được cho doanh nghiệp trong việc chọn lựa hình thức quảng bá phù hợp và mang lại chất lượng cao nhất.
Xem thêm: Truyền thông marketing tích hợp là gì? Lợi ích và chiến lược
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn