backtop

Nấc thang phát triển nghề Marketing Dược phẩm như thế nào?

Cùng những biến động của thị trường Y Dược, vai trò của đội ngũ Marketing đang ngày càng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các nhãn hàng. Kéo theo đó, Marketing Dược phẩm trở thành vị trí công việc được nhiều nhà tuyển dụng chú trọng và thu hút đông đảo các bạn trẻ hiện nay. Cùng PharMarketing theo dõi những nấc thang phát triển nghề Marketing Dược và lộ trình để thành công trong lĩnh vực này nhé!

Trợ lý nhãn - ABM

Trợ lý nhãn (ABM - Assistant Brand Manager) là vị trí được nhiều bạn trẻ lựa chọn khi bắt đầu sự nghiệp Marketing Dược phẩm.

Vị trí Trợ lý nhãn trong Marketing Dược phẩm
Trợ lý nhãn là một vị trí quan trọng trong Marketing Dược phẩm

Nhiệm vụ chính của ABM: 

  • Theo dõi và báo cáo tiến độ triển khai cũng như hiệu quả các dự án, công việc theo yêu cầu của Quản lý nhãn (BM).
  • Thực hiện một số đầu công việc tùy theo cơ cấu của từng doanh nghiệp. Điển hình như: Quản trị fanpage, website, lên kế hoạch truyền thông cho sản phẩm,...
  • Chuẩn bị các tài liệu truyền thông theo yêu cầu của BM, quản lý giấy tờ, dữ liệu, hợp đồng,...
  • Giám sát các hoạt động tiếp thị như: Trade Marketing, OOH, Tổ chức sự kiện, Hội thảo,...

Thu nhập: 

Trợ lý nhãn Dược phẩm hiện nay sở hữu mức lương trung bình từ 8 -12 triệu, ngoài ra còn có những khoảng thưởng theo doanh số nên mức lương sẽ có thể lên tới 15 triệu hoặc cao hơn.

Đặc điểm: 

  • Là vị trí công việc tương đối linh động, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của từng doanh nghiệp ABM Dược sẽ có những nhiệm vụ khác nhau.
  • ABM có cái nhìn bao quát về toàn bộ hoạt động marketing của doanh nghiệp, vì vậy đây là vị trí rất thuận lợi để có thể phát triển lên cấp Quản lý nhãn - BM.

Yêu cầu:

  • Trợ lý quản lý nhãn Dược có thể tốt nghiệp Đại học Dược hoặc chuyên ngành Marketing. Trong đó những kiến thức về Marketing căn bản và hiểu biết về ngành Dược phẩm là yếu tố không thể thiếu đối với một ABM Dược.
  • Ngoài ra, một ABM cũng cần sở hữu những kỹ năng mềm như: Kỹ năng sắp xếp thời gian và quản lý đầu mục công việc ưu tiên, khả năng giao tiếp và làm việc với các phòng ban, khả năng phân tích, đánh giá dữ liệu, lập báo cáo,...

Marketing Executive 

Nhân viên Marketing bao gồm nhiều vị trí công việc theo các chức năng cụ thể. Trong Marketing Dược phẩm hiện nay, các vị trí nhân viên Marketing được nhà tuyển dụng chú trọng nhiều nhất bao gồm:

  • Content Marketing
  • Digital Marketing
  • Trade Marketing

Cụ thể: 

1. Content Marketing: 

Content Marketer là những người đảm nhận nhiệm vụ phát triển và sáng tạo nội dung trên các kênh truyền thông của doanh nghiệp. Trong Marketing Dược phẩm, content đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và thu hút khách hàng.

Vị trí Content Marketing Dược
Content Marketing Dược đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác

Nhiệm vụ chính của Content Marketing Dược: 

  • Xây dựng chiến lược và triển khai viết nội dung trên các kênh Website, Social Media, PR,...
  • Kịch bản TVC, Video quảng cáo, giới thiệu sản phẩm,...

Yêu cầu:

  • Kỹ năng viết tốt
  • Am hiểu sâu sắc về dược phẩm và thị trường, đối thủ cạnh tranh
  • Nắm bắt xu hướng thị trường, tâm lý và nhu cầu người tiêu dùng ngành Dược.

2. Digital Marketing

Hiện nay, chuyên viên Digital Marketing trong ngành Dược thường tập trung vào các công cụ quảng cáo và tối ưu các kênh truyền thông số. Cụ thể:’

Nhiệm vụ chính của Digital Marketing Dược: 

  • Lên kế hoạch và triển khai quảng cáo trên các kênh như: Facebook, TikTok, Google,...
  • Phân tích dữ liệu, đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch.
  • Tối ưu SEO, SEM
  • Email Marketing

Yêu cầu:

  • Am hiểu về các công cụ quảng cáo và cách thức triển khai hiệu quả.
  • Nắm bắt chính xác thị trường và chân dung khách hàng tiềm năng

3. Trade Marketing

Trade Marketer đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các chiến dịch tiếp thị thương mại, thúc đẩy doanh số tại các điểm bán. Trade Marketing trong ngành Dược phẩm có mối quan hệ mật thiết với các kênh phân phối như bệnh viện, nhà thuốc, chuỗi bán lẻ,...

Nhiệm vụ chính của Trade Marketing Dược:

  • POSM - Trưng bày tại các điểm bán như nhà thuốc, bệnh viện,...
  • Khảo sát thị trường
  • Tổ chức hoạt động phát tờ rơi, sample sản phẩm
  • Phối hợp cùng kênh phân phối thực hiện chương trình khuyến mãi,...
  • Giám sát hoạt động chăm sóc khách hàng tại các nhà thuốc, phòng khám,...
  • Cân đối chi phí khi triển khai trade marketing
  • Tạo mối quan hệ và làm việc hiệu quả với các đơn vị phân phối để triển khai trade marketing hiệu quả.

Yêu cầu:

  • Nắm bắt thị trường, lên kế hoạch trade marketing đúng thời điểm
  • Kỹ năng làm việc với các phòng ban và đặc biệt là các kênh phân phối.

Thu nhập:

Hiện nay, thu nhập của một nhân viên Marketing trong ngành Dược phẩm dao động từ 8 - 15 triệu hoặc lớn hơn tùy thuộc và quy mô doanh nghiệp, dự án. Nhân viên Marketing sẽ có cơ hội phát triển lên các vị trí trưởng nhóm, trưởng phòng,...

Brand Manager - Quản lý nhãn

Vị trí được rất nhiều bạn trẻ mong muốn đạt được trong nấc thang phát triển nghề Marketing Dược chính là Brand Manager - Cấp bậc quản lý quan trọng trong bộ máy của doanh nghiệp Dược phẩm. Brand Manager có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động xây dựng thương hiệu nói riêng và marketing nói chung. Brand Manager có cơ hội phát triển lên các vị trí trưởng phòng, giám đốc Marketing.

Brand Manager - vị trí chịu trách nhiệm chính về xây dựng thương hiệu
Brand Manager là vị trí quản lý quan trọng trong doanh nghiệp Dược phẩm

Nhiệm vụ chính của Brand Manager:

  • Xây dựng và triển khai các chiến lược tiếp thị, xây dựng thương hiệu: Kế hoạch phát triển sản phẩm, chiến lược giá, kênh phân phối,...
  • Theo dõi, kiểm tra và đánh giá hiệu quả toàn bộ hoạt động thương hiệu, tiếp thị của nhãn hàng.
  • Quản lý và phân bổ ngân sách cho các hoạt động tiếp thị
  • Xây dựng mục tiêu tiếp thị trong ngắn và dài hạn 

Yêu cầu: 

  • Quản lý nhãn Dược phẩm cần có trình độ chuyên môn cao về Dược phẩm cũng như marketing.
  • Thấu hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh, nhanh nhạy trước những biến động trên thị trường.
  • Có kỹ năng quản trị và làm việc với các phòng ban hiệu quả
  • Có kinh nghiệm tối thiểu 2 - 3 năm và tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan như Dược phẩm, Marketing, Kinh tế Dược,...

Thu nhập: 

Tùy theo cơ cấu của từng doanh nghiệp, lương của một BM trung bình khoảng 12 đến 20 triệu, cùng với đó là các khoản thưởng doanh thu giúp thu nhập trung bình của BM rất hấp dẫn, khoảng trên 25 triệu.

Marketing Manager & Marketing Director

Ở vị trí cuối cùng trong chuỗi nấc thang phát triển nghề Marketing Dược là các quản lý cấp cao - Marketing Manager và Marketing Director. Tên gọi có thể thay đổi tùy thuộc từng doanh nghiệp, nhưng nhìn chung đây là những nhân sự chịu trách nghiệm cho toàn bộ chiến lược Marketing. 

Marketing Manager và Marketing Director
Marketing Manager và Marketing Director là các vị trí cấp cao trong phòng marketing

Nhiệm vụ chính của MM VÀ MD: 

  • Làm việc với BOD ( Board of Directors - Ban giám đốc) để định hướng tầm nhìn hoạt động marketing của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn. Từ đó đề ra những mục tiêu phát triển phù hợp.
  • Phối hợp cùng các BM xây dựng chiến lược marketing nhằm đạt được các định hướng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Theo dõi hiệu quả hoạt động của từng BM và toàn bộ chiến lược marketing của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những đánh giá hiệu suất làm việc của các bộ phận, đề xuất khen thưởng và xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự phù hợp.

Yêu cầu: 

  • Kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc về marketing và sự hiểu biết về dược phẩm.
  • Thấu hiểu thị trường.
  • Kỹ năng quản trị, điều phối và xây dựng kế hoạch.
  • Chịu áp lực lớn.
  • Am hiểu về các kênh truyền thông, chiến lược phân phối, giá,... các quy định và đặc thù trong ngành Dược phẩm.
  • Có nhiều năm kinh nghiệm làm vị trí tương đương hoặc cấp quản lý nhãn hàng.

Thu nhập:

Mức thu nhập trung bình của MM và MD là không giới hạn vì các khoản thưởng theo doanh số tương đối lớn, tùy theo quy mô của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trên đây là 4 vị trí quan trọng trên nấc thang phát triển nghề Marketing Dược phẩm, cho thấy tiềm năng và cơ hội của một nhà tiếp thị trong lĩnh vực đặc thù này. Hiện nay, Marketing Dược phẩm đang ngày một được chú trọng nhiều hơn, kéo theo những chế độ đãi ngộ hấp dẫn nhưng cũng đi kèm với các yêu cầu khắt khe từ nhà tuyển dụng. Hi vọng rằng bài viết từ PharMarketing đã giúp bạn hình dung chính xác lộ trình phát triển trong Marketing Dược phẩm!

Tham khảo thêm: Marketing truyền thống trong ngành dược phẩm

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn