Marketing truyền thống trong ngành dược phẩm: Liệu có lỗi thời trong kỷ nguyên số hóa
Trước làn sóng Digital Marketing và xu hướng số hóa, khái niệm Marketing truyền thông vẫn tiếp tục giữ vững vị thế khó thay đổi trong Marketing Dược phẩm.
Mặc dù bị ảnh hưởng ít nhiều bởi xu hướng Digital Marketing, Marketing truyền thống trong ngành Dược phẩm vẫn đang nắm giữ những vai trò không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị dược phẩm. Tuy nhiên, việc ứng dụng marketing truyền thông trong thời kỳ công nghệ số đã có khá nhiều sự thay đổi. Cùng PharMarketing phân tích thực trạng, vai trò cũng như cách thức ứng dụng các công cụ tiếp thị truyền thống ngành Dược phẩm trong bài viết dưới đây!
Marketing truyền thống trong ngành Dược phẩm bao gồm những gì?
Marketing truyền thông có thể hiểu một cách đơn giản là các hình thức tiếp thị Offline mà không cần thông qua nền tảng Internet. Trong đó, các công cụ marketing truyền thống trong ngành Dược phẩm, phổ biến như: POSM, Tổ chức hội thảo, sự kiện, truyền thanh, truyền hình, OOH Marketing,...
- POSM: Point Of Sales Material bao gồm tất cả những ấn phẩm được sử dụng để hỗ trợ cho việc bán hàng tại các điểm bán như Quầy thuốc, siêu thị thuốc. Các ấn phẩm POSM được sử dụng phổ biến trong ngành Dược phẩm phải kể đến như Tờ rơi, Brochure, Standee,...
- Tổ chức hội thảo, sự kiện: Tổ chức hội thảo là hình thức marketing truyền thống trong ngành Dược được sử dụng rất phổ biến từ xưa đến nay. Các hội thảo thường xoay quanh những chủ đề bệnh lý, chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe, hội thảo chuyên môn,...
- Quảng cáo truyền thanh, truyền hình: Khi Internet phổ biến, các quảng cáo Dược phẩm cũng đã dần phủ sóng trên các kênh truyền hình, đài phát thanh. Bên cạnh việc chiếu TVC quảng cáo, các nhãn hàng còn có thể tài trợ cho các chương trình truyền hình, phim giờ vàng,....
- Quảng cáo ngoài trời - OOH Marketing: Các hình thức quảng cáo ngoài trời xuất hiện khá phổ biến trong ngành Dược phẩm như banner, poster, billboard, roadshow,...
Cùng một số hình thức marketing truyền thống khác được ứng dụng trong ngành Dược phẩm như: Hội chợ, triển lãm thương mại, gửi thư trực tiếp,...
Vai trò của Marketing truyền thống trong ngành Dược phẩm
Sự bùng nổ của làn sóng số hóa khiến các công cụ Digital Marketing bùng nổ mạnh mẽ trong nhiều năm vừa qua. Tuy nhiên, Digital Marketing chắc chắn sẽ không thể thay thế hoàn toàn những vai trò và vị thế quan trọng của Marketing truyền thống trong ngành Dược phẩm. Trong đó phải kể đến 3 lợi ích tuyệt vời mà các chiến lược tiếp thị truyền thống đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại cho các thương hiệu Dược.
Mức độ tin cậy lớn hơn so với Digital Marketing
Đối với người tiêu dùng ngành Dược phẩm yếu tố niềm tin lại càng được đề cao hơn bao giờ hết. Trong khi đó, các hình thức Marketing truyền thống mang lại cảm giác đáng tin cậy hơn so với những nguồn thông tin quảng cáo trên một môi trường mạng internet. Các công cụ Marketing truyền thống trong ngành Dược như giao lưu hội thảo cùng chuyên gia, giao lưu trực tiếp,... mang lại cho người tiêu dùng những tiếp xúc thực tế, tạo cảm giác chân thực và uy tín hơn việc theo dõi những quảng cáo kỹ thuật số.
Đặc biệt trong bối cảnh Digital marketing bùng nổ mạnh, các thông tin quảng cáo thiếu chính xác tràn lan trên môi trường internet khiến người dùng dần trở nên mất niềm tin hơn. Trong khi đó, Marketing truyền thống lại càng trở thành một điểm tựa niềm tin vững chắc hơn trong ngành Dược phẩm.
Khai thác những nhóm đối tượng mục tiêu đặc biệt
Các công cụ Marketing truyền thống trong ngành Dược phẩm trở nên quan trọng bởi cách thức nhắm mục tiêu rất phù hợp với đặc thù ngành.
Điển hình như POSM - Những công cụ bán hàng tại điểm bán như standee, tờ rơi,... có thể giúp thương hiệu Dược phẩm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng ngay tại các điểm bán như quầy thuốc, bệnh viện, siêu thị thuốc,... Nhờ đó công cụ này tác động trực tiếp đến những khách hàng tiềm năng đang có nhu cầu cao, trong một khu vực địa lý nhất định.
Đối với tổ chức hội thảo, sự kiện, các doanh nghiệp Dược phẩm có thể thu hút các đơn vị phân phối như bệnh viện, nhà thuốc, chuỗi bán lẻ,... thông qua những hội thảo chuyên môn sâu. Đồng thời, tiếp cận khách hàng tiềm năng trực tiếp với những hội thảo chia sẻ về sức khỏe, kiến thức bệnh lý,...
Đặc biệt, Marketing truyền thống có khả năng tác động mạnh mẽ đến tệp khách hàng cao tuổi - nhóm đối tượng quan trọng của ngành Dược mà Digital Marketing khó có thể tiếp cận và chinh phục được.
Tác động sâu sắc đến tâm lý và hành vi người dùng
Khả năng tương tác trực tiếp với khách hàng giúp các công cụ marketing truyền thống tác động mạnh mẽ hơn đến tâm lý của người dùng. Đơn giản như những thông tin nghe từ bác sĩ trong một hội thảo trực tiếp chắc chắn sẽ hiệu quả hơn việc theo dõi một quảng cáo trên mạng xã hội. Vì vậy, ảnh hưởng của các hoạt động tiếp thị truyền thống cũng sẽ lâu dài và sâu sắc hơn Digital marketing.
Sự khác biệt giữa Marketing truyền thông và Digital Marketing trong ngành Dược
Digital Marketing là xu hướng không thể thiếu trong marketing Dược phẩm. Tuy nhiên liệu rằng Digital Marketing có thể thay thế được Marketing truyền thống hay không? Trên thực tế, hai công cụ này đều sở hữu những ưu nhược điểm riêng biệt, có thể bù trừ cho nhau!
Digital Marketing mặc dù sở hữu khả năng lan tỏa thông tin rộng, độ phủ cao, tốc độ truyền tin nhanh chóng và đa dạng loại hình. Nhưng ngày nay, các hoạt động tiếp thị số ngày càng trở nên mất điểm hơn trong mắt người dùng bởi thực trạng bội thực thông tin trên internet. Đặc biệt, khả năng tạo dựng niềm tin đối với người dùng Dược phẩm của Digital Marketing cũng khó có thể cao như các công cụ truyền thống.
Trong khi đó, Marketing truyền thống mắc phải một số hạn chế như mức độ lan tỏa hẹp và chậm, không tiếp cận được nhiều đối tượng như digital. Ngoài ra chi phí cho các hoạt động marketing truyền thống như hội thảo, sự kiện,... cũng không nhỏ. Tuy nhiên, công cụ này lại sở hữu ưu điểm vượt trội về mức độ uy tín, sức ảnh hưởng sâu sắc, bền vững hơn.
Xu hướng sử dụng Marketing truyền thống trong ngành Dược
Có thể thấy, Marketing truyền thống trong ngành Dược phẩm vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong thời gian tới. Tuy nhiên, để thích nghi và tận dụng làn sóng số hóa, xu hướng ứng dụng Marketing truyền thống cho sản phẩm Dược cũng có nhiều sự thay đổi rõ rệt.
Trong đó, Omni Channel - Truyền thông đa kênh đang là nhiệm vụ tất yếu trong mọi chiến lược tiếp thị bao gồm cả ngành Dược phẩm. Trong đó, Marketing truyền thống và Digital Marketing sẽ không còn là những bộ phận tách biệt, thay thế nhau mà trở thành những điểm tựa hỗ trợ nhau. Như vậy, sức mạnh lan tỏa của các nền tảng Digital sẽ bổ trợ cho sự uy tín của các hoạt động marketing truyền thống, giúp thông điệp của nhãn hàng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, sự kết hợp này không chỉ tăng sức mạnh truyền thông mà còn giúp thương hiệu tối ưu trải nghiệm người dùng từ online đến offline.
Ví dụ, các hoạt động Marketing truyền thống như Hội thảo, sự kiện ngày nay có thể kết hợp tổ chức offline và Livestream Online trên internet. Các ấn phẩm OOH được kết hợp với mã QR đưa đến những kênh thông tin của thương hiệu trên các nền tảng online như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử,...
KẾT LUẬN
Marketing truyền thống trong ngành Dược phẩm luôn giữ một vị thế rất quan trọng, ngay cả khi làn sóng Digital Marketing đang chiếm ưu thế mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc ứng dụng marketing truyền thống cũng đã có ít nhiều sự thay đổi khi có sự hỗ trợ của công nghệ. Hi vọng rằng với những nội dung trên, PharMarketing đã giúp bạn nắm bắt chính xác xu hướng marketing truyền thống trong thời gian tới.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn