backtop

Mô hình 3C trong marketing và top 3 bài học thành công cho doanh nghiệp

Nghiên cứu về thị trường, khách hàng là cơ sở quan trọng để thương hiệu triển khai các chiến lược phù hợp nhất, giảm thiểu các rủi ro, sai sót. Mô hình 3C trong marketing là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về thị trường chung và những tiềm năng phát triển nội tại. Mời bạn đọc cùng theo chân PharMarketing tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm marketing này nhé!

Mô hình 3C trong marketing là gì 

Mô hình 3C trong marketing được giới thiệu lần đầu tiên trong cuốn sách “The Mind Of the Strategist” năm 1982 bởi chiến lược gia Kenichi Ohmae và ngày càng phổ biến trong lĩnh vực marketing. Theo đó, mô hình sẽ đánh giá, xem xét 3 tiêu chí: Customers (Khách hàng) – Competitions (Đối thủ cạnh tranh) – Corporation (Doanh nghiệp). Chỉ khi xác định được 3 yếu tố này, doanh nghiệp mới nhìn thấu được toàn cảnh thị trường, những lợi thế cạnh tranh của mình để đưa ra phương án marketing, kinh doanh hiệu quả nhất. Trong mọi trường hợp, 3 yếu tố trên đều phụ thuộc và tác động lẫn nhau, bất kỳ biến số nào thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến các biến khác. 

Mô hình 3C trong marketing được thiết lập trên 3 tiêu chí: Customers, Corporation, Competitions
Mô hình 3C trong marketing được thiết lập trên 3 tiêu chí: Customers, Corporation, Competitions

Vai trò của mô hình 3C trong marketing 

Kết quả phân tích mô hình 3C trong marketing cung cấp nhiều thông tin quan trọng, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của chiến lược sản phẩm như sau:

Marketing Client

Yếu tố này cho biết thương hiệu cần làm gì để định vị thành công trên thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển, hội nhập như hiện nay. Mục tiêu của quá trình này là cá tính hóa, tạo ra những đặc trưng riêng biệt cho các sản phẩm, dịch vụ của mình để người dùng có nhận thức sâu đậm về doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn mở ra nhiều định hướng phát triển bền vững trong tương lai nhờ việc thấu hiểu và xâm nhập thành công vào thị trường. 

Mô hình 3C trong marketing cho phép thương hiệu hiểu về người dùng và đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp
Mô hình 3C trong marketing cho phép thương hiệu hiểu về người dùng và đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp

Agency Marketing 

Thông qua quá trình nghiên cứu tiêu chí Customers của mô hình 3C trong marketing, bạn sẽ tìm thấy những nhu cầu, insight, pain point ẩn sâu trong tâm trí người dùng. Nếu doanh nghiệp có thể tận dụng nó để giải quyết được vấn đề của khách hàng sẽ giúp họ có ấn tượng tốt và lựa chọn ủng hộ bạn. Đồng thời, từ cơ sở dữ liệu về khách hàng nói trên, chúng ta mới biết được người dùng mục tiêu của mình là ai để triển khai những chiến dịch truyền thông đúng đối tượng, đúng thời điểm, đảm bảo kết quả tích cực nhất.   

Xem thêm: Mô hình kinh doanh B2C: Lợi ích và cách thực hiện mô hình kinh doanh hiệu quả

Phân tích mô hình 3C trong marketing 

Mô hình 3C trong marketing tập trung phân tích 3 yếu tố cốt lõi hàng đầu góp phần quyết định sự thành công của các kế hoạch truyền thông, tiếp thị bao gồm:

Customers (Khách hàng)

Bước đầu tiên khi thương hiệu muốn xâm nhập và định vị thành công trên một thị trường mới là xác định chính xác những đặc tính, vấn đề sau:

  • Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai? Họ có đặc điểm nhân khẩu như thế nào? 
  • Insight, nhu cầu, vấn đề nào khách hàng đang gặp phải? Doanh nghiệp có thể mang đến những giá trị, giải pháp cho họ bằng tiềm lực cạnh tranh hiện có hay không?

Nếu mục tiêu nhắm đến là nhóm người tiêu dùng cũ trên thị trường, đã có nhiều sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ thì bạn dễ đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh có thị phần lớn mạnh. 

Ngược lại, nhiều thương hiệu lựa chọn đánh vào những nhu cầu ngách hoặc các vấn đề của người dùng chưa có giải pháp. Điều này đồng nghĩa, bạn sẽ không chạy theo để làm thỏa mãn các mong muốn của họ mà chủ động tìm hiểu, phân tích để đón đầu các xu hướng, tâm lý khách hàng. Tuy nhiên, muốn thành công đòi hỏi thương hiệu phải có đủ nguồn lực, điều kiện để tiên phong sáng tạo và chịu được các rủi ro bất ngờ. 

Competitions (Đối thủ cạnh tranh)

Đối thủ cạnh tranh của mô hình 3C trong marketing sẽ có 3 loại chính:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: khách hàng tiềm năng, danh mục, đặc tính sản phẩm, phân khúc thị trường và các kế hoạch phát triển của họ tương tự, đồng bộ với bạn.
  • Đối thủ gián tiếp: cùng chung lĩnh vực/ngành nghề hoạt động nhưng khác biệt về danh mục sản phẩm và kế hoạch kinh doanh.
  • Đối thủ tiềm năng: có khả năng, tiềm lực cạnh tranh với bạn trong tương lai gần.

Việc nghiên cứu và đánh giá chính xác những thông tin về đối thủ là cơ hội để học hỏi những ưu điểm và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của họ. Để quá trình phân tích diễn ra hiệu quả, doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi như:

  • Sản phẩm chủ lực của họ là gì? Đặc tính, mức giá và thị phần ra sao?
  • Khách hàng mục tiêu của họ là ai?
  • Các chiến dịch, kế hoạch bán hàng, tiếp thị của họ hiệu quả như thế nào?
  • Doanh thu của họ bao nhiêu?
  • Hoạt động định vị thương hiệu của họ như thế nào?
  • Các phương tiện truyền thông họ sử dụng là gì?

Company (Doanh nghiệp)

“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” là phương châm giúp bạn thành công trong mọi công việc, bao gồm trong lĩnh vực marketing. Sau khi đã thấu hiểu về đối thủ, thương hiệu cũng cần biết rõ mình là ai, đang có những lợi thế nào hoặc yếu điểm nằm ở đâu. Việc xác định được các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nâng cao những ưu thế và cải thiện những hạn chế còn tồn đọng. Quan trọng hơn, thông qua quá trình so sánh và tự nhìn nhận này, bạn sẽ biết được những tính cách riêng biệt, đặc điểm nổi bật của mình có thể chinh phục thành công người tiêu dùng. 

Phân tích mô hình 3C trong marketing cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về bối cảnh kinh tế thị trường
Phân tích mô hình 3C trong marketing cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về bối cảnh kinh tế thị trường

Các ví dụ về mô hình 3C trong marketing

Như đã đề cập phía trên, mô hình 3C trong marketing có đóng vai trò quan trọng giúp các thương hiệu định vị thị trường và đề xuất các chiến lược, kế hoạch phù hợp nhất. Vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình này vào hoạt động kinh doanh của mình, tiêu biểu gồm:

KFC

Với quy mô 200.000 chi nhánh trên khắp 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, KFC đã thể hiện được sức mạnh của mình trong lĩnh vực đồ ăn nhanh và vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Lý giải cho sự thành công này có thể dựa trên mô hình 3C trong marketing như sau:

  • Customers: KFC không chỉ là một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh mà còn mang đến những cảm giác, trải nghiệm mới lạ. Các hoạt động kinh doanh của KFC luôn hướng đến thỏa mãn nhu cầu của khách hàng từ chất lượng sản phẩm, thái độ dịch vụ, không gian tận hưởng. Người dùng muốn có được các bữa ăn nhanh để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo yếu tố vệ sinh, lịch sự và không kém phần sang trọng. Trong khi đó, các cửa hàng thức ăn nhanh khác không cung cấp đầy đủ những tiện ích cho người dùng khi trải nghiệm món ăn. Đó là lý do giúp KFC luôn chiếm trọn sự yêu thích của mọi đối tượng khách hàng. 
  • Competitions: Sản phẩm chính của KFC là các thực phẩm ăn nhanh theo phong cách nước ngoài như gà rán, mỳ ý, hamburger, v.v với giá thành cao hơn so với mặt bằng chung. Dù chi phí không phải là lợi thế để KFC chinh phục khách hàng nhưng bù lại họ đã tạo ra sự khác biệt về phong cách bài trí, các trải nghiệm tiện ích giúp mọi người có thời gian dùng bữa thoải mái, vui vẻ nhất. 
  • Company: Sức mạnh nội tại của KFC đến từ nhiều yếu tố như ngân sách lớn, danh tiếng, chất lượng sản phẩm, vị thế trên thị trường, v.v giúp họ định vị thương hiệu vững chắc. 

Vinamilk

Vinamilk là một trong những ví dụ điển hình cho việc ứng dụng mô hình 3C trong marketing trước khi ra quyết định thực hiện chiến lược truyền thông.

Thương hiệu sữa Vinamilk là một trong những bài học thành công về ứng dụng mô hình 3C trong kinh doanh
Thương hiệu sữa Vinamilk là một trong những bài học thành công về ứng dụng mô hình 3C trong kinh doanh
  • Customers: Vinamilk đã từng bước định vị thương hiệu sữa quốc gia của mình bằng cách hướng đến tất cả mọi đối tượng người dùng có nhu cầu về sữa tươi và các sản phẩm có liên quan đến sữa trên khắp đất nước Việt Nam. 
  • Competitions: Trong khi nhiều thương hiệu như DaLat Milk, TH TrueMilk lựa chọn các ngách phát triển về sữa sạch, sữa thanh trùng thì Vinamilk định hướng tập trung vào mảng sữa dinh dưỡng dành cho trẻ em và người lớn. Với sự khác biệt này, Vinamilk sẽ hướng đến các đối tượng có nhu cầu về nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, chiều cao. 
  • Company: Từ những lợi thế về danh tiếng, Vinamilk tiếp tục đầu tư vào dây chuyền, công nghệ sản xuất khép kín, đạt chuẩn quốc tế và xây dựng mô hình trang trại bò sữa Organic. 
     

Adidas

Cùng Pharmarketing phân tích mô hình 3C trong marketing mà thương hiệu sản phẩm thể thao và giày dép nổi tiếng hàng đầu thế giới – Adidas đã áp dụng ra sao:

  • Customers: Thông qua những cải tiến về chất lượng sản phẩm của mình, Adidas có lượng khách hàng tiềm năng là những vận động viên thể thao chuyên nghiệp hoặc những cá nhân theo đuổi phong cách thể thao tươi trẻ, năng động. Danh mục sản phẩm của Adidas rất đa dạng, luôn bắt kịp các xu hướng mới nhất nhưng vẫn giữ lại các đặc trưng, phong cách thiết kế của riêng mình. Điều này đã tạo nên tính cách đặc trưng giúp người dùng có nhận diện sâu sắc về thương hiệu. 
  • Competitions: Nike cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Adidas với các dòng sản phẩm giày thể thao, hướng đến tập người dùng trẻ. Adidas đã tạo ra sự khác biệt giữa mình và đối thủ bằng các chiến lược giá hớt váng và giá cả cạnh tranh. 90% sản phẩm được sản xuất chính tại châu Á, nguồn nhân công rẻ, chính sách thuế quan, nhập khẩu có lợi cho giá thành sản phẩm, mang đến các mặt hàng tốt nhất với chi phí hấp dẫn.
  • Company: Adidas vẫn đang tập trung phát triển thêm nhiều thương hiệu con để gia tăng lợi thế cạnh tranh và mở rộng mức độ nhận diện trên thị trường.  

Kết luận 

Mô hình 3C trong marketing là một khái niệm quen thuộc đối với những người làm truyền thông, kinh doanh. Dù cơ chế hoạt động của mô hình vô cùng giản, tập trung đánh giá trên 3 tiêu chí nhưng mang đến khối lượng thông tin có giá trị cao cho doanh nghiệp. Mong rằng sẽ được gặp lại các bạn trong nhiều bài viết chia sẻ hấp dẫn, hữu ích khác tại Pharmarketing!

Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì? Những loại mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn