backtop

Hướng dẫn xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả cho doanh nghiệp

Chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Việc phát triển một sản phẩm mà không có chiến lược cụ thể sẽ khiến các doanh nghiệp lãng phí thời gian, chi phí, nhân lực mà không đạt được hiệu quả mong muốn. Trong bài viết dưới đây, PharMarketing sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về xây dựng chiến lược sản phẩm trong marketing.

Chiến lược sản phẩm là gì?

Chiến lược sản phẩm (Product strategy) là một kế hoạch chi tiết, mô tả định hướng và mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra để đạt được kỳ vọng đối với sản phẩm/dịch vụ của mình. Để xây dựng một chiến lược hiệu quả, bạn phải trả lời các câu hỏi:

Chiến lược sản phẩm là một kế hoạch chi tiết, mô tả định hướng và mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra để đạt được kỳ vọng đối với sản phẩm/dịch vụ của mình
Chiến lược sản phẩm là một kế hoạch chi tiết, mô tả định hướng và mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra để đạt được kỳ vọng đối với sản phẩm/dịch vụ của mình

 

  • Đối tượng mục tiêu của sản phẩm
  • Sản phẩm có những tính năng, lợi ích gì nổi bật
  • Mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được trong suốt vòng đời sản phẩm

Sản phẩm là công cụ cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp và chiến lược sản phẩm cũng là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng các chiến lược về giá, phân phối… nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Một chiến lược được xem là hiệu quả nếu nó thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng và đảm bảo tính khả thi cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Vai trò chiến lược sản phẩm đối với doanh nghiệp

Chiến lược sản phẩm được coi là chiếc chìa khóa quyết định đến sự thành công của hoạt động tiếp thị, bởi lẽ công cụ này đóng những vai trò đặc biệt quan trọng như sau:

Đối với doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược sản phẩm đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập mục tiêu cụ thể, quyết định chính xác các bước cần thực hiện để hạn chế những rủi ro và đạt được sự thành công cho hoạt động kinh doanh.

Khi chiến lược rõ ràng, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan để định hình các bước đi phù hợp mang lại hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, nó cũng là cơ sở để doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu mà mình hướng đến. 

Đối với khách hàng

Các sản phẩm chất lượng tốt và mang lại nhiều giá trị cho người tiêu dùng sẽ dễ dàng tạo được sự tin tưởng với họ. Vì vậy, chiến lược sản phẩm sẽ giúp khách hàng tìm được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. 

Đối với đối thủ cạnh tranh 

Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp chuẩn bị các phương án đối phó với đối thủ cạnh tranh. Đối thủ có thể định vị giá hoặc triển khai các chương trình khuyến mãi giống như bạn, vì thế để tạo lợi thế cạnh tranh bạn cần một chiến lược rõ ràng hoặc nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới với lợi ích vượt trội hơn.

Chiến lược sản phẩm sẽ giúp khách hàng tìm được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu
Chiến lược sản phẩm sẽ giúp khách hàng tìm được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu

Yếu tố cần có trong chiến lược sản phẩm

Thông thường, một chiến lược sản phẩm bao gồm các yếu tố sau:

Nhãn hiệu và bao bì sản phẩm

Là yếu tố đầu tiên thu hút khách hàng, bao bì không chỉ là nơi cung cấp thông tin, lợi ích của sản phẩm mà còn là công cụ không thể thiếu trong việc gia tăng nhận diện và tạo dựng uy tín thương hiệu. Vì vậy, doanh nghiệp không nên bỏ qua mà cần đầu tư thiết kế nhãn hiệu, bao bì độc đáo, ấn tượng, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm của khách hàng mục tiêu.

Hỗ trợ khách hàng

Chiến lược sản phẩm không chỉ dừng lại tại thời điểm mua hàng mà còn đến sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp và hỗ trợ khách hàng kịp thời sẽ góp phần xây dựng lòng trung thành của họ với thương hiệu, tạo tiền đề cho những chu kỳ mua hàng tiếp theo. Ngoài ra, dịch vụ khách hàng cũng là một yếu tố giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong trường hợp thị trường sản phẩm đã bão hòa.

Phát triển sản phẩm mới 

Nhu cầu của khách hàng sẽ thay đổi theo thời gian, vì vậy, để luôn cung cấp cho họ những sản phẩm phù hợp với thị hiếu thì việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, phù hợp với xu hướng là một nhiệm vụ các doanh nghiệp cần phải thực hiện. Việc này cũng đảm bảo sự cạnh tranh bền vững cho thương hiệu trên thị trường.

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, phù hợp với xu hướng là nhiệm vụ các doanh nghiệp cần phải thực hiện
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, phù hợp với xu hướng là nhiệm vụ các doanh nghiệp cần phải thực hiện

Các bước tạo chiến lược sản phẩm hiệu quả cho doanh nghiệp

Để có thể xây dựng một chiến lược sản phẩm hiệu quả, bạn có thể tham khảo 5 bước sau đây:

Bước 1: Xác định nhu cầu khách hàng

Đầu tiên bạn cần phải nghiên cứu thị trường để xác định những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Để làm được điều này, bạn có thể thực hiện các cuộc khảo sát trực tuyến hoặc trò chuyện trực tiếp với khách hàng. Từ đó đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm cũng như những rủi ro có thể gặp phải để dự trù những phương án giải quyết.

Bước 2: Xác định tầm nhìn sản phẩm

Xây dựng tầm nhìn chính xác cho sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể tạo ấn tượng đối với khách hàng. Đồng thời, nó cũng là một yếu tố để doanh nghiệp xây dựng thông điệp ấn tượng, góp phần tạo sự nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.

Bước 3: Xác định mục tiêu sản phẩm

Xác định mục tiêu sản phẩm dựa trên những định hướng mà doanh nghiệp đã đặt ra. Một số mục tiêu có thể kể đến như: tăng doanh thu, tăng tương tác, tăng nhận diện thương hiệu… Việc xác định mục tiêu là nền tảng không thể thiếu giúp định hướng triển khai các kế hoạch tiếp thị đạt hiệu quả.

Bước 4: Xây dựng lộ trình phát triển sản phẩm

Sau khi xác định mục tiêu, bạn cần dựa vào những mục tiêu đó để xây dựng lộ trình phát triển thích hợp cho sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng những phương án cụ thể khi sản phẩm đến giai đoạn bão hòa để chủ động kiểm soát nếu có tình huống phát sinh.

Bước 5: Kiểm tra

Bước cuối cùng trong chiến lược sản phẩm là thiết lập một danh sách chi tiết các định hướng và công việc cụ thể cần thực hiện. Từ đó điều chỉnh cho phù hợp với những mục tiêu ban đầu mà doanh nghiệp đã đề ra để xây dựng một chiến lược hoàn chỉnh nhất.

Các loại chiến lược sản phẩm phổ biến hiện nay

Dưới đây là một số chiến lược sản phẩm phổ biến hiện nay:

Chiến lược về nhãn hiệu

Tên gọi của các sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến mức độ ghi nhớ, cảm nhận và động lực mua hàng của người tiêu dùng. Các cách đặt tên sản phẩm có thể kể đến là:

  • Đặt tên riêng biệt

Mỗi sản phẩm sẽ có một tên gọi khác nhau. Điều này có thể hạn chế rủi ro về mặt thương hiệu giữa các sản phẩm. Tuy nhiên, với mỗi sản phẩm mới được ra mắt đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn để khách hàng chú ý và tin dùng sản phẩm. Ví dụ: Trà xanh C2, Nước tăng lực Rồng Đỏ, Bánh Cream-O… là sản phẩm của công ty URC Việt Nam.

  • Đặt tên theo từng dòng sản phẩm

Cách này giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ các sản phẩm cùng nhóm, tạo sự thuận lợi hơn khi doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm cùng dòng. Ngoài ra, cách này cũng hạn chế tình trạng ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dòng sản phẩm của thương hiệu. Ví dụ: Dòng sản phẩm chăm sóc da và tóc của Dove gồm: dầu gội, dầu xả, sữa tắm, kem dưỡng da…

  • Tên thương hiệu là tên sản phẩm

Ưu điểm là tiết kiệm chi phí khi quảng bá sản phẩm. Nhưng nếu một sản phẩm không tốt có thể dẫn đến toàn bộ các sản phẩm bị “tẩy chay” theo. Ví dụ: Các sản phẩm của hãng LG: TV, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi…

  • Kết hợp tên thương hiệu và tên riêng của sản phẩm

Cách này vừa tận dụng được uy tín thương hiệu vừa tạo dấu ấn riêng cho từng sản phẩm. Ví dụ: Samsung galaxy A, Samsung galaxy S22, Samsung galaxy Z…

Chiến lược cho từng sản phẩm

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu để xây dựng những kế hoạch tiếp thị tiếp cận khách hàng nhằm chứng minh cho họ thấy những giá trị và lợi ích họ sẽ nhận được nếu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Dựa trên các cấp độ cấu thành của một sản phẩm cùng những đặc điểm về thị trường và nguồn lực doanh nghiệp, có thể xây dựng chiến lược cho từng sản phẩm theo các hướng:

  • Đổi mới sản phẩm

Phát triển các sản phẩm mới chưa từng xuất hiện trên thị trường hoặc sản phẩm mới là sự kế thừa và tối ưu hơn sản phẩm cũ.

  • Bắt chước

Sao chép những ưu điểm của các sản phẩm thành công trên thị trường và tăng sự cạnh tranh bằng các chiến lược về giá cả.

  • Tái định vị sản phẩm

Thiết lập vị trí mới trong tâm trí khách hàng bằng cách đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu để tạo động lực khiến họ ra quyết định mua. 

Chiến lược về dòng sản phẩm

Nếu sở hữu nhiều dòng sản phẩm, doanh nghiệp có thể:

  • Tăng thêm mặt hàng trong dòng sản phẩm

Bằng cách tạo thêm các mặt hàng trong một dòng sản phẩm giúp doanh nghiệp nhắm đến nhiều phân khúc thị trường nhằm gia tăng lợi nhuận.

  • Bổ sung dòng sản phẩm

Bổ sung thêm mặt hàng mới vào dòng sản phẩm hiện có để tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số và có thể cản trở sự phát triển của đối thủ cạnh tranh.

  • Loại bỏ sản phẩm không hiệu quả

Việc loại bỏ các sản phẩm hoặc dòng sản phẩm không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực đầu tư cho các sản phẩm, dòng sản phẩm hiệu quả hơn.

  • Thay đổi dựa trên các mặt hàng hiện có

Doanh nghiệp có thể thay đổi các thành phần, thay đổi kiểu dáng, kích thước, màu sắc bao bì… sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng hiện tại nhằm thu hút và tạo động lực mua hàng.

Chiến lược về tập hợp sản phẩm

Để quản lý tất cả các sản phẩm hiện có, bạn sẽ cần xây dựng chiến lược riêng về tập hợp sản phẩm. Một số lưu ý khi xây dựng chiến lược này đó là:

  • Mở rộng tập hợp sản phẩm 

Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm mở rộng phân khúc thị trường mục tiêu.

  • Kéo dài các dòng sản phẩm

Tăng thêm một số mặt hàng cho mỗi dòng để hoàn thiện các dòng sản phẩm.

  • Tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm

Thay đổi một hoặc một vài thành phần của sản phẩm: màu sắc, mùi vị, thể tích, khối lượng, kiểu dáng… trong cùng một dòng.

  • Tăng/giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm

Tùy vào vào vị thế trên thị trường và nguồn lực hiện tại mà doanh nghiệp cân nhắc để “lấn sân” sang một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới.

Chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm

Bất kỳ một sản phẩm nào cũng sẽ có một vòng đời gồm 4 giai đoạn như sau:

  • Giới thiệu

Đây là giai đoạn sản phẩm vừa được ra mắt trên thị trường. Lúc này, doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực, đẩy mạnh vào các hoạt động tiếp thị để sản phẩm có thể nhanh chóng thâm nhập vào thị trường. 

  • Phát triển

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng uy tín và tạo tin tưởng với thương hiệu. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xem xét các vấn đề về giá, đẩy mạnh phát triển kênh phân phối và cung cấp dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp để tăng lợi thế cạnh tranh.

  • Trưởng thành

Giai đoạn này doanh thu sẽ đạt đến mức tối đa nhưng sẽ tăng rất chậm do thị trường đã bão hòa. Lúc này, doanh nghiệp cần cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị hấp dẫn để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng trung thành. 

  • Suy thoái

Trong giai đoạn này số lượng sản phẩm bán ra và doanh thu sẽ sụt giảm một cách nhanh chóng. Lúc này, doanh nghiệp có thể triển khai nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn để bán hết những sản phẩm đang còn tồn kho. Đồng thời, đây cũng là lúc doanh nghiệp  tung ra thị trường sản phẩm mới và tiếp tục bắt đầu một vòng đời sản phẩm. 

Một số lưu ý khi xây dựng chiến lược sản phẩm

Một số lưu ý bạn cần quan tâm khi xây dựng chiến lược sản phẩm đó là:

Tập trung vào khách hàng mục tiêu

Việc xác định chân dung đối tượng mục tiêu cũng như nhu cầu của họ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược sản phẩm có định hướng rõ ràng, tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu và đảm bảo tính khả thi cho chiến lược. Ngoài ra, dựa vào những phản hồi của khách hàng doanh nghiệp có thể cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ tốt hơn nhằm đạt được những hiệu quả tốt nhất.

Tập trung vào khách hàng mục tiêu
Tập trung vào khách hàng mục tiêu

Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ giúp doanh nghiệp biết được sản phẩm của mình có những điểm mạnh nào so với đối thủ để tập trung vào các điểm nổi bật đó nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh. Đồng thời doanh nghiệp cũng biết được vị trí của mình trên thị trường và đưa ra những bước đi phù hợp để phát triển chiến lược sản phẩm hiệu quả hơn.

Tìm hiểu đầu ra

Nghiên cứu yếu tố đầu ra, hiểu rõ insight khách hàng là điều vô cùng quan trọng khi xây dựng chiến lược sản phẩm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Để làm tốt việc này, bạn cần cân nhắc các vấn đề sau: mô hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp là gì, kênh phân phối hiện tại, phương tiện truyền thông đang sử dụng, các yếu tố công nghệ…

Cân nhắc các yếu tố vĩ mô

Môi trường vĩ mô là tổng hợp tất cả yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp gồm: chính trị, văn hóa - xã hội, kinh tế, tình hình kinh tế… Những nhân tố này thường bất ngờ và khó có thể lường trước được và chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược của bạn. Vì vậy, việc chủ động theo dõi các yếu tố vĩ mô có thể giúp doanh nghiệp có những phương án xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức tổng quan nhất về chiến lược sản phẩm. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách xây dựng một chiến lược hiệu quả để mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công.

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn