backtop

Mô hình kinh doanh B2C: Lợi ích và cách thực hiện mô hình kinh doanh hiệu quả

B2C là một mô hình kinh doanh được nhiều doanh nghiệp hướng tới bởi tiềm năng và lợi ích to lớn mà mô hình này mang lại. Hiện nay, B2C là một trong bốn mô hình kinh doanh phổ biến nhất. Vậy mô hình này là gì, nên áp dụng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng PharMarketing tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Mô hình kinh doanh B2C là gì

B2C là viết tắt của Business To Consumer là quá trình giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp (Business) với người tiêu dùng (Consumer). Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ cũng đã dẫn tới sự đổi mới trong mô hình kinh doanh B2C mà điển hình là hình thức mua - bán thông qua internet: nền tảng thương mại điện tử, website, app bán hàng…

Hiện nay, B2C là một trong bốn mô hình kinh doanh phổ biến nhất
Hiện nay, B2C là một trong bốn mô hình kinh doanh phổ biến nhất

Các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình B2C phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, với mô hình này các đại lý hay nhà bán lẻ cũng đóng vai trò là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

Lợi ích B2B mang lại cho doanh nghiệp

Những lợi ích mà mô hình kinh doanh B2B mang lại cho doanh nghiệp có thể kể đến là:

Tăng trưởng doanh số bán hàng

Với sự trợ giúp của công nghệ, doanh nghiệp khi kinh doanh theo mô hình B2C sẽ sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng qua các nền tảng thương mại điện tử. Đặc biệt, xu hướng mua sắm online đang ngày càng được ưa chuộng như hiện nay thì việc tiếp cận và mở rộng tệp khách hàng mục tiêu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Điều này, không chỉ giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh số bán hàng mà còn có thể mở rộng quy mô kinh doanh.

Một trong những lợi ích của mô hình B2C đó là giúp tăng doanh số bán hàng
Một trong những lợi ích của mô hình B2C đó là giúp tăng doanh số bán hàng

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Kinh doanh theo mô hình B2C có thể giúp doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách giữa người bán và người mua. Bởi vì thông qua các cuộc trao đổi trực tiếp, doanh nghiệp sẽ có được thông tin khách hàng và hiểu hơn về nhu cầu của họ. Từ đó kết nối và chăm sóc khách hàng tốt hơn cũng như tối ưu quá trình mua hàng để đem lại sự hài lòng cho họ.

Tiết kiệm chi phí

Lợi ích tiếp theo và dễ nhận thấy nhất mà mô hình B2C mang lại cho doanh nghiệp chính là việc tiết kiệm chi phí. Nếu so với hình thức truyền thống doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí cho việc thuê mặt bằng, thuê nhân viên bán hàng… thì với việc triển khai mô hình B2C thương mại điện tử sẽ có thể giảm thiểu những chi phí này.

Một số mô hình B2C hiện đang có trên thị trường

Dưới đây sẽ là 5 mô hình kinh doanh B2C phổ biến trên thị trường hiện nay mà bạn cần nắm vững, cụ thể như sau:

Mô hình bán hàng trực tiếp

Đây là mô hình phổ biến nhất của B2C, trong đó các nhà sản xuất, cửa hàng, các đại lý phân phối… sẽ giữ vai trò là nhà cung cấp. Hiện nay, các nhà cung cấp sẽ xây dựng cho mình gian hàng trực tuyến trên mạng xã hội hoặc website bán hàng chuyên nghiệp. Đây sẽ là nơi để người bán tiếp cận với khách hàng, giúp họ dễ dàng lựa chọn và đặt mua sản phẩm phù hợp.

Mô hình trung gian trực tuyến

Đây là mô hình mà doanh nghiệp sẽ đóng vai trò là đơn vị trung gian, kết nối giữa người bán với người mua. Ví dụ điển hình của mô hình này có thể kể đến các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki. Tuy nhiên, khi kinh doanh theo mô hình trung gian trực tuyến, doanh nghiệp sẽ cần sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng để xử lý đơn hàng, kho hàng, theo dõi vận chuyển… 

Các sàn thương mại điện tử là một mô hình B2C trung gian trực tuyến
Các sàn thương mại điện tử là một mô hình B2C trung gian trực tuyến

Mô hình dựa trên quảng cáo

Đối với mô hình này, doanh nghiệp sẽ sử dụng các hình thức quảng cáo để thu hút khách hàng truy cập vào website bán hàng của mình. Phương pháp phổ biến nhất mà các doanh nghiệp thường sử dụng là tối ưu nội dung trên thanh công cụ tìm kiếm (SEO) để thu hút người dùng truy cập. Trong các bài viết sẽ được chèn thêm quảng cáo về các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp muốn bán.

Mô hình dựa trên cộng đồng

Đây là mô hình kinh doanh B2C mà doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách xây dựng các cộng đồng trên mạng xã hội dựa trên sở thích của họ. Tại đây, doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình một cách khéo léo. 

Mô hình dựa trên phí sử dụng

Đặc trưng của mô hình này là khách hàng sẽ phải trả phí để có thể sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Với mô hình này, người dùng có thể lựa chọn gói dịch vụ trả phí thông thường hoặc lựa chọn gói cao cấp để sử dụng tất cả các tính năng mà sản phẩm cung cấp. Chúng ta có thể kể đến một số nền tảng/ứng dụng điển hình của mô hình này là Netflix, Spotify, Canva... 

Cách thực hiện mô hình B2C chuyên nghiệp

Để ứng dụng mô hình kinh doanh B2C hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình bán hàng chuyên nghiệp. Sau đây là 3 bước cơ bản khi thực hiện mô hình B2C:

Bước 1: Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng

Bước đầu tiên khi thực hiện mô hình B2C là tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thu hút họ quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phân tích khách hàng để tìm ra nhu cầu, mong muốn của họ. Sau đó xây dựng các chiến lược tiếp cận khách hàng hợp lý thông qua quảng cáo, website, mạng xã hội…

Tìm kiếm khách hàng là bước đầu tiên cần làm khi thực hiện mô hình B2C
Tìm kiếm khách hàng là bước đầu tiên cần làm khi thực hiện mô hình B2C

Bước 2: Thực hiện bán hàng

Sau khi tiếp cận khách hàng thành công, doanh nghiệp cần phải tư vấn kịp thời, hỗ trợ giải đáp tất cả thắc mắc của khách hàng. Sau đó thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định bằng cách cho thấy sản phẩm/dịch vụ là giải pháp tốt nhất cho vấn đề của họ, tính năng độc nhất và lợi ích của sản phẩm… 

Bước 3: Đánh giá kết quả

Sau khi bán hàng, bạn cần đánh giá kết quả của quy trình bán hàng trong một khoảng thời gian cụ thể, thông thường sẽ là 1 tháng. Bạn có thể sử dụng các công cụ đo lường phản hồi hoặc hỏi ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Dựa vào những phản hồi này, bạn có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng… để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Ví dụ về mô hình B2C

Hãy cùng PharMarketing phân tích ví dụ về Coca-Cola để hiểu rõ hơn về cách các thương hiệu ứng dụng mô hình B2C thành công như thế nào nhé! Coca-cola là một thương hiệu nước giải khát nổi tiếng trên toàn thế giới, phần lớn các các chiến dịch truyền thông của Coca-cola hướng đến việc kết nối cảm xúc cho khách hàng, xóa bỏ suy nghĩ về nước uống giải khát có ga, ngọt và không tốt cho sức khỏe.

Tại Việt Nam, các chiến dịch của Coca-Cola thường được đẩy mạnh trong dịp lễ Tết với những TVC quảng cáo “bắt trọn” từng khoảnh khắc yêu thương gia đình trong dịp sum vầy cuối năm. Đây không phải là một ý tưởng mới, nhưng Coca-Cola vẫn đạt được những thành công nhất định khi khai thác và khắc họa tinh tế những câu chuyện của khách hàng và chạm đến cảm xúc của họ. Hiện nay, khi nhắc đến Coca-Cola, khách hàng thường sẽ nghĩ về cái Tết yêu thương, những bữa cơm quây quần bên nhau.

Song song với việc xây dựng nhận thức thương hiệu, Coca-Cola cũng nghiên cứu và cho ra mắt các dòng sản phẩm: Coca light, Coca Zero Sugar, Dasani, Aquarius… tạo cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn theo sở thích. Ngoài ra, Coca-Cola phân phối sản phẩm ở hầu hết các siêu thị lớn, nhỏ, các cửa hàng tạp hóa từ thành thị đến nông thôn, sàn thương mại điện tử… Với mạng lưới phân phối rộng lớn, khách hàng có thể dễ dàng mua được sản phẩm của Coca-cola. 

Bằng việc thực hiện những chiến dịch quảng cáo thông minh chạm tới cảm xúc, xây dựng nhận thức mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng, hệ thống phân phối rộng lớn, giá thành hợp lý, nhiều dòng sản phẩm chất lượng với hương vị thơm ngon… tất cả đã đưa Coca-Cola trở thành một trong ba thương hiệu phổ biến toàn cầu.

Kết luận

Với những lợi ích to lớn mà mô hình kinh doanh B2C đem lại cho doanh nghiệp thì mô hình này được dự đoán sẽ là xu hướng và sẽ phát triển hơn trong tương lai. Vì thế, hiểu rõ về mô hình này cũng như ứng dụng nó vào trong hoạt động kinh doanh của mình chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đạt được nhiều kết quả tốt. PharMarketing chúc bạn luôn thành công. Hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo.

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn