backtop

Mô hình kinh doanh là gì? Những loại mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay

Hầu hết các doanh nghiệp khi bắt đầu công việc kinh doanh hoặc mở rộng thị trường đều cần xác định một mô hình kinh doanh phù hợp. Với mọi ngành nghề, lĩnh vực, mô hình kinh doanh luôn là nền tảng quyết định mọi hoạt động và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Vậy mô hình kinh doanh là gì? Trong bài viết dưới đây PharMarketing sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về khái niệm này! 

Khái niệm về mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh chính là con đường và định hướng hoạt động của một doanh nghiệp, nó cho thấy cách một doanh nghiệp kiếm lợi nhuận từ những sản phẩm, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, việc phát triển mô hình kinh doanh không chỉ để phục vụ cho việc tìm kiếm lợi nhuận mà còn là kế hoạch phát triển mang tính dài hạn của doanh nghiệp.

Khái niệm về mô hình kinh doanh
Khái niệm về mô hình kinh doanh

Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh với sự phát triển của doanh nghiệp

Mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp đặc biệt những đơn vị mới thành lập. Đây là cơ sở để nhận biết và đánh giá cơ hội, tiềm năng của doanh nghiệp trên thị trường.

Giống như một bản kế hoạch chi tiết thể hiện rõ lộ trình và danh sách các công việc cần thực hiện để đạt được mục đích, mô hình kinh doanh cho thấy quy mô, cách thức vận hành và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Đó chính là nền móng để doanh nghiệp tạo ra giá trị bền vững và phát triển lâu dài.

Sự khác biệt giữa mô hình kinh doanh và mô hình doanh thu

Mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh có thể là phương thức tạo ra doanh thu, lợi nhuận, nhưng không phải phương thức nào tạo ra thu nhập cũng là mô hình kinh doanh. Khái niệm mô hình kinh doanh mang nghĩa bao quát hơn, nó bao hàm toàn bộ các hoạt động kinh doanh, thu hút khách hàng, cách duy trì và quản lý chuỗi cung ứng...

Tùy theo ngành nghề và định hướng kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn phát triển theo mô hình riêng. Ví dụ như: Coca-Cola lựa chọn mô hình kinh doanh là chiến lược phân phối sản phẩm trong khi McDonald's lại chọn nhượng quyền thương hiệu là mô hình phát triển của mình.

Nhìn chung, mỗi công ty sẽ chọn phát triển một mô hình độc quyền. Lựa chọn được mô hình phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị lâu dài. 

Mô hình doanh thu

Mô hình doanh thu là chiến lược quản lý các nguồn thu của doanh nghiệp, là cách thức để có thể tạo ra doanh thu, lợi nhuận và đảm bảo mức doanh thu đó luôn lớn hơn chi phí đầu tư ban đầu.

Nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm mô hình kinh doanh và mô hình doanh thu, nhưng thực chất mô hình doanh thu có ý nghĩa hẹp hơn. Nó chỉ là thành phần để tạo nên một mô hình kinh doanh tổng thể.

Những yếu tố quyết định sự thành công của mô hình kinh doanh

Xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả, phù hợp cho doanh nghiệp không phải việc dễ dàng. Để hiểu cụ thể cũng như chọn được mô hình phù hợp bạn cần nắm vững 9 yếu tố chính:

  • Các hoạt động chính của doanh nghiệp
  • Phân khúc khách hàng mục tiêu
  • Liệt kê đối tác quan trọng
  • Quan hệ khách hàng
  • Tài nguyên cốt lõi
  • Kênh phân phối
  • Đề xuất giá trị
  • Nguồn thu nhập
  • Cơ cấu chi phí

Tuy nhiên, tùy thuộc từng điều kiện cụ thể các doanh nghiệp có thể điều chỉnh các yếu tố trên sao cho phù hợp. Từ đó, xây dựng các mô hình kinh doanh mới tối ưu và ít chi phí hơn. 

Yếu tố quyết định sự thành công của mô hình kinh doanh
Yếu tố quyết định sự thành công của mô hình kinh doanh

 

Các bước xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả

Tùy theo điều kiện và đặc trưng về sản phẩm, dịch vụ, mỗi doanh nghiệp sẽ có những mô hình kinh doanh riêng biệt. Về cơ bản để có thể xây dựng mô hình hiệu quả thì bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:

Nghiên cứu đánh giá nhu cầu khách hàng

Bước đầu tiên trong xây dựng mô hình kinh doanh là khảo sát, tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Bạn cần xác định được đối tượng khách hàng mình muốn hướng đến là ai? Nhu cầu và sự quan tâm của họ là gì? Và cần làm gì để thu hút các đối tượng đó?

Khi giải đáp được những câu hỏi này tức là bạn đã xác định được đối tượng khách hàng và đánh giá sơ lược về nhu cầu của họ, từ đó đưa ra các định hướng và ý tưởng kinh doanh phù hợp với những nhu cầu nêu trên.

Xây dựng ý tưởng kinh doanh đáp ứng nhu cầu khách hàng

Khi đã hiểu được mong muốn, sở thích của khách hàng, bước tiếp theo là tạo được những sản phẩm chất lượng, mẫu mã, giá cả đáp ứng nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, việc thường xuyên đổi mới và thiết kế sản phẩm độc đáo hợp với xu hướng sẽ giúp bạn thu hút được người tiêu dùng tốt hơn. Điều này mang tới cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ, từ đó họ sẽ có xu hướng sẵn sàng chi tiền mua sắm, giúp doanh số bán hàng gia tăng.

Hoạch định chi phí sản phẩm phù hợp với sản xuất

Bước tiếp theo trong quy trình là hoạch định chi phí sản xuất phù hợp. Làm thế nào để tối ưu chi phí sản xuất và tạo ra được sản phẩm chất lượng? Các yếu tố mà doanh nghiệp cần phải xem xét khi hoạch định chi phí như: Cơ sở hạ tầng, Nguồn nguyên vật liệu chất lượng, Đội ngũ nhân công,... 

Trong đó, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc tối ưu các công đoạn trong dây chuyền sản xuất và hoạch định chi phí sản phẩm để mang đến giá thành phù hợp cho người tiêu dùng.

Hoàn thiện mô hình kinh doanh và tiến hành triển khai

Khi đã hoàn thành tốt các bước trên, bước cuối cùng là doanh nghiệp cần hiện thực hóa mô hình. Bên cạnh những yếu tố quan trọng cần chuẩn bị như nguồn vốn, nguồn nhân lực,... doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc tiến hành xây dựng cơ sở vật chất và liên kết với những đối tác tiềm năng, từ đó  chuẩn bị kỹ càng cho chiến lược phát triển lâu dài và bền vững.

Một số dạng mô hình kinh doanh phổ biến

Nếu bạn chưa có ý tưởng xây dựng mô hình kinh doanh thì hãy tham khảo Top 8 mô hình kinh doanh dưới đây:

Mô hình kinh doanh Online

Hiện nay, mô hình kinh doanh online rất phổ biến. Đây là hình thức kinh doanh thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok,… Doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên các nền tảng này để thu hút khách hàng.

Mô hình kinh doanh Online
Mô hình kinh doanh Online

Ưu điểm của mô hình này là tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng, nhân công, tiếp cận được với data khách hàng tiềm năng mà không bị giới hạn bởi không gian, thời gian. Nhờ sự bùng nổ của công nghệ số thông qua các ứng dụng giao hàng, khách hàng có thể order và nhận sản phẩm tại nhà mà không cần phải đi lại nhiều. 

Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này là khách hàng không được thử hoặc nhìn sản phẩm trực tiếp nên có thể sản phẩm thật không giống với kỳ vọng. Ngoài ra, hỏng hóc, thất lạc sản phẩm trong quá trình vận chuyển hoặc khách hàng từ chối nhận hàng cũng là hạn chế của mô hình kinh doanh này.         

Mô hình kinh doanh bán trả phí Freemium

Mô hình kinh doanh Freemium có sự kết hợp của sản phẩm miễn phí và trả phí. Ví dụ điển hình về mô hình Freemium là công ty cho khách hàng trải nghiệm một sản phẩm miễn phí, được thiết kế tương tự như sản phẩm gốc nhưng bị hạn chế một vài chức năng.

Mục đích của mô hình này là thu hút khách hàng tiềm năng khi được dùng sản phẩm miễn phí, họ sẽ được trải nghiệm, tạo sự tin tưởng và tăng khả năng mua hàng nếu sản phẩm đó phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. 

Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết (Affiliate)

Mô hình kinh doanh này không quảng cáo trực tiếp mà thông qua các liên kết được đính kèm trong nội dung bài viết, hình ảnh, banner, box quảng cáo,... Làm tiếp thị liên kết có thể coi là một nghề độc lập mà người làm tự do về thời gian, chủ động sắp xếp công việc. Người tham gia đóng vai trò quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp đến khách hàng. Với mỗi đơn hàng thành công sẽ nhận được % hoa hồng tương ứng.

Ngoài website, bạn có thể tiến hành Affiliate qua Facebook, Youtube, Email và nhiều nền tảng khác nữa. Mô hình này hiện đang được các KOLs áp dụng rộng rãi trong các công cụ quảng cáo của họ.

Mô hình kinh doanh Agency

Agency là những công ty chuyên tư vấn và cung cấp giải pháp Marketing cho đơn vị khác. Agency bao gồm những chuyên gia Marketing có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, họ có ý tưởng dồi dào, tư vấn chiến lược truyền thông và cách thực thi hiệu quả nhằm mục đích phát triển thương hiệu, quảng bá rộng rãi sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng. 

Hầu hết doanh nghiệp có thể hợp tác với các Agency trong tất cả hoạt động chiến dịch Marketing. Với đặc thù mô hình kinh doanh Agency, họ có thể dễ dàng liên kết với các công ty truyền thông khác hay site báo để giúp bạn hoàn thành tốt chiến dịch Marketing đề ra ban đầu. 

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Mô hình thương mại điện tử là mô hình kinh doanh giúp cho cá nhân cũng như doanh nghiệp kinh doanh, bán hàng và thu lợi nhuận dễ dàng, đồng thời người mua chọn lựa được nơi mua hàng uy tín, thông qua Internet. Một số sàn thương mại điện tử nổi tiếng trong mô hình kinh doanh này như Shopee, Tiki, Sendo hay Lazada. 

Với mô hình này doanh nghiệp có thể tạo gian hàng một cách dễ dàng, chi phí đầu tư nhỏ hơn so với các hình thức thương mại truyền thống. Đồng thời dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn do cung cấp thông tin cũng như giá cả của sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh chóng nhất. Đối với người mua, họ có nhiều lựa chọn hơn do đó có thể mua được sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh. Vì thế ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào mô hình này.

Mô hình kinh doanh hệ sinh thái

Kinh doanh hệ sinh thái là mạng lưới bao gồm nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng,…các tổ chức này cùng liên quan đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Mô hình hệ sinh thái giúp người tiêu dùng và nhà cung cấp trao đổi lợi ích qua lại.

Mô hình kinh doanh Canvas

Mô hình này được sáng lập bởi nhà kinh tế Alexander Osterwalder. Nó giúp các doanh nghiệp thoát khỏi tư duy tập trung phát triển sản phẩm mà hướng về thiết kế mô hình kinh doanh.

Mô hình kinh doanh Canvas
Mô hình kinh doanh Canvas

Mô hình này gồm có 9 yếu tố quan trọng như: phân khúc khách hàng, giá trị đề xuất, quan hệ khách hàng, dòng doanh thu, nguồn lực chính, hoạt động chính, đối tác chính, cơ cấu chi phí,…

Mô hình kinh doanh nhỏ (Hộ gia đình)

Kinh doanh gia đình là mô hình kinh doanh nhỏ, cho dù bạn xây dựng một công ty mô hình này với số vốn lớn, thì mọi hoạt động của công ty vẫn do bạn làm chủ và kiểm soát. 

Ví dụ của mô hình này có thể kể đến như mô hình kinh doanh quán ăn vặt, mô hình cơm văn phòng, hoặc kinh doanh thiết bị gia dụng, điện tử. 

KẾT LUẬN

Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một ý tưởng kinh doanh để bắt đầu khởi nghiệp thì những mô hình trong bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn. PharMarketing hy vọng bạn sẽ lựa chọn được một mô hình phù hợp và mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn