backtop

Meta description là gì? Cách viết Meta description thu hút & chuẩn SEO

Meta description đóng một vai trò quan trọng quyết định xem người đọc có hứng thú với bài viết của bạn hay không? Thẻ mô tả này thường xuất hiện ngay sau dưới tiêu đề với vai trò tóm tắt về nội dung của bài. Vậy Meta description là gì? Cùng PharMarketing tìm hiểu ngay về thuật ngữ này và cách viết sapo hấp dẫn ngay thôi nào!

Thẻ Meta nói chung & Meta description là gì?

Meta description là gì

Meta description có vai trò quan trọng trong việc kích thích người xem 


Trước khi tìm hiểu về Meta description, bạn cần phải hiểu rõ thẻ Meta là gì? Meta Tag được biết đến là một đoạn văn bản ngắn khái quát nội dung trên trang. Thẻ này thường chỉ xuất hiện ở phần mã nguồn của trang mà không xuất hiện trong bài viết. Về cơ bản, Google đánh giá xem các nội dung trên thẻ này thuộc trang web của bạn đang nói về nội dung gì?

Hiện nay, thẻ Meta có 4 loại phổ biến trong SEO như:

  • Meta Keywords: Một list từ khóa liên quan đến nội dung bài viết
  • Meta title: Dòng tiêu đề xuất hiện ở đầu trình duyệt - yếu tố chính khách hàng để ý tới bài viết.
  • Meta description: Phần mô tả ngắn gọn về nội dung trong trang.
  • Meta Robots: Một chỉ dẫn cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm (robot hoặc “bot”) về những gì họ nên làm với trang.

#Meta description là gì?

Meta description là thẻ trong HTML có độ dài khoảng 155-160 ký, xuất hiện bên dưới đường link liên kết bài viết khi công cụ tìm kiếm trả kết quả. Phần mô tả này tóm tắt nội dung của trang web được liên kết phía trên nó. 

Mặc dù meta description không phải là yếu tố xếp hạng chính thức trong kết quả tìm kiếm của Google nhưng có thể được chỉnh sửa để thu hút người đọc click vào bài viết. Ngoài ra phần thẻ mô tả này còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) của doanh nghiệp.

Những từ khóa khớp với tìm kiếm của người dùng sẽ được in đậm lên trong phần thẻ mô tả này, người dùng có thể đánh giá xem, link nội dung đó có thực sự là điều họ đang tìm kiếm hay không?

Một Meta description đi đúng trọng tâm chính không chỉ thu hút người dùng nhấp vào link bài viết mà còn gia tăng lưu lượng truy cập cho các website vệ tinh khác hoặc quảng cáo. 

Xem thêm: Meta Title là gì? Tại sao thẻ Meta Title lại quan trọng trong SEO

Phân tích cách hiển thị của thẻ Meta description

Bạn sẽ thường thấy Meta description tại 2 nền tảng hiển thị phổ biến sau đây:

Trên các công cụ tìm kiếm

Vị trí hiển thị của thẻ Meta trong phần kết quả tìm kiếm

Vị trí hiển thị của thẻ Meta trong phần kết quả tìm kiếm

Thẻ Meta description sẽ xuất hiện cùng thẻ tiêu đề, thời gian đăng bài cũng như đường link URL trên top kết quả công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc. Đôi khi bạn sẽ bắt gặp nội dung không có phần thẻ mô tả này, hoặc Google sẽ tự động bắt ngẫu nhiên một đoạn trong bài viết làm Sapo (Đoạn văn bản tóm tắt nội dung bài viết). Những nội dung này thường kém hấp dẫn và đôi khi còn không liên quan đến nội dung bài viết. Chính điều này làm giảm tỷ lệ click của khách hàng vào nội dung của bạn. Vì thế, nếu chẳng may bạn thấy nội dung của mình gặp tình trạng này, đừng quá lo lắng. Liên tục đưa ra các chiến dịch cập nhật SEO sẽ giúp bạn phát hiện ra những lỗi này để khắc phục. Bạn hãy chỉnh sửa lại nội dung tóm tắt trên thẻ Meta này cho phù hợp và cập nhật để Google hiển thị giúp bạn nhé!

Trên mạng xã hội

Khi URL trang web được khách hàng chia sẻ lên các mạng xã hội như Facebook. Instagram… phần Meta description cũng được hiển thị ngay dưới tiêu đề, quá trình hiển thị này gần như hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.

Cách viết Meta description thu hút & chuẩn SEO

Trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), thẻ Meta description đóng vai trò quan trọng quyết định thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm. Dưới đây là một số cách giúp bạn sở hữu Meta description thu hút & chuẩn SEO:

Độ dài phù hợp
Thông thường Google sẽ giới hạn số lượng từ trong thẻ mô tả khi hiển thị trong hệ thống các công cụ tìm kiếm - SERPs. Vì vậy, hãy viết 1 meta description với độ dài hợp lý từ 155 -160 ký tự nếu không muốn phần nội dung còn lại bị cắt bỏ.

cách tối ưu thẻ meta description

Độ dài thẻ meta cần đảm bảo không quá 160 ký tự 

Nếu doanh nghiệp bạn sử dụng các plugin WordPress SEO như Yoast để đăng tải nội dung bài viết lên website, hệ thống này sẽ tự động đếm các ký tự trong thẻ tiêu đề và hoặc thẻ mô tả mà không phải thực hiện đếm thủ công. 

Lưu ý: Giới hạn mô tả meta của Google thực tế được đo bằng kích thước pixel. Không phải ký tự. Về mặt kỹ thuật, Google cắt mô tả meta ở 920 pixel. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, việc duy trì dưới giới hạn 155 - 160 ký tự hoạt động tốt, việc duy trì tối ưu số lượng ký tự này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát và đo lường chính xác hơn.

Chú ý nội dung trong thẻ mô tả 

Đúng chủ đề
Đây là chức năng chính của meta description. Những nội dung được cô đọng trong thẻ này cần phải đúng chủ đề được nói đến trong bài viết. Google sẽ căn cứ vào phần sapo này để kiểm tra xem 2 phần này có đồng bộ cùng nhau không?

Nội dung lôi cuốn người đọc
5s ngắn ngủi là khoảng thời gian khi người đọc chú ý đến thẻ mô tả và nếu nó hấp dẫn, trúng vào insight của user thì bạn đã thành công giữ chân họ tìm hiểu những nội dung tiếp theo.

Tránh sự trùng lặp
Hãy đảm bảo phần nội dung thẻ mô tả này là riêng biệt ở mỗi đường link. Bạn nên tuân thủ quy tắc “Nghiên cứu xây dựng và phân nhóm hệ thống từ khóa” để tránh bị Google đánh giá nội dung trùng lặp. Hãy bắt đầu áp dụng quy tắc này bằng việc nghiên cứu hệ thống các từ khóa của riêng doanh nghiệp bạn. Đây cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho bạn giữa hàng ngàn đối thủ cạnh tranh

Chứa từ khóa chính của bài
Bạn nên đề cập đến từ khóa mục tiêu ít nhất một lần trong mô tả meta. Việc này không mang đến lợi ích trực tiếp cho SEO nhưng giúp thu hút được nhiều lượt nhấp chuột hơn cũng như nhấn mạnh với người dùng về sự phù hợp giữa từ khóa họ tìm kiếm với nội dung bài viết của bạn.

Hãy nhớ rằng: Các công cụ tìm kiếm không đánh giá xếp hạng của bạn trực tiếp thông qua phần Meta description này nhưng nó là một phần quyết định rất nhiều tới hành động click của khách hàng với trang bài viết của bạn

KẾT LUẬN

Mặc dù nó không hoạt động cho quá trình xếp hạng từ khóa của Google, nhưng thẻ mô tả vẫn là cầu nối quan trọng với khách hàng. Vì vậy đừng quên tối ưu hoá Meta Description trong quá trình thực hiện các nội dung cho website. Hy vọng rằng bài viết này của PharMarketing có thể cung cấp cho bạn những kiến ​​thức hữu ích về meta description. Chúc bạn thành công!

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn