backtop

Chỉ số CTR là gì? Cách tăng chỉ số CTR hiệu quả

Với vai trò không thể thiếu trong việc đánh giá hiệu quả của các chiến lược tiếp thị, CTR luôn là yếu tố đặc biệt quan trọng trong marketing. Vậy chỉ số CTR là gì? Làm thế nào để tăng chỉ số CTR hiệu quả? Những câu hỏi này sẽ được PharMarketing giải đáp ngay qua bài viết dưới đây. 

CTR  - Click Through Rate là gì?

CTR (Click Through Rate) là tỷ lệ click/nhấp chuột trên tổng số lượt hiển thị của nội dung. Trong Google AdWords và Facebook Ads, chỉ số CTR cho biết tỷ lệ giữa số lần nhấp vào quảng cáo trên số lần hiển thị của quảng cáo đó. Còn trong SEO, chỉ số CTR là tỷ lệ người dùng nhấp vào đường Link trên tổng số lần đường Link này hiển thị. Có thể dùng chỉ số CTR để đánh giá mức độ hiệu quả của các từ khóa và quảng cáo, cũng như trang thông tin miễn phí.

Chỉ số CTR phản ánh độ hiệu quả của các quảng cáo, từ khóa

Chỉ số CTR phản ánh độ hiệu quả của các quảng cáo, từ khóa

Để bạn dễ hình dung về kỹ thuật này, chúng ta cùng thông qua một ví dụ đơn giản về quảng cáo trực tuyến như sau. Nếu một bài quảng cáo Facebook tiếp cận được 2000 người và số người click vào xem bài này là 50. Như vậy, chỉ số CTR chính là 0,025 (tương đương với 2.5%).

Một số lưu ý quan trọng về chỉ số CTR

Với CTR, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Để ứng dụng CTR hiệu quả cần nắm được một số lưu ý

Để ứng dụng CTR hiệu quả cần nắm được một số lưu ý

CTR là chỉ số chính

Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ số CTR có tương quan với tỷ lệ chuyển đổi. Điều này cho thấy nếu quảng cáo của bạn đủ hấp dẫn sẽ thu hút người dùng click vào tìm hiểu và gia tăng khả năng mua hàng. Thêm vào đó, số lượng người click càng nhiều thì tỷ lệ tương tác càng cao, kéo theo chỉ số CTR cũng được cải thiện, tỷ lệ hiển thị cũng tăng theo, đồng thời chi phí mỗi lần click cũng sẽ giảm.

Chỉ số CTR có thể kết hợp cùng với các KPI khác

CTR được biết đến là thước đo số lượng người click vào quảng cáo, nội dung của trang, giúp bạn đánh giá được mức độ hấp dẫn của quảng cáo, nội dung. Thế nhưng, đây không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến tỷ lệ chuyển đổi. Bạn cần kết hợp chỉ số CTR với các yếu tố khác như: Phạm vi khách hàng, các chương trình khuyến mãi, giảm giá,... có thể biết được chính xác kết quả của một chiến dịch.

Chỉ số CTR bao nhiêu là tốt?

Mỗi chiến dịch đều có keyword khác nhau, theo đó chỉ số CTR cũng sẽ khác. Chỉ số này phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt vào vị trí hiển thị.

Đối với tìm kiếm phải trả tiền của AdWords,  tỷ lệ click/nhấp chuột trên tổng số lượt hiển thị của nội dung từ 2% trở lên được coi là tốt nhưng trong Facebook Ads con số này chỉ khoảng 0,9%.  Ngoài ra, CTR phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm doanh nghiệp cung cấp đang được định vị là cao cấp hay phổ thông.

Chính vì vậy, bạn cần theo dõi chặt chẽ chỉ số CTR trung bình của từng ngành để nắm bắt được CTR của đối thủ hiện ở mức bao nhiêu và cố gắng nâng cao chỉ số này lên mức phù hợp trong chiến dịch quảng cáo tiếp theo.

Cách tính chỉ số CTR (Click Through Rate)

  • Cách tính CTR trong SEO: Chỉ số CTR = (Tổng số lần nhấp vào đường link)/ (Tổng số lần hiển thị).
  • Cách tính CTR trong AdWords: Chỉ số CTR = (Tổng số lần nhấp vào quảng cáo) / (Tổng số lần hiển thị).

Ví dụ: Nếu quảng cáo có 300 lần hiển thị và số lần nhấp chuột là 3, thì CTR của bạn sẽ là 1% (3/300).

Thường chỉ số CTR cao có nghĩa là người dùng đang nhận thấy quảng cáo của bạn có tính hữu ích và đáp ứng được nhu cầu của họ. Chỉ số CTR cũng góp phần quan trọng trong việc đánh giá chiến dịch quảng cáo và xem từ khóa nào hiệu quả, được người dùng quan tâm và từ khóa nào cần phải thay đổi trong lần tiếp theo. 

Công thức tính chỉ số CTR chính xác

 Công thức tính chỉ số CTR chính xác

CTR trong quảng cáo Google Adword

Chỉ số CTR rất quan trọng trong chiến dịch quảng cáo Google Adwords. CTR càng cao cho thấy quảng cáo của bạn càng hiệu quả. Một số cách giúp tăng chỉ số CTR hiệu quả trong quảng cáo Google Adwords như sau:

CTR cần được chú trọng trong quảng cáo Google Adwords

CTR cần được chú trọng trong quảng cáo Google Adwords

Xác định mục tiêu

Việc xác định mục tiêu giúp điều hướng chiến dịch Google Adwords của doanh nghiệp đi đúng hướng, đảm bảo quảng cáo đến đúng khách hàng mục tiêu và gia tăng chỉ số CTR. Ngoài ra, mục tiêu cũng là căn cứ để bạn xác định bộ từ khóa phù hợp với chiến dịch.

Thử nhiều mẫu quảng cáo đa dạng

Bạn có thể tạo nhiều mẫu quảng cáo với cùng cụm từ khóa, qua đó đánh giá được hiệu quả từng mẫu thử và thói quen click chuột của người đọc.

Đưa khách hàng đến trang nội dung mà họ muốn

Nên điều hướng khách hàng đến trang đích có thông tin cụ thể về sản phẩm mà khách hàng mong muốn tìm hiểu chứ không nên dẫn đến trang chủ hay danh mục sản phẩm, điều này khiến khách hàng bị mất phương hướng.

Điều chỉnh các chiến dịch gần với mục tiêu của bạn

Nếu nhận thấy chiến dịch quảng cáo chưa hiệu quả hãy nhanh chóng thay đổi và điều chỉnh những yếu tố như: từ khóa, trang web được quảng cáo hay thông điệp muốn truyền tải. Điều quan trọng là bạn cần theo dõi thường xuyên và đo lường hiệu quả để đảm bảo chiến dịch quảng cáo trên Google là lựa chọn tốt nhất.

CTR Trong SEO

Trong SEO, chỉ số CTR cho biết có bao nhiêu người thấy website của bạn khi sử dụng các công cụ tìm kiếm cũng như có bao nhiêu người nhấp chuột vào trang của bạn. Những website on TOP trong bảng xếp hạng tìm kiếm của Google thường sẽ là những trang có lượng Organic Traffic cao. Những trang có vị trí càng cao thì sẽ có CTR càng cao, dưới đây là một số cách tăng CTR trong SEO: 

Chỉ số CTR cũng rất cần thiết trong SEO

Chỉ số CTR cũng rất cần thiết trong SEO

Sử dụng từ khóa đuôi dài (Long-tail keyword)

Việc sử dụng các từ khóa dài và tích hợp chúng vào website sẽ giúp tăng đáng kể số lượng truy cập tự nhiên. Từ khóa đuôi dài mô tả cụ thể và chi tiết hơn về nhu cầu của khách hàng, nhờ đó giúp website của bạn nhận được lượt click chuột càng cao. 

Ví dụ: Một khách hàng tìm kiếm cụm từ “những chiếc xe máy điện tốt nhất dưới 10 triệu” thay vì chỉ tìm cụm từ “ xe máy điện” Khi đó, họ dường như muốn mua một chiếc xe máy điện có nhiều đặc điểm cụ thể hơn là chỉ kiếm một chiếc xe máy điện đơn thuần. 

Thêm hình ảnh trong các bài viết

Bạn có thể sử dụng hình ảnh trên trang tìm kiếm để thể thay thế cho những văn bản nhàm chán, việc này giúp truyền tải thông tin cụ thể, trực quan và sinh động hơn đến người xem. Hình ảnh đóng vai trò lớn trong việc gia tăng mức độ thu hút của bài viết nhưng hãy chắc chắn những hình ảnh đó có liên quan đến nội dung.

Sử dụng URL mô tả

URL mô tả chứa từ khóa giúp người dùng hiểu được nội dung tổng quan trước khi click. 

Tối ưu hóa tốc độ website

Lượt nhấp chuột sẽ không được tính nếu người dùng không kiên nhẫn đợi trang web của bạn load xong. Do đó, tốc độ website là một yếu tố quan trọng để tăng lượt click và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Do đó, cải thiện tốc độ load trang là ưu tiên hàng đầu để duy trì CTR trong SEO. 

Nếu muốn tối ưu hóa tốc độ website cần giảm tối thiểu yêu cầu HTTP cũng như giảm thiểu thời gian phản hồi của server, cho phép nén và tối ưu hình ảnh. Có thể sử dụng công cụ kiểm tra tốc độ website PageSpeed Insights của Google để đánh giá yếu tố này, công cụ này cho phép bạn biết chính xác trang của bạn đã hoạt động như thế nào.

CTR trong quảng cáo Facebook

Xác định mục tiêu của chiến dịch là ai?

Nếu quảng cáo hiển thị không đúng đối tượng cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không nhận được lượt nhấp chuột tương ứng. Đối tượng của chiến dịch càng rộng thì thông điệp sẽ càng chung chung, tính hiệu quả của quảng cáo sẽ giảm dần và không có khả năng thu hút mạnh mẽ. Chính vì vậy, nếu quảng cáo của bạn nhắm đến đối tượng cụ thể thì khả năng nhấp vào quảng cáo, tương tác, chia sẻ bài viết sẽ cao hơn.

Nội dung sáng tạo phù hợp với sản phẩm

Nội dung sáng tạo sẽ thu hút người dùng và tăng số lần nhấp chuột vào quảng cáo. Kết hợp cùng các chương khuyến mãi, thông điệp truyền tải phù hợp, có sự liên quan giữa nội dung và nhu cầu của người đọc giúp quảng cáo gây ấn tượng và thu hút khách hàng.

Sử dụng con số trong tiêu đề

Sử dụng số liệu trên tiêu đề tạo ra sức hút mãnh liệt và tăng tính tin cậy đối với người xem. Thống kê từ Conductor cho thấy những tiêu đề có chứa con số giúp CTR tăng 36%, nên hãy cân nhắc đưa số liệu vào tiêu đề quảng cáo.

Thời gian và tần suất đăng bài

Không phải đăng bài thời điểm nào cũng giống nhau hay tần suất càng nhiều càng tốt, hãy chọn thời gian và tần suất đăng bài phù hợp. Giờ vàng Facebook thường là 13h-15h hay 20h chính là thời điểm đăng bài giúp bài viết được tiếp cận với nhiều người nhất, thời điểm này nhiều người có thời gian nghỉ ngơi và sử dụng điện thoại. Tần suất tốt nhất là nên đăng từ 1-3 bài/ngày, đăng quá nhiều bài trong một ngày sẽ làm “loãng” newfeed và gây khó chịu cho người xem. 

Chạy test các mẫu quảng cáo

Hãy thử nghiệm ít nhất 2 lần trước khi chọn một mẫu quảng cáo thật sự. Sau khi chạy thử quảng cáo bạn sẽ biết được mẫu nào phù hợp, tránh lãng phí và điều chỉnh tốt hơn cho mẫu quảng cáo cuối cùng.

Nhưng lưu ý giúp chỉ số CTR của bạn tăng trưởng

Gia tăng chỉ số CTR là mong muốn của hầu hết các chiến dịch quảng cáo hiện nay. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần nắm được một số lưu ý sau:

Những lưu ý giúp gia tăng chỉ số CTR

Những lưu ý giúp gia tăng chỉ số CTR

Đặt tiêu đề thân thiện với người đọc

Thông thường, thẻ tiêu đề là yếu tố đầu tiên khách hàng sẽ thấy qua công cụ tìm kiếm và cũng chính là thông điệp của trang mà bạn muốn mọi người biết đến.

Chính vì tầm quan trọng như vậy nên bạn cần tạo ra một tiêu đề thân thiện, dễ đọc và dễ hiểu. Tiêu đề cũng cần có những yếu tố thu hút đối tượng tìm kiếm như các con số (VD: 6 lưu ý tăng trường CTR, 9 hình thức Marketing online,...) hay các chủ đề gắn liền với cuộc sống (VD: các bước làm bánh mì hoa cúc tại nhà, những loại rau quả tốt cho cơ thể,...) 

Viết nội dung trên quan điểm cá nhân

Quan điểm cá nhân thường kích thích người đọc click và ở lại bài viết lâu hơn. Hãy thử đặt mình vào vị trí của khách hàng hoặc các bên trung lập để đưa ra những góc nhìn khách quan, gần gũi hơn với người đọc. 

Sử dụng URL thân thiện với người đọc

URL thân thiện với người dùng là một địa chỉ Web dễ đọc và có chứa các từ mô tả nội dung của trang web. Một nghiên cứu của Microsoft đã cho thấy rằng, những URL mô tả bao gồm những từ có liên quan đến nội dung của chủ đề, nhận được nhiều hơn 25% click so với những URL chung chung.

URL thân thiện với người dùng giúp ẩn URL nội bộ phức tạp khỏi công cụ tìm kiếm và người dùng cuối. Đồng thời, các địa chỉ URL như vậy giúp đối tượng truy cập dễ dàng ghi nhớ các địa chỉ web, từ đó dễ dàng nhập để truy cập trang.

Viết nội dung mô tả hấp dẫn

Mô tả Meta (Nội dung mô tả bên dưới tiêu đề) cùng với tiêu đề là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến quyết định click của người dùng. Bạn có những từ như “kinh ngạc”, “bí mật”, “shock”,.. hay cập nhật các số liệu trong nội dung mô tả thường khiến người đọc tò mò hơn hoặc viết những nội dung hấp dẫn cập nhật xu hướng thời sự, hot trend,.. có thể thu hút người xem click truy cập xem nội dung. 

Sử dụng Call to action (CTA)

CTA có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi của khách hàng. Một số mục tiêu CTA phổ biến như: Nhấp vào số điện thoại gọi điện tổng đài để được tư vấn, nhấn vào link để đăng ký mua hàng, chuyển đến website hoặc một trang web khác,…

Sử dụng hình ảnh thu hút

Theo Vero, hình ảnh thu hút có thể làm tăng tỷ lệ CTR lên tới 42% trong các email. Hơn nữa, chúng còn tăng sự tương tác tên các trang mạng xã hội. Do đó, thay vì đưa vào văn bản xem trước quá nhiều nội dung gây rối mắt cho người đọc, hãy sử dụng các hình ảnh biết kể chuyện, gây hút mắt ngay khi nhìn vào.

Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin đến người dùng một cách ấn tượng và đỡ nhàm chán hơn rất nhiều so với văn bản thông thường. Để khai thác tối ưu hiệu quả của hình ảnh trong quảng cáo, bạn cần tạo ra những ấn phẩm liên quan đến nội dung một cách mới mẻ, bắt kịp xu hướng và có tính viral nhất định.

Một điểm lưu ý nữa đó là bạn nên chọn hình ảnh có gam màu chủ đạo là trắng, xám, xanh dương,... đây là những gam màu dịu mắt dễ thu hút người xem và cũng đem lại nhiều lần click hơn các gam màu khác.

KẾT LUẬN

PharMarketing hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm CTR là gì, CTR bao nhiêu là tốt và những cách nào để cải thiện chỉ số Organic CTR để nâng cấp thứ hạng của trên kết quả tìm kiếm cũng như hỗ trợ chiến dịch marketing hiệu quả. Chúc bạn thành công với những chiến dịch tiếp thị trong tương lai!

 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn