backtop

Marketing 4P là gì? Khái niệm và cách áp dụng hiệu quả vào thực tế

Marketing 4P hay 4P trong Marketing là những công cụ rất quan trọng đối với chiến lược tiếp thị của mọi doanh nghiệp hiện nay. Để hiểu cụ thể Marketing 4P là gì và cách áp dụng vào thực tế sao cho hiệu quả, cùng PharMarketing tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Marketing 4P là gì? Khái niệm Marketing Mix

4P trong Marketing được hiểu đơn giản là TOP các công cụ để thực hiện chiến lược marketing, được tạo thành từ các chữ cái đầu tiên của 4 khía cạnh ảnh hưởng đến kết quả tiếp thị bao gồm: Product (sản phẩm hoặc dịch vụ), Price (giá cả), Place (địa điểm) và Promotion (Quảng cáo). Mức độ thành công của một chiến dịch marketing phụ thuộc rất lớn vào cách áp dụng 4P trong marketing.

Marketing Mix là một trong những công cụ tiếp thị hàng đầu hiện nay

Marketing Mix là một trong những công cụ tiếp thị hàng đầu hiện nay

Trong khi đó, Marketing Mix (hay marketing hỗn hợp) là tập hợp những công cụ tiếp thị, thông tin về thị trường mục tiêu được marketer dùng để đạt được mục tiêu tiếp thị của mình. 4P chính là những nhân tố chính của một chiến lược Marketing Mix.

Các chiến lược chính trong Marketing 4P

Marketing 4P chính là một mô hình marketing nằm trong Marketing Mix. Các chuyên gia marketing cho rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng

4 chiến lược chủ đạo của Marketing - Mix

4 chiến lược chủ đạo của Marketing - Mix

Product (Sản phẩm)

Trong 4P, sản phẩm (Product) là yếu tố cơ bản quyết định nên giá trị thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp. Để xác định nên bán sản phẩm gì, bạn cần hiểu được nhu cầu của khách hàng tiềm năng, hiểu rõ sản phẩm của bạn thuộc phân khúc nào và phù hợp với nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng rất quan trọng trong việc định giá, điểm bán và quảng bá sau này.

  • Am hiểu đặc tính sản phẩm

Đặc biệt, Marketer cần nắm được những đặc tính của từng dòng sản phẩm trên thị trường như:

  1. Hàng tiện dụng (convenience good): Thứ mà mọi người thường phải mua thường xuyên với chi phí thấp (tạp chí, thuốc lá, nước,…)
  2. Hàng mua sắm (shopping good): Thứ người tiêu dùng sẽ cân nhắc mua sắm và so sánh  sản phẩm thuộc các thương hiệu khác nhau (Quần áo, thiết bị điện tử,đồ nội thất …)
  3. Các mặt hàng đặc biệt (specialty good): Thứ đặc biệt khách hàng cần cân nhắc, như một món quà đắt tiền hoặc mặt hàng xa xỉ (Bộ sưu tập tranh, xe máy, đồ cổ,...)
  4. Loại hàng thụ động (unsought good): Thứ mà người tiêu dùng và cũng không mong muốn mua chỉ trừ khi trường hợp đặc biệt (bảo hiểm tai nạn, dịch vụ mai táng, bình chữa cháy,…)
    Bạn cần hiểu rõ sản phẩm của mình thuộc loại hàng nào, tính chất ra sao, điều này rất quan trọng trong việc xác định cách định giá, bán ở đâu và làm thế nào để quảng bá trên thị trường.
  • Sản phẩm mới hoặc đã tồn tại trên thị trường:

Nếu bạn đưa ra thị trường một sản phẩm mới, bạn cần một quá trình thu hút sự chú ý và khơi gợi nhu cầu từ khách hàng rằng họ cần nó và tạo ra những kênh tiếp thị sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách gần gũi, dễ dàng nhất.

Khi bạn tạo ra một sản phẩm tương tự những thương hiệu đã có trên thị trường, bạn cần cho mọi người thấy được điểm khác biệt hoặc cải tiến hơn về tính năng, công dụng hay đơn giản là cạnh tranh về giá.

  • Kiểm tra sản phẩm

Kiểm tra sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Mỗi ngành hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau, tuy nhiên, các sản phẩm trước khi xuất xưởng cần đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiểm định chất lượng thành phẩm theo quy định, đồng thời được kiểm tra kỹ lưỡng, có phản hồi tích cực từ người dùng.

Place (Kênh phân phối)

Place được hiểu là nơi bạn sẽ bán sản phẩm và cách bạn sẽ phân phối ra thị trường. Bạn có thể bày bán sản phẩm trực tiếp ở cơ sở kinh doanh - nơi  có mặt bằng dễ thấy, địa điểm rõ ràng tạo “điểm chạm” và tăng niềm tin cho khách hàng. Hoặc bạn phân phối hàng cho các đại lý trung gian, cửa hàng, chuỗi siêu thị. Cuối cùng là tạo website riêng để khách hàng có thể mua online mọi lúc mọi nơi cùng các chương trình ưu đãi riêng.

Hiểu rõ về thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp khám phá ra được các kênh phân phối và các địa điểm phù hợp để có thể tiếp cận đến khách hàng một cách hiệu quả. 

Một ví dụ điển hình về hai nhãn hiệu nổi tiếng là Coca-Cola và Pepsi:

Chiến dịch “In tên lên lon Coca” của Coca-Cola là một trong những chiến dịch thành công nhất về mặt thương hiệu của Coca-Cola. Cùng với sự trợ giúp đắc lực từ mạng xã hội, chiến dịch marketing này đã tạo nên một trào lưu mạnh mẽ trong giới trẻ chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi người dùng ra đến cửa hàng mua hàng lại thấy rất nhiều sản phẩm của Pepsi. Bằng cách thúc đẩy nhanh nguồn hàng vào hệ thống phân phối của mình, Pepsi vẫn tăng trưởng doanh thu vượt trội bất chấp đối thủ rất thành công về mặt thương hiệu.

Price (Giá)

Để định giá sản phẩm bạn cần căn cứ vào các yếu tố: Chi phí nguyên vật liệu, nhân công, vận chuyển, thiết kế,…để làm sao cân bằng giữa chi phí và lợi nhuận, đảm bảo việc kinh doanh có lãi. Mức lãi có thể dao động 15-30% giá trị sản phẩm hoặc linh hoạt theo từng nhóm ngành hàng. Doanh nghiệp có thể định giá theo phân khúc của sản phẩm, tùy theo nhóm đối tượng tiêu dùng.  Nếu như hướng đến các đối tượng khách hàng cao cấp hoặc limited (phiên bản giới hạn) thì mức giá sản phẩm thường cao hơn so với thị trường chung. Ngược lại, với nhóm khách hàng trung cấp thì mức giá đưa ra có thể phù hợp trong khả năng tài chính của họ hoặc đi kèm nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu mua sắm.

Doanh nghiệp cũng có thể định giá theo tính năng của chính sản phẩm kết hợp với yếu tố, nhu cầu thị trường. Câu chuyện về giá cả sản phẩm khiến các nhà quản lý cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và cân đối để có chiến lược Marketing phù hợp.  

Promotion (Quảng cáo)

Chữ P thứ 4 trong chiến lược 4P có thể hiểu là truyền thông, tiếp thị. Đây là những hoạt động quảng bá hoặc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ để nhiều người biết đến và là yếu tố quan trọng trong 4P marketing, đồng thời quyết định doanh thu của doanh nghiệp. Quảng cáo gồm nhiều hình thức khác nhau như:

  • Quảng cáo trên nhiều nền tảng khác nhau như Tiktok, Instagram, Facebook, Linkedin....
  • Quan hệ công chúng: họp báo, triển lãm, tổ chức sự kiện.
  • Quảng cáo trên truyền hình, phát thanh, báo đài.
  • Quảng cáo qua sự kiện tổ chức bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm tận nhà, gửi catalog cho khách hàng.
  • Quảng cáo trực tiếp qua điện thoại (Telemarketing), thư và email.

Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng Marketing 4P vào thực tế:

Khi áp dụng chiến dịch Marketing 4P, doanh nghiệp có thể sở hữu một số lợi ích sau

Marketing Mix cho phép doanh nghiệp phối hợp hiệu quả các chiến lược tiếp thị

Marketing Mix cho phép doanh nghiệp phối hợp hiệu quả các chiến lược tiếp thị 

Thúc đẩy nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm mới chất lượng hơn

Doanh nghiệp sẽ tạo ra những sản phẩm mới chất lượng hơn khi nghiên cứu và hiểu rõ hơn về thị trường, nhu cầu của khách hàng tiềm năng qua chiến dịch Marketing 4P. Những sản phẩm thế hệ sau sẽ khắc phục được nhược điểm của sản phẩm trước và có thêm nhiều tính năng mới phù hợp hơn với mong muốn của khách hàng.

Nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín trên thị trường

Khi đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với chi phí phù hợp thì việc biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng quen thuộc không còn là bài toán khó. Mục tiêu cuối cùng của chiến lược 4P là đưa được sản phẩm/dịch vụ của mình phủ sóng trên thị trường, có càng nhiều khách hàng càng tốt. Từ đó, nâng cao giá trị thương hiệu và phát triển uy tín doanh nghiệp. Tạo môi trường cạnh tranh công bằng.

Khi thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm mới, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng giải quyết các yếu tố trong chiến lược Marketing 4P như nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả phải cạnh tranh hơn so với đối thủ, có địa điểm và kênh phân phối bán hàng phù hợp và quan trọng là chiến dịch quảng cáo thu hút được khách hàng.

Gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng

Mô hình 4P Marketing Mix giúp gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Nó giúp doanh nghiệp có thể sản xuất ra các sản phẩm mới, chất lượng hơn, các tính năng tốt hơn, giá cả cạnh tranh sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và giúp giải quyết được những vấn đề mà họ đang gặp phải. Việc bỏ ra một số tiền phù hợp để sở hữu sản phẩm hữu ích chắc chắn là điều mà bất kỳ khách hàng nào cũng mong muốn.

Phát triển 4P trong Marketing Mix

4P trong Marketing Mix được phát triển theo 6 bước

4P trong Marketing Mix được phát triển theo 6 bước

Xác định điểm bán hàng độc nhất (USP)

Unique selling point (USP hay Điểm bán hàng độc nhất) là những giá trị mà chỉ có riêng sản phẩm/dịch vụ của bạn mới có được. Xác định được điểm độc nhất, ưu điểm nổi trội của sản phẩm giúp bạn khác biệt so với đối thủ. Thông qua tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và khảo sát thị trường bạn sẽ biết cách xác định giá trị độc nhất của sản phẩm/dịch vụ và giúp nó được yêu thích nhiều hơn.

Thấu hiểu khách hàng

Đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn là ai? Vấn đề họ đang gặp phải là gì? Họ mong muốn một sản phẩm như thế nào? Trả lời được những câu hỏi đó bạn sẽ thấu hiểu hơn về khách hàng của mình đồng thời đưa ra các options đúng với insight vào đối tượng mà mình hướng tới, từ đó marketing hiệu quả hơn.

Nghiên cứu đối thủ

Đối thủ cạnh tranh có thể là một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự doanh nghiệp của bạn. Phân tích đối thủ cạnh tranh là một phần thiết yếu của chiến lược doanh nghiệp. Đó là quá trình lựa chọn đối thủ cạnh tranh, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, điểm giống và khác nhau trong sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cũng như chiến lược bán hàng, tiếp thị của họ. Công việc này sẽ giúp bạn đưa ra mức giá cho sản phẩm của mình một cách thực tế, khách quan nhất phù hợp với người tiêu dùng. 

Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Đến bước này, Marketer cần tìm hiểu được: Khách hàng tiềm năng thường sử dụng kênh social nào và họ hay mua hàng ở đâu? Hiện nay các kênh Internet online như Facebook, Youtube,… sở hữu lượng khách hàng lớn trong phạm vi rộng rãi. Vì vậy việc chọn lựa kênh phân phối và hình thức marketing cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.

Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)

Dù sử dụng bất kỳ phương thức quảng cáo nào thì mục đích cuối cùng phải đảm bảo thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời làm nổi bật được tính năng vượt trội của sản phẩm. Sau khi xác định được khách hàng tiềm năng và định giá sản phẩm thì bước cuối cùng chiến lược truyền thông (Promotion) cần được thực hiện. Để sở hữu một chiến lược độc đáo, bạn cần biết cách tích hợp các yếu tố trong Promotion lại với nhau như bán hàng cá nhân đại diện cho doanh nghiệp, khuyến mại, giảm giá, quảng cáo, quan hệ công chúng (PR), Marketing không qua trung gian.

Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể

Cả 4 yếu tố trong Mô hình 4P Marketing đều phụ thuộc, bổ trợ và liên quan mật thiết đến nhau, khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên một chiến lược thành công. Vì thế bước cuối cùng cần phải xem xét và kiểm tra tổng thể các yếu tố trên có phù hợp với nhau không?

KẾT LUẬN

PharMarketing hy vọng sau bài viết này, bạn đã giải đáp được những câu hỏi về Marketing 4P và Marketing Mix. Và hơn hết bạn có thể vận dụng được chiến lược 4P Marketing Mix khi ra mắt sản phẩm mới, giúp doanh nghiệp đón đầu được thời cơ, tận dụng được yếu tố thị trường để phát triển sản phẩm mới cũng như xây dựng thương hiệu, uy tín công ty thêm vững mạnh. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: 7p trong marketing là gì

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn