backtop

Chiến lược Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến lược Marketing từ A-Z

Để thành công và có được vị trí nhất định trên thị trường, các doanh nghiệp cần có cho mình chiến lược Marketing hiệu quả. Đây được xem là nền tảng quan trọng để định hướng chính xác đường lối kinh doanh. Vậy bạn đã nắm được khái niệm chiến lược Marketing là gì? Và làm thế nào để xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược Marketing là kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp cá nhân/doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Đồng thời chuyển đổi họ trở thành khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. 

Chiến lược Marketing bao hàm kế hoạch tiếp thị tổng thể của doanh nghiệp
Chiến lược Marketing bao hàm kế hoạch tiếp thị tổng thể của doanh nghiệp

Có 4 yếu tố hướng đến mục tiêu chung là tạo ra lợi nhuận và thúc đẩy doanh số bán hàng trong chiến dịch Marketing:

  • Xác định giá trị sản phẩm
  • Các chiến lược phân phối
  • Phương pháp thực hiện
  • Thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải

Chiến lược Marketing quan trọng như thế nào?

Chiến lược Marketing là cầu nối gắn kết khách hàng và doanh nghiệp, đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp hướng đến đúng thị trường mục tiêu đặt ra. Dưới đây là những lợi ích chiến lược này mang lại: 

  • Giúp doanh nghiệp chủ động hơn trước sự thay đổi hành vi của khách hàng. Hay nói cách khác, sản phẩm/dịch vụ đưa ra thị trường cần đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ. Việc xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp luôn chủ động trong các tình huống, tránh lãng phí tiền bạc, thời gian và công sức.
  • Thực hiện các hoạt động nghiên cứu marketing để hiểu được môi trường kinh doanh của doanh nghiệp và xác định được những tác động tích cực và tiêu cực như thế nào?
  • Chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp có cơ hội chiến thắng đối thủ cạnh tranh nhờ phương án tối ưu dài hạn và dự phòng cho các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
  • Xác định chiến lược marketing 4P (product - price - place - promotion) tạo tiền đề giúp doanh nghiệp xâm nhập thị trường và có điều chỉnh thích hợp tạo nên lợi thế cạnh tranh.
     
Chiến lược Marketing là nền tảng cho mọi hoạt động Marketing
Chiến lược Marketing là nền tảng cho mọi hoạt động Marketing của doanh nghiệp

Những loại chiến lược Marketing phổ biến

Chiến lược Marketing đầu tư

Phân tích kỹ lưỡng sản phẩm trước khi tung ra thị trường nhằm xem xét những tín hiệu khả quan mà sản phẩm đem lại, từ đó đưa ra quyết định tiếp tục đầu tư hoặc loại bỏ sản phẩm không có khả năng phát triển khỏi thị trường cạnh tranh. 

Chiến lược Marketing phân khúc

Chiến lược này phát triển dựa trên 3 phân loại nhỏ:

  • Chiến lược Marketing phân biệt: Phân loại khách hàng theo nhân khẩu học, sở thích hay vị trí địa lý từ đó sử dụng thông điệp tư vấn sản phẩm khác nhau phù hợp với từng phân khúc. Tuy chiến lược này có thể giải quyết được nhu cầu cụ thể của từng phân khúc nhưng cần cân nhắc bởi chi phí cao.
  • Chiến lược Marketing không phân biệt: Doanh nghiệp chọn giải quyết nhu cầu cho cùng nhiều đối tượng khách hàng khác nhau với cùng một phương án, nhằm đạt được số lượng khách hàng lớn nhất có thể.
  • Chiến lược Marketing tập trung: Tập trung giải quyết nhu cầu cho một nhóm đối tượng nhất định. Điều đó giúp tối đa chi phí và sử dụng ít nguồn lực nhất.

Chiến lược Marketing định vị thương hiệu

Trong chiến lược này, nhà tiếp thị tận dụng triệt để những đặc tính có tác động mạnh mẽ vào tâm trí người dùng như hình ảnh doanh nghiệp, bao bì, đặc điểm và công dụng của sản phẩm. Đây là những yếu tố định vị thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. Các chiến lược chính gồm có:

  • Lợi ích: Tác dụng, lợi ích mà sản phẩm mang lại
  • Chất lượng/giá cả: Đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người dùng với giá cả cạnh tranh
  • Thuộc tính: Định vị sản phẩm theo các thuộc tính có sẵn
  • Ứng dụng thực tế: Sản phẩm đưa ra thị trường nhằm giải quyết vấn đề mà người tiêu dùng đang gặp phải.
  • Danh mục: Định vị mình là người dẫn đầu trong một lĩnh vực nhất định nào đó
  • Đối thủ: So sánh sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh, tìm ra đâu là lợi thế nên phát huy và hạn chế cần khắc phục.
     
Chiến lược marketing định vị thương hiệu
Chiến lược marketing định vị thương hiệu không thể thiếu cho mọi doanh nghiệp

Chiến lược Marketing chức năng

Được tạo nên bởi các chiến lược của Marketing mix (Marketing 4P) là những biến số có tầm ảnh hưởng lớn để đạt được các mục tiêu thương mại mà doanh nghiệp đã đề ra. 

  • Sản phẩm: Thương hiệu, hình ảnh, chất lượng, dịch vụ sau bán hàng và những dịch vụ khác
  • Giá: Giá trị sản phẩm, quy mô chiết khấu, phương thức thanh toán…
  • Phân phối: Đóng gói, kho lưu trữ, quản lý đơn hàng và hàng tồn kho, địa điểm bán hàng và vận chuyển.
  • Thúc đẩy: Truyền thông nội bộ và bên ngoài. 
     
4P trong việc xây dựng chiến lược Marketing chức năng
4P trong việc xây dựng chiến lược Marketing chức năng 

Chiến lược Marketing cạnh tranh

Chiến lược này tập trung vào giá trị cạnh tranh, Marketers phải xác định vị trí của mình trên thị trường so với đối thủ .

  • Nếu ở trên đối thủ cạnh tranh, hãy cố gắng duy trì vị trí đó.
  • Nếu ở dưới đối thủ, hãy cố gắng phát triển nâng cao thứ hạng. 

Chiến lược Marketing tiếp thị khách hàng thân thiết

Chiến lược này nhằm giữ chân khách hàng thân thiết bằng cách cung cấp cho họ nhiều lợi ích như tạo ra các chương trình giảm giá, khuyến mãi, quà tặng,…Việc này sẽ hạn chế khách hàng quay lưng với doanh nghiệp, đồng thời gia tăng lượng khách mới nhờ những người dùng cũ giới thiệu.

Chiến lược Marketing nội dung

Chiến lược tiếp thị dựa trên việc tạo ra và xuất bản nội dung có liên quan đến doanh nghiệp, truyền tải thông điệp hữu ích và chạm tới “điểm chạm” của người dùng, mục tiêu nhằm đạt được những hành động phát sinh lợi nhuận từ họ.

Có 6 hình thức marketing nội dung phổ biến được nhiều marketers áp dụng : Blogs, Ebook, video, Infographic, Email,  Social media…

Chiến lược Marketing nội dung
Chiến lược Marketing nội dung giúp doanh nghiệp tiến tới “điểm chạm” của khách hàng

Các bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả

Các bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
Xây dựng chiến lược marketing theo lộ trình hiệu quả

Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Yếu tố đầu tiên để xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả là hiểu rõ khách hàng mục tiêu. Khi hiểu được nhu cầu của khách hàng thì mới thu hút được sự quan tâm và tin tưởng của họ. Để làm được điều đó bạn cần hình dung ra khách hàng của mình và tự trả lời những câu hỏi liên quan đến họ như: độ tuổi, giới tính, trình độ, địa vị xã hội ra sao, thu nhập, sở thích và động lực mua hàng....Việc này có thể thực hiện với một số phương pháp khảo sát hoặc phỏng vấn trực tiếp với mục đích nắm được suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp.

Nghiên cứu và hiểu rõ đối thủ cạnh tranh

Giữa thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt, mỗi doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cùng ngành. Để có được vị thế trên thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo được sự nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu về những đơn vị đó cũng như chú ý đến chiến lược để điều chỉnh lại bài toán kinh doanh của mình là vô cùng cần thiết.

Một số lợi ích từ việc phân tích đối thủ cạnh tranh: 

  • Khai thác thị trường: Nhằm xác các thị trường ngách, những phân khúc chưa được khai thác, ít đối thủ hoặc doanh nghiệp có tiềm năng phát triển.
  • Tiếp thị: Thông qua phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt được hành vi của người tiêu dùng. Từ đó xây dựng các chiến lược tiếp thị hấp dẫn, đúng trọng tâm khách hàng.
  • Phát triển sản phẩm: Nắm bắt ưu nhược điểm của sản phẩm đối thủ giúp doanh nghiệp có cơ hội cải thiện, hoàn thiện sản phẩm hơn. Đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ và đưa ra những chiến lược giá cạnh tranh.

Chia nhỏ phễu bán hàng

Chia nhỏ phễu bán hàng mang lại cho doanh nghiệp góc nhìn tổng quan về quá trình khách hàng đưa ra quyết định mua sản phẩm, dịch vụ.

  • Miệng phễu: Đối tượng tiềm năng - những người quan tâm và thích thú với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Thân phễu: Những khách hàng này sau khi tìm hiểu, đánh giá có thể sẽ mua sản phẩm.
  • Đáy phễu: người tiêu dùng ra quyết định mua sản phẩm.
  • Càng về phía dưới đáy của mô hình này thì hành động mua hàng của khách hàng càng cao. 

Thiết lập mục tiêu Marketing SMART

Mục tiêu SMART bao gồm:

  • S (Specific): Sự chi tiết, cụ thể 
  • M (Measurable): Đo lường các số liệu
  • A (Attainable): Khả năng thực hiện được
  • R( Relevant): Sự liên quan mật thiết đến thương hiệu sản phẩm, 
  • T (Time Frame) thời gian đưa ra để thực hiện chiến lược. 
Xây dựng mục tiêu chiến lược Markteing với mô hình SMART
SMART cung cấp những yếu tố thiết yếu trong việc xây dựng mục tiêu

 

Theo đó, để thực hiện chiến lược Marketing cần có kế hoạch cụ thể, có công cụ đo lường số liệu trong khoảng thời gian nhất định. 

Lựa chọn kênh Marketing nổi bật

Với sự phát triển của công nghệ, chiến lược Marketing cần đi kèm các kênh Marketing để truyền tải thông điệp và tiếp cận được khách hàng nhanh nhất. Mỗi loại hình Marketing sẽ được thực hiện trên những kênh thực hiện khác nhau tùy thuộc theo đặc điểm của từng kênh. Cụ thể, một số kênh Marketing được các doanh nghiệp ưa chuộng hiện nay như: 

  • Paid Ads - Quảng cáo trả phí: Facebook Ads, Google Ads, Youtube Ads,... là các kênh online phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh đó, một số kênh non-online hiệu quả phải kể đến như TV Ads, OOH Ads,...
  • Quảng cáo ngoài trời: Sử dụng biển quảng cáo cùng các loại hình quảng cáo lưu động trên các phương tiện giao thông công cộng như Bus, Tàu,...
  • Quảng cáo tự xây dựng: Website là công cụ quan trọng nhất đối với hình thức quảng cáo này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể phát triển một số kênh như Fanpage, Blog,...
  • PR Solution: Các giải pháp PR thường được lựa chọn qua các kênh truyền thông cộng đồng như Báo chí hay truyền hình.
  • Social Media: Các trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay như Facebook, Tiktok, Instagram,...
  • Viral Marketing: Xu hướng tiếp thị lan truyền phát triển mạnh mẽ với sự kết hợp của đa dạng các kênh truyền thông, đặc biệt là các trang mạng xã hội như Tiktok, Facebook,... kết hợp cùng các kênh báo chí, truyền hình.

Những yếu tố cần lưu ý trong chiến lược Marketing hiệu quả

5P khi xây dựng chiến lược Marketing
5P là những yếu tố nền tảng khi xây dựng chiến lược Marketing

Khi bắt tay thực hiện chiến lược Marketing cần lưu ý các yếu tố sau: 

Product (Sản phẩm)

Đầu tiên, bạn cần xác định sản phẩm/dịch vụ mình muốn kinh doanh có ưu điểm nổi bật gì và đó có phải là điểm tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh trên thị trường hay không?       

Price (Giá)

Sau đó bạn phải định giá sản phẩm bạn bán ra giá bao nhiêu, có phù hợp với chất lượng và đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp không? đặc biệt giá đó đã đủ cạnh tranh so với các sản phẩm tương tự khác hay chưa? 

Place (Địa điểm)

Còn được gọi là vị trí hoặc nơi phân phối, đây phương pháp đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Tiện ích về địa điểm đóng vai trò quan trọng bởi đôi khi khách hàng quyết định mua hàng vì vị trí địa lý hoặc tính sẵn có của sản phẩm.

Promotion (Khuyến mãi)

Đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng lại tạo điều kiện cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm với giá thành rẻ, từ đó gia tăng khả năng quay lại mua sắm nếu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Đồng thời chương trình khuyến mãi còn là hình thức tri ân khách hàng thân thiết của doanh nghiệp. 

People (Con người)

Con người ở đây là nguồn nhân lực quản lý và sản xuất, đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng tại cửa hàng hay trên hệ thống online. Trong chiến lược Marketing, doanh nghiệp cần  đào tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cho quá trình phát triển của mình.

Một số chiến lược Marketing thành công nổi tiếng

Nhắc đến chiến lược Marketing hiệu quả không thể không kể đến sự thành công của các thương hiệu nổi tiếng, thu hút rất nhiều sự quan tâm của khách hàng. Điển hình như Shopee với các chiến dịch Influencer Marketing rất hiệu quả, Apple trung thành với các chiến lược tạo ra tin đồn kết hợp PR trải nghiệm sản phẩm, Coca Cola với sự kết hợp hoàn hảo của 4P trong Marketing hay sự trở lại đỉnh cao của Bitis cùng Influencer và Viral Marketing ... Hãy cùng tìm hiểu xem chiến lược Marketing của họ nhé. 

Shopee

Đây là thương hiệu tiên phong trong việc sử dụng Viral Video quảng cáo trong chiến lược Marketing và luôn “chịu chơi” hơn các thương hiệu khác cùng lĩnh vực. Điển hình như việc sử dụng bài hát hot trend “Baby Shark” cùng với những gương mặt cực hot của đội tuyển bóng đá Việt Nam sau cơn sốt bóng đá tại Thường Châu năm nào.

Đặc biệt, Shopee sở hữu những chiến dịch Marketing hùng hậu với sự tham gia đội ngũ Influencer hàng đầu hiện nay. Không khó để bắt gặp hình ảnh của thương hiệu này cùng với những ngôi sao lớn tại Việt Nam và trên toàn thế giới như: BlackPink, Sơn Tùng MTP hay Trấn Thành,... Điều này đã đưa Shopee vươn xa hơn nhiều so với các thương hiệu khác. 

Chiến lược Marketing với Influencer của Shopee
Shopee có được những chiến lược Marketing rất hiệu quả cùng các Influencer hàng đầu

Apple

Là một trong những thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn nhất hiện nay, Apple có một lối đi riêng trong các hoạt động Marketing của mình. Không cạnh tranh bằng giá cả, cũng không tập trung vào các loại hình quảng cáo hào nhoáng, “Trải nghiệm khách hàng” mới chính là nòng cốt trong chiến lược truyền thông của Apple. Với tiêu chí này, Apple tập trung vào các hoạt động PR với nội dung nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Một số công cụ được thương hiệu này sử dụng như các chuỗi bài, tin tức khơi gợi sự tò mò của khách hàng, tận dụng sức mạnh của những video “đập hộp” triệu view trên các kênh mạng xã hội,...

Chiến lược Marketing của Apple
Iphone XS thành công khi mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất

KẾT LUẬN

Bài viết trên đây PharMarketing đã đưa đến thông tin chi tiết cho bạn đọc về chiến lược Marketing là gì cũng như các bước xây dựng Marketing hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Từ đó bạn đọc có thể áp dụng vào hoạt động kinh doanh để mang lại thành công cho cá nhân hoặc doanh nghiệp.

 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn