backtop

Promotion là gì? Ứng dụng Promotion trong Marketing và những lưu ý cần biết

Promotion là một phần quan trọng trong chiến lượng Marketing Mix 4P. Vậy chữ P cuối cùng này là gì? Nó mang lại lợi ích gì cho sự phát triển của doanh nghiệp? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Promotion là gì?

Promotion được dịch qua tiếng Việt có nghĩa là chương trình khuyến mãi, quảng cáo, xúc tiến tiêu dùng. Ngoài ra trong một số trường hợp khác, Promotion được biết đến với nghĩa khác như đề bạt, khuyến khích, đẩy mạnh…

Promotion chương trình khuyến mãi, quảng cáo, xúc tiến tiêu dùng
Promotion chương trình khuyến mãi, quảng cáo, xúc tiến tiêu dùng

Cụm từ này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực bán hàng và Marketing. Ý nghĩa cụ thể trong từng trường hợp như sau:

Promotion trong bán hàng

Promotion Girl, Boy hay PG/PB:  Là những người làm công việc liên quan đến tiếp thị, quảng cáo dịch vụ/sản phẩm. Họ đại diện cho một thương hiệu hoặc lĩnh vực Marketing nào đó. Những người tham gia công việc này thường có ngoại hình ưa nhìn, chiều cao nổi bật với biểu cảm tốt.


Sale Promotion: Đây là những chương trình khuyến mãi sử dụng nhiều trong kinh doanh, đặc biệt là trong phát triển chiến lược Marketing. Mục đích của những hoạt động này là kích thích thị trường, xúc tiến bán hàng cho doanh nghiệp. Chuỗi hoạt động này bao gồm các hoạt động khuyến khích phát triển kinh doanh và hoạt động tiêu dùng của khách hàng.

Promotion trong Marketing

Promotion được biết đến là chữ P cuối cùng trong chiến lược Marketing Mix (4P). Promotion tập trung vào phát triển các chiến lược truyền thông tích hợp, khai thác nhiều kênh khác nhau giúp truyền tải thông tin về thương hiệu tới người tiêu dùng.

Khi nào doanh nghiệp cần sử dụng Promotion?

Promotion được biết đến với vai trò là những hoạt động khuyến mãi, vậy doanh nghiệp nên sử dụng Promotion khi nào?

Đầu tiên, hoạt động này được sử dụng khi các nhà cung cấp dịch vụ, những nhà bán lẻ tiếp thị quảng cáo cần tăng số lượng sản phẩm/dịch vụ bán ra.

Ví dụ, chương trình Gà đồng giá 18K là chương trình khuyến mãi cho khách hàng đến ăn gà rán trực tiếp tại cửa hàng KFC trên toàn hệ thống. Từ chương trình này, KFC có thể kích thích nhu cầu của khách hàng  đến ăn gà nhiều hơn.

Promotion hay được áp dụng với những sản phẩm khó bán
Promotion hay được áp dụng với những sản phẩm khó bán

Promotion cũng được áp dụng với những sản phẩm khó bán lẻ, các doanh nghiệp có thể sử dụng chương trình khuyến mãi, giảm giá bán kèm sản phẩm để kích thích mua hàng với người tiêu dùng.

Ví dụ: Cửa hàng chuyên bán điện thoại di động, hiện tại đang muốn tăng số lượng bán cáp sạc và tai nghe. Thay vào đó để kích thích khách hàng, cửa hàng có thể đưa ra chương trình khuyến mãi như khi mua điện thoại, khách hàng sẽ được tặng kèm bộ cáp sạc với giá siêu ưu đãi. Việc được mua với giá hời cộng với tặng kèm tai nghe, cáp sạc sẽ kích thích hầu bao người tiêu dùng tối đa.

Ứng dụng Promotion trong Marketing và những lưu ý cần biết

Hiện nay, Promotion đang được ứng dụng rộng rãi trong toàn bộ hoạt động Marketing của doanh nghiệp, hãy cùng PharMarketing tìm hiểu chi tiết xem, hoạt động khuyến mãi này mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp nhé:

Ứng dụng Promotion trong Marketing

Promotion trong Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường mục tiêu dễ dàng hơn. Dưới đây là 4 ứng dụng quan trọng nhất của Promotion đối với chiến dịch Marketing:

  • Tăng nhận diện thương hiệu

Chiến lược Promotion giúp doanh nghiệp tạo mới hoặc khôi phục hình ảnh thương hiệu của đơn vị đó. Đồng thời, khi thực hiện các chiến lược này, sản phẩm của bạn sẽ dễ được nhận biết hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường.

  • Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Promotion giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế của khách hàng đối với thương hiệu. Những hoạt động chương trình khuyến mãi, tri ân, giới thiệu sản phẩm,… giúp khách hàng cảm thấy mình được trân trọng và quan tâm hơn. Một chiến lược Promotion hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Đồng thời, giúp bạn tạo ra dấu ấn riêng trước hàng ngàn đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

  • Phù hợp thị hiếu khách hàng

Hoạt động Promotion được thực thi thông qua quá trình doanh nghiệp tiếp cận khách hàng online. Thông qua hoạt động này, khả năng giao tiếp giữa người mua và người bán cũng được đẩy nhanh hơn. Khi đó, bạn có thể thăm dò được ý kiến của khách hàng, chia sẻ những tính năng/lợi ích của sản phẩm cho khách hàng để họ xem xét mức độ phù hợp.

  • Kích thích khả năng mua sắm

Khách hàng thường có xu hướng thích mua hàng khi có chiến dịch khuyến mãi hấp dẫn.  Mức giá tốt luôn là yếu tố hàng đầu được người tiêu dùng quan tâm. Promotion được tạo ra nhằm trở thành động lực kích thích nhu cầu mua hàng của người dùng.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng promotion trong Marketing

Với những chức năng vô cùng quan trọng trên, để sử dụng chuỗi hoạt động Promotion hiệu quả. Doanh nghiệp cũng cần chú ý những lưu ý sau đây: 

  • Promotion phù hợp với đối tượng nào?

Chiến lược Promotion được sử dụng để thu hút khách hàng cho doanh nghiệp. Đặc biệt là những đơn vị muốn thúc đẩy doanh số bán sản phẩm khó bán. ụ.

  • Hình thức chủ yếu của Promotion là gì?

Chủ yếu, chiến lược Promotion được thực hiện qua 2 hình thức cơ bản như sau:

Above the line: Là chuỗi hoạt động thông qua phương tiện truyền thông đại chúng như: radio, tivi, báo chí,… để xây dựng hình ảnh thương hiệu và phát đi những chương trình khuyến mãi.

Below the line: Hình thức này là chuỗi các hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới một mục tiêu ngắn hạn, mang lại kết quả tức thì cho doanh nghiệp. Thông thường các đơn vị kinh doanh lựa chọn sử dụng hình thức này để phát triển thị trường phân phối, đẩy mạnh bán lẻ và tiêu dùng khách hàng.

  • Điểm khác nhau giữa Promotion và Marketing?

Marketing: Là quá trình doanh nghiệp mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Chiến lược Marketing bao gồm việc phát triển, thử nghiệm và đánh giá / phân phối sản phẩm.

Promotion: Là một chiến lược thuộc Marketing Mix (4P). Promotion bao gồm các chiến lược, thủ thuật giúp doanh nghiệp truyền đạt thông tin sản phẩm đến khách hàng. Mục tiêu của chiến lược này là giới thiệu sản phẩm, tăng nhu cầu mua sắm và tăng khả năng nhận diện sản phẩm của khách hàng.

Các yếu tố đánh giá sự thành công của một chiến dịch Promotion

Để đánh giá mức độ thành công của một chiến dịch Promotion, không thể bỏ qua những yếu tố sau đây:

Nhận thức

Vai trò quan trọng đầu nhất của chiến dịch Promotion là tạo ra nhận thức cho khách hàng. Khi sản phẩm mới được đưa ra, Promotion là chuỗi hoạt động giúp giới thiệu những chương trình mới. Hầu hết các đơn vị sẽ sử dụng hỗn hợp tiếp thị là Above the line và Below the line để quảng bá sản phẩm.

Xây dựng thương hiệu

Đã từ rất lâu thương hiệu luôn được coi là một lời hứa được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong hành tinh Marketing. Tuy nhiên, giá trị thương hiệu sẽ được định vị qua sản phẩm hoặc chiến lược Marketing của công ty gửi đến khách hàng. Hiện nay, các doanh nghiệp đang nỗ lực không ngừng để cải thiện phần giá trị này. Họ đẩy mạnh những hoạt động quảng bá, tiếp thị truyền thông liên tục để đạt được mục đích này.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chiến dịch Promotion
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chiến dịch Promotion 

Định vị thương hiệu

Chiến dịch Promotion thành công là khi nó giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu của mình. Chẳng hạn, khi nhắc tới những dòng ô tô cao cấp bạn sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm nào đầu tiên? BMW, AUDI hay FERRARI. Tất cả những thương hiệu này đang cố gắng để dành lấy vị trí hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng.

Sự chấp thuận

Một khách hàng có nhiều khả năng chấp nhận một sản phẩm họ được nhìn thấy, nghe về thương hiệu này thường xuyên, liên tục. Nhìn chung, chiến lược Promotion giúp người dùng nhanh chấp nhận về sự có mặt của sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, để đạt được sự chấp thuận này doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, phù hợp với nhu cầu thị yếu của khách hàng.

Nhắm mục tiêu khách hàng

Các chương trình Promotion của giúp công ty nhắm đúng mục tiêu khách hàng mong muốn của họ. Ví dụ – Pepsi nhắm vào giới trẻ, Adidas nhắm vào những người khỏe mạnh và yêu thể thao, v.v. Một chiến lược Promotion phù hợp có thể giúp doanh nghiệp nhắm mục tiêu theo đúng phân khúc thị trường mong muốn và định vị thương hiệu thành công.

Gợi nhớ thương hiệu

Một trong những mục tiêu hàng đầu mà một chiến lược Promotion cần phải đảm bảo tính gợi nhớ thương hiệu. Bởi lẽ hiện nay khi thị trường xuất hiện quá nhiều thương hiệu cạnh tranh với nhau, thì doanh nghiệp nên làm cách gì để không cần tập trung quá nhiều vào quảng cáo mà khách hàng vẫn có thể nhớ tới thương hiệu. 

Ngành Dược phẩm là một ví dụ đặc thù cho việc sử dụng chiến lược Promotion, bởi lẽ đây là ngành có tính cạnh tranh cao và các dòng sản phẩm mới được ra đời mỗi ngày. Hoạt động Promotion sẽ đóng vai trò như một vũ khí đắc lực giúp doanh nghiệp thúc đẩy sự ghi nhớ về thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Thu hút được khách hàng mới

Mục đích cuối cùng của mọi chiến lược Promotion hoặc của bất kỳ hoạt động Marketing nào chính là thu hút được khách hàng mới, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và thu được mức lợi nhuận cao hơn. Khi kết hợp đồng thời 2 hoạt động Above the line và Below the line song song, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu hút được nhiều khách hàng hơn.

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ thông tin về Promotion mà PharMarketing mang tới để gửi đến bạn. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn kinh doanh thành công con đường kinh doanh của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi ngay phía dưới đây để được giải đáp nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những số Blog bổ ích tiếp theo!

 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn