backtop

Làm Content Writer có cần tư duy hình ảnh - visual thinking?

Bạn có biết rằng: Có tới 90% lượng thông tin mà não bộ tiếp nhận hàng ngày là hình ảnh và trong một bài viết người đọc chỉ tiếp thu khoảng 20-28% thông tin bằng văn bản. Do đó, chủ đề hay, cách triển khai nội dung tốt là chưa đủ, để dễ dàng thu hút người đọc tiếp nhận thông tin thì Content Writer cần phải có tư duy hình ảnh (Visual Thinking). Trong bài viết hôm nay, hãy cùng PharMarketing lý giải vì sao làm Content Writer cần có tư duy hình ảnh nhé.

Tư duy hình ảnh là gì?

Tư duy hình ảnh (Visual Thinking) là phương pháp tổ chức, sắp xếp thông tin trên hình ảnh một cách có hệ thống để cải thiện khả năng giao tiếp bằng hình ảnh. 

Tư duy hình ảnh là phương pháp tổ chức, sắp xếp thông tin trên một hình ảnh
Tư duy hình ảnh là phương pháp tổ chức, sắp xếp thông tin trên một hình ảnh

Trong content marketing, tư duy hình ảnh giúp các nhà sáng tạo nội dung biến những những thông tin phức tạp bằng văn bản trở nên dễ hiểu, trực quan hơn dưới các hình thức: hình ảnh, video, infographic... Điều này sẽ giúp thông điệp được truyền tải thú vị, hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu.

Vai trò của tư duy hình ảnh đối với Content Writer

Kỹ năng về tư duy hình ảnh sẽ giúp các Content Writer nâng cao hiệu suất trong công việc, cụ thể như sau:

Tư duy hình ảnh giúp Content Writer dễ dàng truyền tải thông điệp

Content thường bao gồm hai yếu tố: nội dung và hình thức thể hiện. Do đó, tư duy hình ảnh sẽ giúp bạn hiểu rõ các đặc điểm của từng hình thức để có thể lựa chọn và kết hợp hiệu quả giữa nội dung và hình ảnh. Bằng cách trực quan hóa nội dung, bạn có thể thu hút khách hàng, tạo ấn tượng mạnh mẽ và kích thích sự tính tương tác của họ.

Tư duy hình ảnh sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp dễ dàng hơn
Tư duy hình ảnh sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp dễ dàng hơn

Để nâng cao khả năng sáng tạo và kết hợp hiệu quả giữa văn bản và hình ảnh, bạn có thể áp dụng theo một số phương pháp dưới đây:

  • Động não: Giữ cho mình tinh thần học hỏi không ngừng và tư duy cởi mở với mọi thứ xung quanh sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng khi cần truyền tải nội dung. Ngoài ra, bạn cần liên tục brainstorm, đặt mình vào vị trí của khách hàng để có thể tìm ra hình thức thể hiện nội dung mà họ thích…
  • Tham khảo: Pinterest, Behance, Freepik và Dribbble là những website chuyên về sáng tạo và thiết kế có thể giúp bạn nâng cao tư duy thiết kế của mình. Ngoài ra, hãy tham khảo các TVC quảng cáo, Print Ads của các thương hiệu lớn để học hỏi thêm về cách visualize idea của họ.

Tư duy hình ảnh giúp đảm bảo tính liền mạch của nội dung

Content Writer không phải là người trực tiếp thiết kế hình ảnh nhưng cần trang bị cho mình tư duy hình ảnh để phối hợp ăn ý với Designer nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa các nội dung được truyền tải khi thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng cáo.

Khi có tư duy hình ảnh, bạn sẽ biết được một thiết kế chưa tốt ở đâu và cần chỉnh sửa lại những gì để feedback cho Designer. Bạn có thể đưa ra những gợi ý để định hướng hình ảnh phù hợp với nội dung/thông điệp cần truyền tải bằng cách:

  • Order thiết kế thật rõ ràng kèm hình ảnh tham khảo (nếu có): Khi bạn trao đổi công việc với Designer, hãy note thật rõ ràng thông điệp chính hoặc những thông tin cần làm nổi bật. Ngoài ra, bạn cũng có thể phác thảo ý tưởng hoặc tìm những hình ảnh tham khảo tương tự với mong muốn của mình để giúp Designer dễ dàng hình dung ý tưởng và thực hiện thiết kế đúng yêu cầu.
  • Xây dựng brand guideline: Một bộ brand guideline gồm có: logo, tên thương hiệu, slogan, màu sắc chủ đạo, tính cách thương hiệu, phong cách viết (tone & voice)… Một bộ brand guideline đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo sự đồng nhất trong các hoạt động branding để tăng độ nhận diện thương hiệu.
  • Tạo một thư mục tham khảo: Bạn cũng có thể tự tạo cho mình một thư mục riêng - nơi tổng hợp những ý tưởng sáng tạo, thiết kế ấn tượng mà bạn tình cờ bắt gặp. Đây sẽ là nguồn tham khảo quý giá để bạn trực quan ý tưởng và suy nghĩ của mình cho mọi người xung quanh.

Tư duy hình ảnh giúp Content Writer đa dạng hình thức sáng tạo nội dung

Một nội dung có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức như:

  • Ấn phẩm: Poster, banner, hình ảnh thực tế của sản phẩm…
  • Hình ảnh minh họa cho nội dung
  • Interactive Content: Khảo sát, minigame, Quizzes & Puzzles…
  • Videos: Giới thiệu sản phẩm, livestream, recap, phỏng vấn, podcast…
  • Infographics: Thống kê, so sánh thông tin theo từng chủ đề…
  • GIFs 
  • Meme

Mỗi một hình thức sẽ có văn phong và cách triển khai nội dung khác nhau, do đó, tư duy hình ảnh sẽ giúp bạn có thể sáng tạo content phù hợp với các chủ đề nội dung cụ thể. Để làm được điều này, bạn sẽ cần hiểu rõ đặc điểm của từng hình thức nội dung. Hãy bắt đầu bằng việc thử lựa chọn một hình thức thể hiện, sau đó định hướng nội dung có thể triển khai dựa trên đặc điểm của định dạng đó. Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo lựa chọn các hình thức phù hợp với thị hiếu và thói quen sử dụng phương tiện truyền thông của khách hàng hiện tại.

Tư duy hình ảnh giúp kết nối cảm xúc

Thực tế cho thấy rằng, hình ảnh kích thích thị giác và tạo ra các phản ứng cảm xúc nhanh hơn các nội dung văn bản thông thường khác. Vì vậy, các hình ảnh ấn tượng thường khiến con người ghi nhớ lâu hơn. Việc có tư duy hình ảnh sẽ giúp bạn có thể sáng tạo hình ảnh phù hợp với từng chủ đề và tạo các cảm xúc với khách hàng.

Tư duy hình ảnh giúp bạn có thể tạo các kết nối cảm xúc với khách hàng
Tư duy hình ảnh giúp bạn có thể tạo các kết nối cảm xúc với khách hàng

Một số cách giúp kích thích các cảm xúc hiệu quả mà bạn có thể tham khảo là:

Xây dựng mascot - nhân vật đại diện cho thương hiệu: Đây là một phương pháp nhân cách hóa thương hiệu để tạo ra những cảm xúc với khách hàng rất hiệu quả được nhiều thương hiệu lớn áp dụng. Ví dụ như mascot của Beamin là nhân vật chú Mèo Mập đáng với hình dáng bụ bẫm. Chủ nhân của Mèo Mập là một chàng Shipper dễ thương được cách điệu mang một chút phong cách Hàn Quốc (quê hương của app giao đồ ăn này). Với nhân vật mascot của mình, Beamin đã khá thành công trong việc tạo cảm xúc để chinh phục khách hàng. 

Bạn có thể tạo ứng dụng tâm lý học màu sắc, hình dạng các khối cơ bản: hình vuông (ổn định, chắc chắn), tròn (thân thiện, bền vững), tam giác (định hướng, sự nguy hiểm)… để mang đến những cảm xúc cho khách hàng. Điều này cũng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ truyền tải thông điệp đến khách hàng. Ví dụ: màu đỏ đại diện cho sức mạnh, niềm đam mê mãnh liệt, sự may mắn hoặc nguy hiểm…, màu xanh dương đại diện cho hòa tình, sự uy tín, trung thành…, màu xám đại diện cho sự thông minh, khiêm tốn, u sầu…, màu đen đại diện cho sự giàu có, sang trọng, thanh lịch, bí ẩn, nỗi buồn… 

Nắm chắc quy luật thiết kế cơ bản: nguyên lý thị giác, màu sắc, tỷ lệ… để có đưa ra những nhận xét hữu ích và kết hợp ăn ý với Designer. Ngoài ra, bạn cũng thể nhận xét hoặc đánh giá các ấn phẩm truyền thông tốt hay không dựa trên khả năng tác động tới thị giác, sự cân bằng và hài hòa giữa các màu sắc, bố cục, typography…

Kết luận

Có thể thấy rằng, tư duy hình ảnh là chiếc chìa khóa mở ra thành công đối với Content Writer. Kỹ năng này không chỉ giúp các nhà sáng tạo nội dung nắm bắt được các hình thức content mới mẻ mà còn triển khai các nội dung đó một cách hấp dẫn và ấn tượng. Vì vậy, bên cạnh việc trau dồi kiến thức chuyên môn thì bạn hãy xem nhiều, đọc nhiều và thực hành nhiều hơn để nâng cao tư duy thẩm mỹ của mình nhé! Chúc bạn luôn thành công. 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn