backtop

Copywriting là gì? Kỹ năng copywriting hiệu quả

Với vai trò quan trọng trong việc kích thích hành động của khách hàng, copywriting trở thành một bộ phận không thể thiếu với mọi chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp. Vậy copywriting là gì? Làm sao để vận dụng công cụ này một cách hiệu quả nhất? Cùng PharMarketing tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Copywriting là gì?

Copywriting là một hình thức sáng tạo nội dung với mục tiêu quảng cáo, tăng cường nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy khách hàng thực hiện các hành vi cụ thể, hướng tới quyết định mua hàng cuối cùng.

Copywriting là công việc sắp xếp câu chữ thành một nội dung hấp dẫn và đầy tính thuyết phục để thúc đẩy người đọc mua hàng
Copywriting là công việc sắp xếp câu chữ thành một nội dung hấp dẫn và thuyết phục để thúc đẩy người đọc mua hàng

Khác với Content writing với nhiệm vụ chinh phục sự yêu thích của khách hàng bằng những nội dung giá trị, mang tính dài hạn. Copywriting tác động trực tiếp tới hành trình mua của khách hàng bằng những ngôn từ cuốn hút, chứa đựng những thông tin liên quan trực tiếp đến sản phẩm, thương hiệu.

Ngày nay, copywriting trở thành một vũ khí không thể thiếu trong các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Công cụ này xuất hiện trong hầu hết các ấn phẩm quảng cáo hiện nay như: Tạp chí, Tờ rơi, Email Marketing, Social Media, Displays Ads,... Với nghệ thuật sử dụng ngôn từ ấn tượng, ngắn gọn, xúc tích nhưng có khả năng thu hút mạnh mẽ, Copywriting có thể kích thích những  hành động cụ thể của khách hàng như: Click đến website để tìm hiểu về sản phẩm, Đăng ký tài khoản, Click vào gian hàng,...

Nhờ vai trò đặc biệt quan trọng đó, đội ngũ nhân sự thực hiện copywriting - copywriter cũng rất được các doanh nghiệp chú trọng phát triển. Họ sẽ là người trực tiếp tạo nên những nội dung quảng cáo lôi cuốn, mang hình ảnh của thương hiệu và sản phẩm đến với khách hàng bằng những ngôn từ hấp dẫn.

Xem thêm: Social content là gì? Chiến lược nội dung mạng xã hội hiệu quả

Mục đích của Copywriting?

Nhiệm vụ chính của Copywriting là viết các nội dung quảng cáo, thúc đẩy hành động cụ thể và hướng đến mục tiêu cuối cùng là bán hàng. Chình vì vậy, các nội dung Copywriting thường liên quan trực tiếp đến sản phẩm và thương hiệu, giúp khách hàng thấy những giá trị mà họ nhận được hay lý do tại sao cần mua sản phẩm, tại sao nên mua ngay lập tức,...

Copywriting thường bị nhầm nhẫn với content writing, đều là những hoạt động sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, trên thực tế hai công việc này đảm nhận những chức năng hoàn toàn riêng biệt. Content writer sẽ có nhiệm vụ phát triển các nội dung mang lại nhiều giá trị đa dạng cho khách hàng, kích thích sự tương tác khi khách hàng ghé thăm website, fanpage, hay các kênh truyền thông khác của doanh nghiệp. Việc xây dựng các nội dung content writing thường theo hướng dài hạn, dần dần xây dựng cảm tình và tạo niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Content Writing thường xuất hiện phổ biến tại các chuyên mục blog của website, các bài đăng chia sẻ kiến thức về những lĩnh vực xoay quanh sản phẩm trên social media,... Những nội dung này thường khá dài, có thể lên tới 3000 từ với các ấn phẩm trên website.

Đây là công đoạn giúp thu hút được khách hàng nhiều hơn bằng cách sử dụng các ngôn từ hấp dẫn, lôi cuốn
Đây là công đoạn giúp thu hút được khách hàng nhiều hơn bằng cách sử dụng các ngôn từ hấp dẫn, lôi cuốn

Copywriting lại có mục tiêu chính là kích thích hành động của khách hàng. Các nội dung này thường khá ngắn so với content writing, tuy nhiên nó lại có khả năng tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng và hướng trực tiếp đến sản phẩm, thương hiệu của bạn. Copywriting cần thể hiện được những lợi ích trực tiếp mà sản phẩm mang lại cho khách hàng, thúc đẩy nhu cầu mua hàng hoặc tìm hiểu về sản phẩm,... Do đó, có thể nói nghệ thuật sử dụng ngôn từ cùng sự thấu hiểu về sản phẩm, khách hàng là những yếu tố đặc biệt quan trọng với một Copywriter.

Ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các nội dung Copywriting trong các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp như: Content web, Email Marketing, Các ấn phẩm quảng cáo ngoài trời như: Billboards, Thư bán hàng Sales letter, Khẩu hiệu quảng cáo (Slogan, taglines), Quảng cáo, trực tuyến và offline, Quảng cáo truyền hình,...

Xem thêm: Content marketing là gì? Cách thức viết content marketing hiệu quả

Copywriting đã thay đổi như thế nào kể từ khi Digital marketing xuất hiện?

Khái niệm copywriting được biết đến nhiều hơn vào khoảng những năm cuối của thế kỷ 20, khi mạng Internet ra đời và các mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt khiến cho các doanh nghiệp chú trọng hơn vào các chiến dịch tiếp thị. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Copywriting thực tế đã ra đời vào khoảng năm 1477 với mục đích quảng bá, lan truyền cho một quyển kinh thánh. Dần dần, Copywriting đã âm thầm xuất hiện với các công cụ thô sơ và được thực hiện bằng việc viết lên giấy, khắc lên những thanh gỗ,... Những khó khăn trong quá trình thực hiện đã khiến Copywriting không thể trở nên phổ biến trong giai đoạn này.

Cho đến những năm cuối 1960s, với sự xuất hiện của mạng Internet, các hoạt động tiếp thị nói chung và Copywriting nói riêng đã bước sang một thời kỳ hoàn toàn mới, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ với sự phổ biến ngày càng rộng rãi. 

Nền tảng công nghệ hiện đại với sức lan tỏa rộng khắp qua mạng Internet đã cho phép các Copywriter dễ dàng sáng tạo đa dạng loại hình ấn phẩm quảng cáo và truyền tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu. Từ đó khái niệm Digital Copywriting được hình thành mà trở thành công cụ Marketing không thể thiếu với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. 

Copywriting đã bước sang một thời kỳ hoàn toàn mới kể từ khi Digital Marketing xuất hiện
Copywriting đã bước sang một thời kỳ hoàn toàn mới kể từ khi Digital Marketing xuất hiện

Ngày nay, khi mạng Internet phủ sóng toàn cầu với lượng người truy cập đông đảo mỗi ngày, Digital Copywriting cho phép doanh nghiệp tiếp cận với một lượng lớn khách hàng mà không bị giới hạn về thời gian hay địa điểm. Tuy nhiên, môi trường Digital Marketing hiện tại có sự tham gia của vô số doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh. Điều này cũng đòi hỏi copywriter phải tạo nên được những ấn phẩm thực sự ấn tượng, độc đáo và thể hiện sự khác biệt nổi bật trên thị trường. 

Những thủ pháp để viết Copywriting hiệu quả

Giữa vô số ấn phẩm quảng cáo đến từ các thương hiệu nhau trên thị trường, liệu rằng nội dung của bạn đã thực sự đủ nổi bật và thu hút khách hàng? Để làm Copywriting hiệu quả, người viết cần nắm được một số thủ pháp đặc biệt quan trọng sau:

  • Nội dung ngắn gọn, xúc tích: Những nội dung dài dòng dễ khiến người dùng cảm thấy chán nản và gặp khó khăn trong việc nắm bắt những thông tin chính về sản phẩm, dịch vụ. Thay vào đó những nội dung ngắn gọn xúc tích lại có khả năng đi sâu hơn vào tâm trí của khách hàng, đồng thời thể hiện nổi bật những giá trị, lợi ích của sản phẩm.
  • Ngôn từ thu hút, vần điệu: Hiệu quả của một bài Copywriting phần lớn nằm ở sức mạnh ngôn từ của người sáng tạo. Các nội dung này thường được tạo thành những câu có vần điệu nhằm tạo ấn tượng và dễ dàng ghi nhớ cho người xem.
  • “Chạm” tới cảm xúc của khách hàng mục tiêu: Để tạo sự ấn tượng, thu hút tệp khách hàng mong muốn, doanh nghiệp cần tạo nên những nội dung đánh đúng những nhu cầu của họ. Vì vậy, copywriter không chỉ tạo nên những nội dung hay mà còn cần có sự thấu hiểu khách hàng để tạo nên những ấn phẩm phù hợp. Bên cạnh đó, các nội dung quảng cáo cũng thường đi kèm với những câu CTA giúp thúc đẩy hành động của người xem. 

Những công thức Copywriting phổ biến

Những nội dung Copywriting được thiết kế tuỳ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau của doanh nghiệp. Trong đó, có thể khái quát một số công thức Copywriting mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay như: 

  • FAB: Features (Tính năng sản phẩm) – Advantages (Ưu điểm nổi bật của sản phẩm) – Benefits (Lợi ích mà khách hàng mong muốn nhận được)
  • BAB: Before (Thực trạng trước đây) – After (Sau khi giải quyết vấn đề) – Bridge (Cách thức giải quyết)
  • PAS: Problem (Xác định vấn đề) – Agitate (Phân tích vấn đề) – Solve (Giải quyết vấn đề)
  • 4C: Clear (Rõ ràng) – Concise (Xúc tích) – Compelling (Thuyết phục) – Credible (Đáng tin)
  • 4U: Useful (Hữu ích) – Urgent (Cấp thiết) – Unique (Độc nhất) – Ultra-specific (Cụ thể)
  • AIDA: Attention (Chú ý) – Interest (Yêu thích) – Desire (Mong muốn, nhu cầu) – Action (Hành động)
     
  • PPPP: Picture (Hình ảnh) – Promise (Cam kết) – Prove (Cung cấp) – Push (Đẩy)
  • ACCA: Awareness (Nhận thức) – Comprehension (Bao quát) – Conviction (Thuyết phục) – Action (Hành động)
  • SSH: Star (Nhân vật chính - Sản phẩm) - String (Chuỗi sự kiện, lợi ích lý do đưa người đọc từ quan tâm đến chú ý) - Hook (Kêu gọi hành động)
  • SSS: Star (Nhân vật chính) - Story (Câu chuyện) - Solution (Giải pháp)
  • A FOREST: Alliteration (Lặp lại), Facts (Sự thật), Opinions (Ý kiến), Repetition (Lặp lại), Examples (Ví dụ), Statistics (Thống kê), Threes (Lặp lại 3 lần)
  • Mô hình 6 + 1: Bao gồm 6 yếu tố chính: Bối cảnh, Chú ý, Mong muốn, Khoảng cách, Giải pháp, Kêu gọi hành động và yếu tố bổ sung: Sự tín nhiệm

Ngoài ra, copywriter hoàn toàn có thể sáng tạo nên những mô hình riêng biệt, phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu và tạo sự khác biệt trên thị trường. 

Kỹ năng một người làm Copywriting cần có

Copywriter đang là một trong những công việc được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi bởi đặc tính sáng tạo và luôn luôn đổi mới. Tuy nhiên, để trở thành một Copywriter chuyên nghiệp, tạo nên những nội dung quảng cáo thực sự hiệu quả, bạn cần rèn luyện một số tố chất sau:

  • Khả năng ngôn ngữ: Một Copywriter cần có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, đa dạng, không mắc phải những lỗi ngữ pháp, chính tả trong bài viết. Đồng thời bạn cần có khả năng khéo léo phối hợp ngôn từ, thấu hiểu ngôn ngữ trong cộng đồng khách hàng mục tiêu và không ngừng trau dồi vốn từ vựng.
  • Không ngừng sáng tạo: Để tạo được những nội dung quảng cáo ấn tượng, sáng tạo là điều không thể thiếu. Kỹ năng sáng tạo có thể được rèn luyện thông qua việc tìm kiếm những nội dung mới, kiến thức mới, tham khảo các ấn phẩm Copywriting,...
  • Tìm hiểu và nghiên cứu thông tin: Những nội dung của Copywriting tuy không dài nhưng luôn chứa đựng một lượng giá trị rất lớn cho người đọc. Chính vì vậy các Copywriter cần có khả năng tìm hiểu, phân tích sản phẩm và thị trường, thấu hiểu nhu cầu đối thủ cạnh tranh để tạo nên những nội dung đánh trúng tâm lý khách hàng.
  • Hiểu biết cơ bản về các nền tảng thiết kế, quảng cáo, SEO: Những kiến thức này sẽ giúp Copywriter trở nên chủ động và phối hợp hiệu quả với các phòng ban khác trong quá trình làm việc.

Ngoài ra, để trở thành một Copywriter bạn cũng nên theo dõi và cập nhật những xu hướng mới mỗi ngày. Một số kênh nổi tiếng về Copywriting nói riêng và tiếp thị nói chung hiện nay như: David Ogilvy, Robert W.Bly, Gary Bencivenga, Clayton Makepeace, Larry Owen, Patrick Pacacha, Daily Blog Tips, Social Media Examiner, …

Chi tiết công việc của một người làm Copywriting

Copywriter là vị trí đóng vai trò rất quan trọng trong bộ phận tiếp thị của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng công ty, công việc của Copywriter có thể có sự khác biệt nhất định. 

Dựa theo tính chất công việc, các Copywriter có thể đảm nhận một số nội dung chuyên biệt như: Create/ Advertising Copywriter, Sale Letter Copywriter, Digital Copywriter, SEO Copywriter, Publisher/ Content Copywriter, In House Copywriter,...

Bên cạnh đó, các Copywriter ngày nay cũng có thể lựa chọn hình thức và địa điểm làm việc đa dạng như: Làm việc tại Agency, Client hay Freelance Copywriter. 

Mỗi vị trí trên đều có những đặc điểm, nhiệm vụ riêng biệt. Trong đó, các công việc phổ biến mà một Copywriter cần phải thực hiện thường bao gồm: 

  • Tạo các yếu tố nhận diện thương hiệu như: Tên thương hiệu, Slogan, Taglines,...
  • Sáng tạo thông điệp quảng cáo, viết nội dung cho các hoạt động quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Google Ads,...
  • Lên ý tưởng các chiến dịch, ấn phẩm quảng cáo như: Kịch bản và thông điệp TVC, Viral Marketing,...

Ngoài ra để thực hiện được các nhiệm vụ chính như trên, Copywriter cũng cần thực hiện một số công việc khác như: Nghiên cứu thị trường, phân tích số liệu, Nắm bắt xu hướng, phân tích đối thủ cạnh tranh,... 

Lương Copywriting là bao nhiêu?

Là một trong những bộ phận quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, Copywriter luôn là vị trí công việc được các nhà tuyển dụng ưu ái. Mức lương của một Copywriter phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của bạn. Trong đó mức lương cho một Copywriter Junior có thể dao động trong khoảng từ 9 - 11 triệu đồng và con số này sẽ tăng trưởng theo năm kinh nghiệm cùng sự phát triển kỹ năng của bạn. 

KẾT LUẬN

Copywriting đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược tiếp thị của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay với khả năng thu hút, lôi cuốn và truyền tải thông điệp hiệu quả đến khách hàng mục tiêu. Hi vọng rằng, với những kiến thức từ PharMarketing, bạn đã hiểu rõ về Copywriting và sẽ có được những chiến lược Marketing thành công với công cụ này!

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn