backtop

Content Matrix là gì? 5 bước triển khai Content Matrix hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong ngành Marketing, thuật ngữ Content Matrix hay ma trận nội dung được sử dụng để lập kế hoạch và triển khai các nội dung một cách bài bản và có hệ thống. Nó cũng được ví như chiếc “phao cứu sinh” cho các nhà sáng tạo nội dung mỗi khi bị bí ý tưởng. Vậy thực chất Content Matrix là gì? mà lại có quyền năng mạnh mẽ như vậy? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Content Matrix là gì

Content Matrix - ma trận nội dung là một công cụ dùng để tổ chức, sắp xếp và phát triển các ý tưởng nội dung theo chiều chiều hướng khác nhau. Content Matrix tồn tại dưới dạng bản đồ nên cho phép bạn có một cái nhìn tổng quan về những chủ đề có thể triển khai và lựa chọn phương thức truyền tải phù hợp cho từng nội dung.

Content Matrix là một công cụ không thể thiếu khi lập kế hoạch nội dung
Content Matrix là một công cụ không thể thiếu khi lập kế hoạch nội dung

Dựa vào mạng lưới nội dung của Content Matrix bạn có thể xây dựng chiến lược content rõ ràng và logic, đảm bảo tập trung vào các nội dung quan trọng. Ngoài ra, ma trận nội dung giúp bạn nhắm mục tiêu chính xác vào một số yếu tố quan trọng trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng. 

Vì sao Content Matrix hữu dụng cho doanh nghiệp

Từ khái niệm bên trên, chắn hẳn bạn cũng đã hiểu phần nào về vai trò của Content Matrix. Cụ thể hơn thì ma trận nội dung giúp doanh nghiệp: 

Content Matrix đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Content Matrix đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
  • Hình thành các ý tưởng nội dung và sắp xếp chúng một cách rõ ràng, phù hợp với những gì mà khách hàng mục tiêu đang tìm kiếm
  • Tiết kiệm chi phí và nguồn lực vì đã loại bỏ những nội dung không cần thiết
  • Hoàn thiện chiến lược content marketing và tập trung sáng tạo những nội dung giá trị, thu hút khách hàng
  • Giúp doanh nghiệp đo lường mức độ hiệu quả của từng dạng content khác nhau
  • Tận dụng tối đa các kênh truyền thông để tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và giúp họ dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng

Ngoài ra, Content Matrix cũng thu hút khách hàng tiềm năng, xây dựng niềm tin thương hiệu và thiết lập mối quan hệ tích cực với họ.

Mục đích của content matrix trong tiếp thị nội dung

Content Matrix phục vụ 3 mục đích chính trong chiến lược tiếp thị nội dung, cụ thể như sau:

Thu hút nhiều khách hàng tiềm năng

Ma trận nội dung giúp doanh nghiệp xây dựng nhận thức về một vấn đề và gắn nó với sản phẩm/dịch vụ của mình bằng nhiều nội dung độc đáo, tạo ra cảm xúc tích cực cho khách hàng. Đồng thời làm cho người tiêu dùng biết về thương hiệu và cách sản phẩm/dịch vụ có thể giải quyết vấn đề này hiệu quả như thế nào.

Content Matrix giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng
Content Matrix giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng

Rút ngắn quá trình mua hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi

Điều này được thực hiện bằng cách phân phối các nội dung vào từng giai đoạn trong hành trình mua hàng để tác động đến nhận thức của khách hàng. Một hành trình mua hàng sẽ có 4 giai đoạn: Awareness (Nhận thức) -> Interest (Quan tâm) -> Consideration (Cân nhắc) -> Purchase (Mua hàng). Nhờ có Content Matrix mà doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng trong suốt hành trình và đảm bảo rằng khách hàng đã hiểu rõ về cách sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp giải quyết các vấn đề của họ như thế nào.

Hỗ trợ hoạt động tiếp thị và bán hàng đạt hiệu quả

Content Matrix giúp nội dung tiếp thị đến đúng người, đúng thời điểm. Dựa vào ma trận nội dung, các marketer sẽ biết được những nội dung nào nên được chia sẻ với khách hàng tại thời điểm hiện tại. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả của hoạt động tiếp thị và bán hàng, đồng thời xác định xem những nội dung đang triển khai có thực sự hiệu quả trong quá trình này hay không.

Xem thêm: Content bán hàng là gì? Những điều thú vị về content bán hàng

Cách triển khai content matrix hiệu quả

Tùy vào quy mô, lĩnh vực kinh doanh và định hướng phát triển của từng doanh nghiệp sẽ có cách thức xây dựng ma trận nội dung riêng biệt. Tuy nhiên, về cơ bản một ma trận nội dung sẽ tuân theo 5 bước sau đây:

Bước 1: Tập trung vào khách hàng mục tiêu

Bạn muốn xây dựng những chiến lược nội dung hiệu quả thì cần phải xác định Khách hàng của mình là ai? hay Ai sẽ là người mua sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp? Để làm được điều này, bạn phải thực hiện nghiên cứu thị trường để xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu, hiểu được mong muốn, nhu cầu của họ. Sau đó tìm ra mối liên kết giữa sản phẩm/dịch vụ và nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, với việc xác định khách hàng mục tiêu bạn sẽ phân loại các nhóm đối tượng chính để lên ý tưởng và kế hoạch sản xuất content phù hợp với từng nhóm đối tượng. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp của bạn là một trung tâm luyện thi Ielts thì khách hàng mục tiêu chính của bạn sẽ là: học sinh, sinh viên, người đi làm và phụ huynh. Ngoài những chủ đề chung có thể tiếp thị đến tất cả các nhóm khách hàng này thì tùy vào từng mục tiêu kinh doanh mà bạn cần triển khai content với hình thức và văn phong phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Bước 2: Đảm bảo bao gồm đầy đủ 4 giai đoạn trong hành trình khách hàng

Danyl Bosomworth - Giám đốc điều hành của First 10 Digital đã đưa ra bản đồ Content Matrix được đánh giá là khá cụ thể và dễ hiểu. Theo ma trận này thì sẽ phân chia các nội dung cảm tính (emotional content) và nội dung lý tính (rational content) vào 4 giai trong hành trình của khách hàng.

Content Matrix phải đảm bảo đầy đủ 4 giai đoạn trong hành trình khách hàng
Content Matrix phải đảm bảo đầy đủ 4 giai đoạn trong hành trình khách hàng

Theo đó, sẽ có 4 nhóm nội dung với mục tiêu riêng biệt:

  • Nội dung giải trí (entertain content): Gây chú ý, gia tăng độ nhận biết thương hiệu bằng các dạng content: viral, video, game, contest…
  • Nội dung giáo dục (educate content): Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm bằng những hình thức thể hiện ấn tượng: Articles, guides, infographics…
  • Nội dung tạo cảm hứng (inspire content): Mang lại những cảm xúc tích cực cho khách hàng thông qua nội dung: reviews, celeb endorsement…
  • Nội dung thuyết phục (convince content): Thuyết phục khách hàng bằng việc sử dụng các bằng chứng uy tín qua: case studies, checklist, ratings…

Bước 3: Xác định những mục tiêu cụ thể

Tại bước này bạn cần xác định rõ những mục tiêu cụ thể của từng nội dung sẽ được triển khai. Những mục tiêu này nên có mục đích rõ ràng: gây sự chú ý, cung cấp thông tin hay tạo cảm xúc… Mục đích của việc này là đảm bảo mọi nội dung đều logic với nhau và loại bỏ những thông tin không liên quan đến mục tiêu đã đề ra. 

Ngoài ra, bạn nên đưa CTA (Call to action) vào trong các bài viết sẽ được truyền tải đến khách hàng. Điều này, tạo động lực để khách hàng thực hiện theo các hướng dẫn mà bạn mong muốn: click để tìm hiểu thêm về sản phẩm/dịch vụ, để lại thông tin để nhận tư vấn… Từ đó có thể gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Bước 4: Sử dụng kết hợp nhiều hình thức nội dung

Sau khi đã có những dữ liệu chi tiết về khách hàng mục tiêu của mình, bạn có thể sáng tạo nhiều hình thức nội dung phù hợp với từng nhóm khách hàng. Để có thể mang lại những nội dung thú vị, hấp dẫn cho khách hàng bạn nên sử dụng kết hợp nhiều hình thức nội dung. Một số hình thức nội dung phổ biến hiện nay là: hình ảnh, video, infographic, podcast, meme, minigame…

Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi trends thịnh hành trong thị trường để áp dụng vào việc sáng tạo nội dung. Điều này có thể giúp nội dung của bạn nhận được nhiều sự tương tác của khách hàng. Tuy nhiên, không phải xuất hiện trends nào bạn cũng cần áp dụng ngay mà phải tùy vào lĩnh vực và mục tiêu bạn muốn đạt được để có sự lựa chọn hợp lý.

Tiếp ví dụ ở bước 1: Bạn có thể sử dụng content dạng podcast cho đối tượng học sinh, sinh viên, người đi làm, còn content hình ảnh hoặc video được đầu tư chỉn chu dành cho phụ huynh.

Bước 5: Thiết lập ma trận nội dung

Trong bước cuối cùng này, điều bạn cần làm là tổng hợp tất cả các dữ liệu đã thu thập được trong 4 bước. Sau đó đưa những thông tin này vào biểu đồ theo như mô hình của Danyl Bosomworth đã được chia sẻ ở bước 2 hoặc bạn tự thiết lập một ma trận của riêng mình có đủ 4 giai đoạn trong hành trình mua hàng và phân phối các nội dung phù hợp vào từng giai đoạn. 

Sau khi đã thiết lập ma trận nội dung bạn cần thực hiện việc sản xuất các nội dung theo đúng ma trận đã xây dựng. Đồng thời theo dõi sự thay đổi của thị trường để có sự điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo kế hoạch content đạt được kết quả tốt nhất.

Kết luận

Trên đây là tất cả những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất về Content Matrix mà PharMarketing muốn chia sẻ với bạn. Doanh nghiệp của bạn đã xây dựng ma trận nội dung chưa? Nếu chưa thì bạn hãy bắt tay ngay vào việc thiết lập nó nhé. Bởi vì khi thực hiện sản xuất và phân phối content theo Content Matrix, chắc chắn bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và gặt hái được nhiều thành công.

Xem thêm: Content marketing là gì? Cách thức viết content marketing hiệu quả

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn