backtop

Content mapping là gì? 5 bước tạo chiến lược content mapping hiệu quả

Bạn có biết Content mapping là gì? Content mapping có vai trò gì trong các chiến dịch marketing doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu content mapping và 5 bước tạo chiến lược content mapping hiệu quả dưới đây cùng PharMarketing nhé!

Content mapping là gì?

Content mapping là bản đồ nội dung bao gồm các hoạt động marketing, nội dung được lên plan sẵn phù hợp và tương ứng với từng giai đoạn mua hàng của khách hàng. Để phác thảo bản đồ nội dung này, marketers cần xác định đối tượng khách hàng của mình la ai, họ có nhu cầu, mong muốn gì ở từng giai đoạn mua hàng. Từ những phân tích đó, bạn sẽ biết được mình cần cung cấp nội dung gì phù hợp cho đối tượng khách hàng của mình ở từng giai đoạn. 

Content mapping là bản đồ nội dung bao gồm các hoạt động marketing
Content mapping là bản đồ nội dung bao gồm các hoạt động marketing

Vì sao content mapping lại quan trọng đối với marketing?

Content mapping đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp xác định khách hàng mục tiêu, phân loại khách hàng. Ngoài ra, content mapping còn đem đến những lợi ích cho doanh nghiệp như: 

Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Để xây dựng Content mapping chất lượng, bạn cần phải hiểu rõ hành trình khách hàng khi mua hàng và nhờ đó mà bạn sẽ hiểu rõ khách hàng của mình cần gì để đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn mà họ đang tìm kiếm. Insight là chìa khóa thành công giúp marketers sản xuất nội dung phù hợp đến khách hàng.

Phân nhóm khách hàng 

Hiện nay, người tiêu dùng đang ngày càng phân hóa rất đa dạng. Một doanh nghiệp có thể phải phục vụ nhiều nhóm khách hàng với nhu cầu, sở thích và hành vi khác nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải vừa phục vụ nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng trả phí, vừa phải tập trung nuôi dưỡng nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng để có thể “chuyển đổi” họ thành khách hàng của mình vào thời điểm thích hợp. Vì vậy, Content mapping sẽ giúp bạn phân nhóm khách hàng, tiếp cận và chăm sóc họ phù hợp với từng nội dung khác nhau ở từng thời điểm.

Content mapping giúp phân nhóm khách hàng
Content mapping giúp phân nhóm khách hàng

Bao quát nội dung triển khai

Content mapping là bản phác thảo sơ đồ nội dung cần triển khai ở từng thời điểm dựa vào hành trình mua hàng của khách hàng. Nhờ có content mapping mà giúp marketers bao quát, kiểm soát được nội dung cần triển khai ở từng thời điểm tránh tình trạng thừa, thiếu content. 

Xem thêm: Content Matrix là gì? 5 bước triển khai Content Matrix hiệu quả cho doanh nghiệp

Tối ưu chất lượng nội dung

Sản xuất quá nhiều nội dung không phải là chủ kiến tốt. Content mapping sẽ giúp marketers lên được số lượng content cần thiết, đồng thời đảm bảo chất lượng cho từng content được cung cấp đến khách hàng để tối ưu thời gian, công sức và nhân lực khi triển khai một chiến dịch Marketing. 

Những bước tạo chiến lược content mapping

Để xây dựng chiến lược content mapping hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước dưới đây: 

Bước 1: Xây dựng chân dung khách hàng

Sau khi, phân nhóm khách hàng và xác định được nhu cầu, sở thích, hành vi của từng nhóm khách hàng. Tiếp theo, bạn cần xây dựng chân dung khách hàng cho từng nhóm khách hàng đó. Việc xây dựng chân dung khách hàng sẽ giúp bạn xác định được cần làm gì để tiếp cận được đối tượng khách hàng. 

Bước 2: Xác định hành trình mua hàng của khách hàng

Hành trình mua hàng của khách hàng cơ bản sẽ qua các giai đoạn: Nhận biệt - Tương tác- Đánh giá - Mua sắm - Hậu mua sắm. Mỗi khách hàng sẽ có một hành trình mua hàng khác nhau và những vấn đề phát sinh khác nhau. Vì vậy, content mapping cần xây dựng trải nghiệm của người dùng ở mỗi giai đoạn. 

4 yếu tố Marketer cần xác định khi xây dựng Content mapping:

  • Hành vi khách hàng: Điều mà khách hàng tìm kiếm và cân nhắc ở từng gia đoạn mua hàng.
  • Các câu hỏi khách hàng đặt ra khi mua hàng
  • Khách hàng tiếp xúc với thương hiệu lần đầu tiên ở đâu?
  • Hãy đưa ra phương án giải quyết ở mỗi điểm mà khách chần chừ hay từ bỏ mua hàng.
Xác định hành trình mua hàng của khách hàng
Xác định hành trình mua hàng của khách hàng

Bước 3: Lên nội dung phù hợp cho từng giai đoạn

Ở mỗi giai đoạn trên hành trình mua hàng của khách hàng, marketers cần lên nội dung phù hợp để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như đạt được mục đích marketing.

  • Ở giai đoạn nhận biết: Ưu tiên các nội dung cấp cấp thông tin, công dụng, lợi ích của sản phẩm/ dịch vụ để cung cấp kiến thức cho khách hàng.
  • Giai đoạn 2 - Tìm hiểu: Từ những thông tin cơ bản được cung cấp ở trên, khách hàng sẽ nhận thức rõ vấn đề bản thân. Sau đó, họ sẽ tìm hiểu sản phẩm/ dịch vụ mà các thương hiệu, doanh nghiệp cung cấp.
  • Giai đoạn 3 - Đánh giá: Giai đoạn này ưu tiên các nội dung đánh giá, review, trải nghiệm thực tế sản phẩm/ dịch vụ,... để khách hàng có được những đánh giá khách quan nhất về sản phẩm.
  • Giai đoạn 4 - Quyết định mua hàng: Nội dung lúc này cần phải đánh thẳng mục tiêu, giải quyết được nhu cầu khách hàng để thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng.
  • Giai đoạn 5 - Hậu mua sắm: Ưu tiên các nội dung chăm sóc khách hàng, liên quan đến các chương trình hậu mãi phục vụ khách hàng đã mua sắm tại thương hiệu.
  • Cuối cùng: Rà soát, phân loại và đối chiếu. 

Lưu ý: Khi triển khai content mapping cần lưu lại các keyword, tiêu đề,... để tiện lợi cho việc rà soát, đối chiếu khi cần. Ngoài ra, việc này cũng giúp bạn thống kê được các nội dung đã lên, chưa lên và chuẩn bị lên để kiểm soát cũng như tránh bỏ sót công việc khi triển khai. 

Bước 4: Phân phối các chủ đề phù hợp cho từng giai đoạn

Để phân phối các chủ đề sao cho phù hợp ở từng giai đoạn, marketers cần xem xét các yếu tố sau:

Đánh giá các nội dung của chủ đề có phù hợp với giai đoạn đó không. Xác định thông điệp và ý nghĩa muốn truyền tải tới khách hàng ở từng giai đoạn.
Cân nhắc mỗi nội dung người đọc cần phải làm gì tiếp theo trước khi sắp xếp vị trí của nó.
Đánh giá nội dung của content trước khi đưa vào chiến dịch marketing để chắc chắn rằng nội dung đó sẽ phù hợp với chiến dịch. Nếu sau khi xem xét lại nội dung không phù hợp, bạn có thể ghi chú sửa lại nội dung và dùng cho lần sau.

Bước 5: Rà soát và lấp đầy khoảng trống còn thiếu

Sau khi lên content mapping hoàn chỉnh, hãy rà soát lại các nội dung để tránh việc bỏ sót các ý tưởng. Việc rà soát giúp bạn phát hiện các khoảng trống còn thiếu và tìm cách lấp đầy khoảng trống đó bằng cách khai thác triệt để các ý tưởng còn nông để tạo nên bản đồ nội dung hoàn chỉnh hơn.

Công cụ giúp content mapping trở nên hiệu quả

Để xây dựng content mapping hiệu quả, bạn có thể sử dụng 5 công cụ dưới đây tối ưu thời gian, công sức khi triển khai. 

Google docs

Công cụ không thể thiếu khi thiết lập bản đồ nội dung là Google docs - nơi giúp bạn phác thảo Content mapping của mình và viết ra nội dung thực tế khi triển khai. Ngoài ra, việc sử dụng Google docs giúp bạn chia sẻ công việc nhóm và sao lưu bản đồ nội dung dễ dàng hơn. 

Lucidchart

Trình tạo lưu đồ của Lucidchart sẽ giúp marketers phác thảo bản đồ nội dung trực quan hơn, bạn cũng sẽ thuận tiện hơn trong việc bao quát và kiểm soát các nội dung khi triển khai công việc. Cũng như Google dọc, công cụ Lucidchart cho phép bạn làm việc cộng tác và kết nối với các ứng dụng, dịch vụ khác nhau. 

HubSpot

HubSpot là công cụ giúp bạn tổng hợp dữ liệu từ các khách hàng hiện tại và tương lai. Công cụ này cho phép bạn quyền truy cập vào tên, email, các cam kết trước đây và lượt truy cập trang web, tất cả ở một nơi trực quan. 

HupSpot là công cụ giúp content mapping trở nên hiệu quả
HupSpot là công cụ giúp content mapping trở nên hiệu quả

Đặc biệt hơn, công cụ này còn giúp bạn phân biệt các giai đoạn vòng đời khác nhau và xác định điểm chung giữa khách hàng đã sẵn sàng mua và những khách hàng không mua. Những dữ liệu thu thập này sẽ rất hữu ích đối với bạn khi xây dựng Content mapping. 

Marketing Hub

Sau khi thu thập được dữ liệu khách hàng cần thiết, bạn cần viết và phân phối nội dung. Lúc này, bạn cần một công cụ tự động hóa tiếp thị - Marketing Hub là trung tâm đánh dấu đi kèm với mọi thứ bạn cần để tạo trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng của mình. 

CMS Hub

Công cụ quan trọng nhất khi xây dựng Content mapping có lẽ là hệ thống quản lý nội dung - CMS. Công cụ này sẽ giúp bạn xuất bản nội dung được cá nhân hóa đến từng đối tượng khách hàng ở từng giai đoạn trong hành trình mua hàng của họ. 

KẾT LUẬN

Trên đây là bài viết PharMarketing chia sẻ về Content mapping. Hy vọng với những kiến thức chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn xây dựng Content mapping hiệu quả cho doanh nghiệp mình. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Content marketing là gì? Cách thức viết content marketing hiệu quả

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn