backtop

Content Angle là gì? Cách sáng tạo Content Angle khác biệt và lôi cuốn

Content Angle được ví như “kim chỉ nam” để định hình và phát triển các ý tưởng sáng tạo, đa chiều về một chủ đề cụ thể nào đó trong chiến dịch content marketing. Vậy, cụ thể Content Angle là gì? Cùng PharMarketing đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Content Angle là gì?

Content Angle là một yếu tố đóng vai trò then chốt trong việc triển khai các tuyến bài viết để làm nổi bật chủ đề chính. Một Content Angle hay sẽ là “xương sống” vững chắc, đảm bảo nội dung có nổi bật so với các bài viết cùng chủ đề hay không. 

Content Angle là gì

Content Angle là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo sự logic giữa các bài viết và thống nhất với chủ đề chính

Có thể nói, Content Angle chính là góc nhìn hay cách tiếp cận để phát triển các ý tưởng độc đáo của người viết từ một chủ đề cụ thể nào đó. Trong một chiến dịch truyền thông, nó là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo sự logic giữa các bài viết và thống nhất với chủ đề chính. Qua đó, Content Angle giúp doanh nghiệp định hình được phong cách, thông điệp riêng biệt, xuyên suốt toàn bộ chiến dịch và tạo sự nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.

Yếu tố tạo nên Content Angle hiệu quả

Một Content Angle được coi là hiệu quả khi nó nhất quán với chủ đề chính, mang lại giá trị cho người đọc và đặc biệt là phải có dấu ấn riêng không bị “đụng hàng” ở bất cứ nơi đâu. Vậy những yếu tố nào tạo lên Content Angle hiệu quả?

Độc đáo và sáng tạo

Để bài viết của bạn thực sự thu hút, đừng viết những điều mà ai cũng biết, hãy viết những điều mà khách hàng cần một cách thật khác biệt. Việc cung cấp những thông tin “chưa ai đề cập đến” sẽ nâng giá trị bài viết của bạn lên gấp nhiều lần. Là một nhà sáng tạo nội dung thông minh, bạn cần phải luôn tìm kiếm và khai thác những góc nhìn mới để đem lại nhiều giá trị cho khách hàng mục tiêu. Đồng thời, thử tiếp cận vấn đề một cách khác biệt hơn có thể giúp bạn khai thác nhiều Content Angle độc đáo.

Phù hợp với khách hàng 

Tạo được sự liên quan và đồng cảm với khách hàng là hai yếu tố không thể thiếu của một Content Angle hấp dẫn. Chỉ khi thấu hiểu khách hàng mục tiêu, người làm content mới có thể sáng tạo ra những nội dung chạm đúng insight khách hàng. Một content giá trị không chỉ cung cấp thông tin để giải quyết vấn đề mà còn phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Vì vậy, để bài viết tiếp cận đến nhiều người thì bạn phải diễn đạt nội dung một cách gần gũi, dễ hiểu và tạo được hiệu ứng cảm xúc.

Giải quyết vấn đề của khách hàng 

Content Angle giữ được chân khách hàng chỉ khi nó chạm đến đúng insight và cung cấp cách giải quyết vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Hãy cung cấp thông tin một cách toàn diện, chính xác và dễ hiểu để khách hàng thấy được giá trị mà nội dung của bạn đem lại.

Dễ dàng tìm kiếm 

Nếu content của bạn khó tìm kiếm thì cho dù nội dung có hấp dẫn và đem lại nhiều giá trị cũng sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng. Để thông tin dễ tìm kiếm hơn thì bạn cũng cần triển khai nội dung này trên nhiều kênh khác nhau, tận dụng tối đa các điểm chạm với khách hàng. Điều này, không chỉ giúp content được nhiều người biết đến mà còn tăng độ phủ thương hiệu.

Có thể chia sẻ 

Giữ chân khách hàng đã khó, để khách hàng chia sẻ content của bạn giữa muôn vàn nội dung cùng lĩnh vực lại càng khó hơn. Khi khách hàng chia sẻ content của bạn thì có nghĩa là bài viết mang lại giá trị cho họ. Do đó, việc content được chia sẻ cũng sẽ giúp bài viết của bạn tiếp cận đến nhiều người hơn.

Yếu tố tạo nên Content Angle

 Content Angle cần phải có dấu ấn riêng không bị “đụng hàng” ở bất cứ nơi đâu

Các chủ đề Content Angle thu hút khách hàng

Muốn tạo ra những Content Angle hay bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ chủ đề, tìm ra những từ khóa chuyên sâu và triển khai những ý tưởng dựa trên các từ khóa đó. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi bạn cần luyện tập và nỗ lực nhiều. Dưới đây là một số cách tạo Content Angle thu hút mà bạn có thể tham khảo: 

Bài viết giải quyết vấn đề

Nếu khách hàng đang gặp phải một vấn đề cần tìm hướng giải quyết và bài viết của bạn cung cấp các giải pháp hiệu quả cho vấn đề đó thì sẽ có thể gia tăng lượng truy cập và thúc đẩy sự chia sẻ từ khách hàng.

Bài viết hỏi - đáp

Các bài viết hỏi - đáp thường thu hút sự quan tâm của phần lớn khách hàng bởi cung cấp câu trả lời chi tiết cho những thắc mắc của khách hàng. Đặc biệt, nếu bài viết của bạn có thể cung cấp câu trả lời toàn diện, chính xác cho một câu hỏi phức tạp thì chắc chắn bài viết sẽ nhận được nhiều lượt tiếp cận và chia sẻ.

Bài viết so sánh 

Bài viết so sánh sẽ giúp khách hàng hình dung tổng quan về ưu, nhược điểm của các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường và có thể đưa ra quyết định một cách dễ dàng hơn. Để các bài viết so sánh có độ tin cậy cao thì khi triển khai bạn cần đảm bảo sự đánh giá khách quan và công bằng với tất cả các sản phẩm.

Bài viết hướng dẫn

Bài viết hướng dẫn thường cung cấp các thông tin giúp khách hàng hoàn thành công việc hoặc vấn đề đang dang dở. Bài viết càng chi tiết bao nhiêu thì khách hàng càng dễ hiểu bấy nhiêu, vì vậy khi triển khai dạng bài viết này bạn hãy cung cấp các thông tin từng bước cụ  cụ thể và dễ hiểu nhất có thể nhé.

Cách tạo Content Angle thu hút

Để tạo ra Content Angle hay đòi hỏi sự luyện tập và nỗ lực nhiều

Bài viết chuyên gia, người có sức ảnh hưởng

Các bài viết được triển khai dựa trên ý kiến từ những chuyên gia trong ngành hay những người có sức ảnh hưởng thường thu hút và nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Ngoài ra, bài viết dạng này thường tạo được niềm tin với khách hàng và tạo động lực mua mà không cần thông điệp bán hàng.

Bài viết dựa trên nghiên cứu, khảo sát 

Thông tin có trong bài viết của bạn dù có hay đến đâu nhưng sẽ thiếu tính thuyết phục nếu không có dẫn chứng số liệu cụ thể. Khách hàng thường sẽ có xu hướng tin tưởng vào các con số đặc biệt là con số liên quan đến vấn đề mà họ quan tâm.

Các bước tạo Content Angle hiệu quả

Để tạo Content Angle hiệu quả, bạn có thể thực hiện qua một số bước dưới đây: 

Bước 1: Tìm hiểu khách hàng

  • Định danh khách hàng mục tiêu: Hãy xác định rõ đối tượng khách hàng của bạn, bao gồm độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, nhu cầu, tầm nhìn, giá trị, v.v. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về người mà mình muốn tạo nội dung cho.
  • Tìm hiểu thêm về nhu cầu và tâm lý khách hàng: Ngoài việc biết được thông tin cơ bản về đối tượng khách hàng, bạn cần phân tích sâu hơn về nhu cầu, tâm lý, sự quan tâm, lo lắng của họ để tạo ra nội dung phù hợp. Hãy sử dụng các công cụ phân tích, khảo sát hoặc tương tác trực tiếp với khách hàng để thu thập thông tin này.

Bước 2: Tìm kiếm thông tin mới

  • Tìm kiếm các nguồn tin đáng tin cậy: Để tạo ra nội dung mới mẻ, bạn cần tìm kiếm các nguồn tin đáng tin cậy, bao gồm sách, báo chí, tạp chí chuyên ngành, các trang web uy tín, hội thảo, vv.
  • Tập trung vào những lĩnh vực quan trọng đối với khách hàng: Để đảm bảo nội dung của bạn là thật sự hữu ích và giá trị, hãy tập trung vào những lĩnh vực quan trọng đối với khách hàng của bạn. Tìm hiểu những vấn đề đang gây quan tâm và những giải pháp mà khách hàng mong đợi.

Bước 3: Đưa ra quan điểm độc đáo:

  • Định hướng cho quan điểm: Hãy xác định quan điểm của bạn đối với vấn đề bạn muốn đề cập và đưa ra định hướng cho quan điểm của mình. Hãy tránh sao chép ý tưởng của người khác mà không có góc nhìn và giá trị độc đáo.
  • Xây dựng luận điểm thuyết phục: Hãy sử dụng các tài liệu và nghiên cứu để xây dựng luận điểm thuyết phục và giải thích rõ ràng cho khách

So sánh Content Angle và Content Marketing

Content AngleContent Marketing là hai khái niệm phổ biến hiện nay nhưng lại khiến nhiều người nhầm lẫn và ứng dụng sai trong các kế hoạch marketing. Vậy sự khác nhau giữa Content Marketing và Content Angle là gì?

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai khái niệm này chính là bản chất công việc. Người làm Content Angle luôn phải tìm kiếm những cách tiếp cận vấn đề mới vì vậy, họ phải tiếp cận và làm việc trực tiếp với hầu hết các bộ phận trong một doanh nghiệp. Từ đó, có được góc nhìn đa dạng và rõ ràng để xây dựng các chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

So sánh Content Angle và Content Marketing

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai khái niệm này là bản chất công việc

Còn người làm Content Marketing, nhiệm vụ chính là tiếp thị. Vì vậy, họ sẽ chủ yếu làm việc với các bộ phận bên ngoài để xây dựng ý tưởng và lên kế hoạch cho những chiến dịch truyền thông marketing của doanh nghiệp.

Như vậy có thể hiểu đơn giản hơn, Content Angle là cách bạn tiếp cận với insight khách hàng để tìm ra những điểm độc đáo. Còn Content Marketing chính là việc bạn triển khai những điểm độc đáo đó sao cho dễ hiểu và thu hút nhất.

Phân biệt Content Angle và Content Pillar

Content Pillar là chủ đề chính của một kế hoạch Content Marketing. Hiểu đơn giản hơn thì Content Pillar là một chủ đề lớn bao gồm nhiều chủ đề nhỏ khác nhau.

Content Pillar là cách bạn nói về doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ (What) còn Content Angle là việc bạn nói như thế nào (How). Ví dụ, các brand hoạt động trong lĩnh vực thời trang có thể phát triển Content Pillar giống nhau theo một số chủ đề nhất định: câu chuyện thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, feedback của khách hàng... Trong khi đó, Content Angle là yếu tố giúp content của brand trở nên khác biệt và nổi bật so với các brand khác.

Phân biệt Content Angle và Content Pillar

Content Angle tạo sự nổi bật cho doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

Tóm lại, Content Pillar là khung sườn để phát triển nội dung trên các nền tảng đúng định hướng, từ đó xây dựng kế hoạch nội dung một cách khoa học, hiệu quả. Còn Content Angle đóng vai trò tạo ra những góc nhìn độc đáo, tạo ấn tượng và thuyết phục khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Đồng thời, Content Angle tạo sự nổi bật cho doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Kết luận

Với những thông tin có trong bài viết, PharMarketing hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ Content Angle là gì và những yếu tố tạo nên Content Angle hiệu quả. Từ đó, áp dụng để sáng tạo ra những Content Angle thu hút và mang lại nhiều giá trị cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn