Cá nhân hóa là gì? Vai trò của cá nhân hóa trong doanh nghiệp
Cá nhân hóa là gì và tầm quan trọng của cá nhân hóa ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển doanh nghiệp hiện nay. Sức mạnh bùng nổ của mạng xã hội đã dẫn đến sự phân chia khách hàng thành nhiều phân khúc. Để có thể truyền tải một thông điệp truyền thông hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải phân ra từng đối tượng khách hàng mục tiêu. PharMarketing hy vọng có thể chia sẻ một phần kiến thức về cá nhân hóa giúp doanh nghiệp giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.
Cá nhân hóa là gì
Cá nhân hóa (Personalization) là việc doanh nghiệp thu nhập các thông tin, hành vi của khách hàng nhằm điều chỉnh sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng phân khúc đối tượng mục tiêu. Đây là những thông tin được truy xuất sau một quá trình tìm hiểu, điều tra về nhân khẩu học độ tuổi, giới tính, sở thích cá nhân, lịch sử truy cập mua hàng,... Nhằm hướng đến chiến dịch tiếp thị một - một hiệu quả với khách hàng.
Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra những chiến lược mục tiêu, phương án quảng bá khác nhau. Mục đích chính trong việc càng cá nhân hóa càng dễ thu hút khách hàng, mang lại trải nghiệm gần gũi và chân thật nhất.
Tiến hành thu nhập thông tin dữ liệu khách hàng thông qua tiếp thị email, zalo, facebook, tiktok, mạng xã hội, blog,... Nhằm tiếp cận và nâng cao sự trải nghiệm người tiêu dùng giúp tăng doanh thu lợi nhuận.
Vai trò của cá nhân hóa trong marketing
Nâng cao sự trải nghiệm đến với khách hàng
Sự thành công trong việc cá nhân hóa mà doanh nghiệp dễ nhận thấy nhất chính là sự trải nghiệm khách hàng. Có thể nói muốn giữ chân khách hàng ở lại lâu nhất chính là “giữ cảm xúc” của họ khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Sự phát triển không ngừng nghỉ của mạng xã hội đi theo đó là nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng biến đổi theo. Vì vậy việc gây sự tò mò, kích thích khách hàng từ chính sở thích, hành vi thường ngày sẽ giúp doanh nghiệp thu hút mong muốn trải nghiệm, từ đó thúc đẩy doanh thu.
Tăng doanh thu bán hàng và chuyển đổi khách hàng
Muốn nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường thì doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc cải tiến chất lượng sản phẩm mà còn phải đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng cá nhân hóa khách hàng. Một sự thành công trong quá trình kinh doanh chính là “sự quay lại mua hàng” từ chính khách hàng trước đó. Khách hàng sẽ hài lòng và mong muốn gắn bó với doanh nghiệp luôn nhớ đến họ. Vì vậy doanh nghiệp phải lưu trữ cụ thể thông tin và lịch sử mua hàng người tiêu dùng để hiểu hơn về nhu cầu của họ. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm nhận được sự chu đáo của sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp giúp tối ưu sự chuyển đổi khách hàng.
Giữ chân khách hàng
Khi thị trường cạnh tranh ngày càng khó khăn, thì việc giữ chân khách hàng là một chiến lược quan trọng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Theo thống kê cho thấy doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận từ 25 - 95% khi tỷ lệ giữ chân khách hàng lên 5%. Vì vậy để khách hàng trung thành với sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thì việc cá nhân hóa rất quan trọng. Cung cấp hàng hóa dịch vụ đúng với nhu cầu mục tiêu khách hàng sẽ giúp khách hàng “quay lại” lựa chọn doanh nghiệp cao hơn. Đây là một chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp tăng doanh thu, nâng cao thị phần doanh nghiệp trên thị trường.
xem thêm: Giữ chân khách hàng: Vai trò và cách giữ chân khách hàng hiệu quả
Các cách cá nhân hóa trong marketing
Những cách cá nhân hóa marketing hiệu quả mà doanh nghiệp có thể tham khảo sau đây:
1. Theo phân khúc khách hàng:
Đây là chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng vì dễ thực hiện. Sau khi có dữ liệu thông tin khách hàng, doanh nghiệp tiến hành phân tích, chắt lọc và chia từng tệp đối tượng mục tiêu theo:
- Nhân khẩu học (Độ tuổi, giới tính,...).
- Mức độ chi tiêu (Công việc, chức vụ họ đang đảm nhiệm).
- Mức độ yêu thích sản phẩm dịch vụ (Thực sự cần thiết, vừa phải, chưa cần thiết).
- Xu hướng của họ khi quyết định mua sản phẩm.
Doanh nghiệp sẽ đưa ra từng chiến lược cụ thể hóa các đối tượng trên sau khi phân chia xong từng nhóm khách hàng mục tiêu.
3. Chân dung khách hàng:
Hiểu rõ đối tượng mục tiêu từ độ tuổi, sở thích, nhu cầu mua sắm, hành vi của họ càng chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp phác họa hiệu quả chân dung khách hàng. Để tối ưu thông điệp truyền tải đến khách hàng thì doanh nghiệp cần xây dựng nội dung càng cá nhân hóa càng dễ thành công. Nội dung tiếp thị đầy đủ, phù hợp với phân khúc khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.
3. Theo từng giai đoạn mua hàng:
Để lên kế hoạch, chiến lược cụ thể theo từng giai đoạn mua hàng thì doanh nghiệp cần tổng hợp và giải quyết triệt để các vấn đề, câu hỏi sẽ gặp phải. Từ đó sẽ giúp khách hàng giải đáp được những thắc mắc thúc đẩy họ đến giai đoạn sâu hơn trong quá trình mua hàng. Là một chiến lược tăng doanh thu hiệu quả nếu như doanh nghiệp biết nắm bắt và mở rộng quy trình phễu bán hàng.
4. Theo khách hàng cụ thể:
Cá nhân hóa theo khách hàng cụ thể chính là doanh nghiệp sẽ nhắm trực tiếp đến một nhóm đối tượng và quảng bá đến họ. Đối với chân dung khách hàng chỉ nhắm đến đối tượng mục tiêu, thì ở chiến lược này doanh nghiệp sẽ chủ động tiếp thị đến nhóm đối tượng đã được xác định trước đó. Các khách hàng này có thể là cá nhân (cụ thể là tên của họ), tài khoản công ty,.... Đây sẽ là hoạt động marketing được áp dụng sau khi đã thu nhập đầy đủ thông tin và nhu cầu của khách hàng tiêu dùng trước đó.
5. Khách hàng tiềm năng:
Đây là một chiến lược cá nhân hóa khá hay ho giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng thông qua các vấn đề mà họ gặp phải. Doanh nghiệp sẽ tìm hiểu, xác định, chắt lọc những vấn đề phổ biến nhiều khách hàng thắc mắc và đáp ứng thỏa mãn chúng. Đây sẽ là cơ hội để sáng tạo ra những nội dung bám sát đến nhu cầu khách hàng tiềm năng. Điều chỉnh nội dung, thông điệp phù hợp với các đối tượng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp tăng sự chuyển đổi từ khách hàng.
Công cụ hỗ trợ cá nhân hóa trong marketing
Nhiều công cụ hỗ trợ cá nhân hóa được ra đời, điểm danh một vài công cụ được sử dụng phổ biến hiện nay:
CRM:
Là một công cụ được nhiều doanh nghiệp đưa vào hệ thống quản lý bán hàng. Giúp doanh nghiệp bảo mật được thông tin khách hàng, tự động hóa quy trình bán hàng với nhiều tính năng đơn giản dễ sử dụng.
Công cụ phân tích:
Các công cụ như Google Analytics, Heap Analytics,... hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu nhập xử lý thông tin khách hàng qua hành vi mua sắm.
Công cụ quản lý dữ liệu: Đây là công cụ giúp xây dựng kế hoạch cá nhân hóa hiệu quả thông qua việc lưu trữ và xử lý các dữ liệu thông tin khách hàng từ chạy quảng cáo, chiến dịch marketing,...
Email marketing:
Giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý các thông tin khách hàng đã đăng ký trước đó. Từ đó xác định được đối tượng, nghề nghiệp, đặc điểm, hành vi,... để đưa ra một chiến lược marketing phù hợp. Là một công cụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để có thể tối ưu hóa lượng thông tin khách hàng tiềm năng hiệu quả.
Kết luận
Cá nhân hóa là gì và chiến lược cá nhân hóa phù hợp sẽ tăng sự trải nghiệm hài lòng của khách hàng đến doanh nghiệp. Để có thể giữ chân khách hàng ở lại thì các doanh nghiệp luôn phải chắt lọc và không ngừng cải tiến sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Thông qua bài viết trên, PharMarketing đã cung cấp một phần kiến thức với mong muốn giúp doanh nghiệp đưa ra được những kế hoạch phát triển bền vững hơn trong tương lai.
xem thêm: Quản trị trải nghiệm khách hàng là gì? Cách quản trị trải nghiệm khách hàng hiệu quả
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn