backtop

Giữ chân khách hàng: Vai trò và cách giữ chân khách hàng hiệu quả

Lòng trung thành của khách hàng chính là yếu tố quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng trung thành không những là người luôn tin tưởng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà còn là một kênh quảng cáo “không mất phí” giới thiệu thương hiệu đến với những khách hàng tiềm năng mới. Vậy cần làm gì giữ chân khách hàng? PharMarketing sẽ bật mí cho bạn 12 cách hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

Vai trò giữ chân khách hàng của doanh nghiệp

Để công việc kinh doanh phát triển bền vững thì khách hàng trung thành chính là “vũ khí” lợi hại của mỗi doanh nghiệp. Những yếu tố dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giữ chân khách hàng:

20% khách hàng hiện tại có thể tạo ra 80% lợi nhuận của doanh nghiệp

Theo kết quả nghiên cứu từ Gartner Group (công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin) đã chỉ ra rằng chỉ với 20% khách hàng hiện tại cũng có thể tạo ra 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này, cho thấy rằng khách hàng hiện có của doanh nghiệp thường sẽ mang lại nhiều giá trị so với khách hàng mới.

Vai trò của giữ chân khách hàng

Giữ chân khách hàng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp

Ngoài ra, chi phí để giữ chân khách hàng hiện tại cũng tiết kiệm hơn thu hút một khách hàng mới. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tổ chức nhiều chiến lược truyền thông nhằm thu hút khách hàng mới. Tuy nhiên, do họ chưa có nhiều trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ, khó lòng tin tưởng và lựa chọn doanh nghiệp nên nguồn thu từ nhóm khách hàng này thường ít hơn so với lượng khách hàng hiện tại.

Dễ dàng tăng doanh số bán hàng 

Vì đã từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nên khách hàng hiện tại cũng dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng hơn nếu có nhu cầu. Khi đã có sự tin tưởng với doanh nghiệp thì họ thường cởi mở hơn trong việc lắng nghe và đưa ra các phản hồi chất lượng giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn nữa. 

Khách hàng trung thành sẽ trở thành đại sứ thương hiệu 

Người tiêu dùng thường có xu hướng tin vào những quan điểm hoặc trải nghiệm của người khác thay vì những quảng cáo chủ quan từ phía doanh nghiệp. Chính vì vậy, những Reviewer trên Fanpage, Youtube, TikTok thường nhận được số lượng người theo dõi lớn. Khi một người khách hàng hài lòng với một sản phẩm/dịch vụ nào đó thì họ có thể chia sẻ những trải nghiệm của bản thân đến với mọi người xung quanh. Điều này giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận được với nhiều người hơn. 

Những cách giữ chân khách hàng hiệu quả 

Trên thực tế có rất nhiều cách để giữ chân khách hàng. Dưới đây là 12 cách phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:

Gia tăng trải nghiệm khách hàng

Ấn tượng đầu tiên luôn để lại nhiều cảm tình đối với khách hàng. Do đó, nếu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mang lại cho khách hàng trải nghiệm tích cực thì đó chính là đòn bẩy để biến họ trở thành khách hàng trung thành. 

Những cách giữ chân khách hàng

Nâng cao trải nghiệm mua hàng là một cách giữ chân khách hàng hiệu quả

Gửi lời cảm ơn tới khách hàng

Luôn gửi lời cảm ơn tới khách hàng sau mỗi lần họ mua sản phẩm, dịch vụ tưởng chừng như là một điều đơn giản nhưng lại có ý nghĩa lớn. Những lời cảm ơn chính là cách tạo nên mối quan hệ tốt với khách hàng và khiến cho doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp trong mắt họ.

Đảm bảo sự nhất quán cho sản phẩm, dịch vụ

Chất lượng chính là bí quyết hiệu quả để giữ chân khách hàng. Sự thật thì khách hàng trung thành với doanh nghiệp phần lớn bởi vì sản phẩm, dịch vụ của bạn thực sự tốt và họ muốn nhận được những trải nghiệm tương tự hoặc tốt hơn thế. Vì vậy, hãy luôn duy trì chất lượng và giá trị mà sản phẩm, dịch vụ đem đến cho khách hàng.

Xây dựng cộng đồng khách hàng thân thiết

Khi doanh nghiệp đã có một số lượng khách hàng trung thành thì việc tiếp theo bạn cần làm đó là xây dựng một cộng đồng dành riêng cho họ trên mạng xã hội. Cộng đồng sẽ là nơi trao đổi, thảo luận giữa tất cả khách hàng và là nơi để doanh nghiệp lắng nghe tâm tư của họ, cũng như triển khai các chương trình khách hàng thân thiết. Áp dụng cách giữ chân này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lòng trung thành của khách hàng và thúc đẩy họ mua hàng nhiều lần.

Triển khai các chương trình ưu đãi giới hạn thời gian

Giới hạn thời gian của các chương trình ưu đãi  sẽ tạo cho khách hàng tâm lý cần phải mua ngay trước khi chương trình hết hạn. Đồng thời, nó cũng tạo động lực khiến cho khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn. Đây là một trong những phương pháp giữ chân khách hàng hiệu quả mà các doanh nghiệp thường hay áp dụng.

Giữ liên lạc với khách hàng

Thường xuyên gửi thông tin khi có sản phẩm mới, các chương trình khuyến mại hoặc gửi lời chúc đến khách hàng trong dịp sinh nhật, các dịp lễ… không chỉ thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến khách hàng mà qua đó, còn có thể tạo mối quan hệ sâu sắc hơn với họ.

Tối ưu dịch vụ chăm sóc khách hàng

Một quy trình bài bản trong việc tương tác và chăm sóc sẽ khiến khách hàng cảm thấy doanh nghiệp đang thực sự quan tâm đến họ. Chỉ cần là một cuộc điện thoại, tin nhắn hay một email được gửi vào thời điểm thích hợp, cũng sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và có thiện cảm tốt đẹp hơn.

Tự động hóa tiếp thị

Tự động hóa tiếp thị sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý việc liên hệ với khách hàng, lên lịch gửi email quảng cáo, gửi thông báo sự kiện/chương trình khuyến mại… một cách nhanh chóng và hiệu quả mà không gây khó chịu cho họ. Ngoài ra, tự động hóa tiếp thị còn giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc mua hàng khi được tự động đề xuất sản phẩm tương tự hoặc liên quan có giá rẻ hơn.

Hỗ trợ khách hàng đa nền tảng

Việc hỗ trợ khách hàng trên nhiều nền tảng khác nhau sẽ mang lại cho họ những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình tương tác với doanh nghiệp. Cùng với đó, doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược marketing trên nhiều nền tảng để lượng tương tác và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.

Trao đổi và lắng nghe nhu cầu khách hàng

Luôn lắng nghe và giải đáp những thắc mắc, băn khoăn mà khách hàng đang gặp phải được coi là một cách hiệu quả trong việc giữ chân khách hàng. Thông qua những cuộc trò chuyện, doanh nghiệp và khách hàng thể hiểu nhau hơn, từ đó có những cải thiện phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Cách giữ chân khách hàng

Hỗ trợ và giải đáp khách hàng kịp thời là một cách giữ chân khách hàng

Trao quyền cho khách hàng

Đây là cách doanh nghiệp để cho khách hàng chủ động thực hiện mọi thao tác khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ như: đặt trước, thanh toán online... Cách này được nhiều quán cà phê, nhà hàng, rạp chiếu phim áp dụng để giữ chân khách hàng khi họ có thể tự đặt chỗ và thanh toán trước khi đến đến cửa hàng.

Tạo khoảng cách với đối thủ cạnh tranh 

Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt và để giữ chân khách hàng thì doanh nghiệp của bạn cần phải tạo được khoảng cách với các đối thủ của mình. Để có được vị thế vững chắc trên thị trường, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu và theo dõi những hoạt động, chiến lược của đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra những phương án phù hợp trong việc giữ chân khách hàng.

Kết luận

Mặc dù việc giữ chân khách hàng là một bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu thực sự hiểu rõ và áp dụng tốt những “bí kíp” kể trên thì chắc chắn bạn sẽ củng cố niềm tin và xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. PharMarketing hy vọng những thông tin này hữu ích với doanh nghiệp của bạn. 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn