backtop

Xu hướng Shoppertainment - Động lực thúc đẩy doanh số cho ngành Dược mỹ phẩm

Không chỉ mang lại hiệu quả doanh thu đột phá, xu hướng Shoppertainment còn giúp thương hiệu đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng hiện nay.

Kết hợp khéo léo giữa mua sắm và giải trí, xu hướng Shoppertainment không chỉ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới lạ, mà còn kích thích nhu cầu mua sắm mạnh mẽ và tạo cơ hội doanh số bùng nổ cho thương hiệu. Không nằm ngoài xu hướng đó, Shoppertainment đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và mang lại những hiệu quả rõ rệt cho ngành dược - mỹ phẩm. Vậy điều gì khiến cho Shoppertainment phát triển mạnh mẽ đến vậy? Cùng tìm hiểu về xu hướng Shoppertainment và các lợi ích vượt trội mà xu hướng này đang mang lại cho ngành Dược - mỹ phẩm trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về xu hướng Shoppertainment

Thuật ngữ Shoppertainment được kết hợp từ hai từ Shopping (mua sắm)Entertainment (giải trí), dùng để chỉ việc mua sắm được kết hợp với các hoạt động giải trí. Với shoppertainment, trải nghiệm mua sắm của khách hàng trở nên độc đáo hơn với nhiều tương tác đa dạng như: Video ngắn, Livestream, Gamification, ứng dụng công nghệ thực tế ảo AR, VR,... Điển hình, Livestream - một trong những hình thức Shoppertainment được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay với khả năng chốt đơn rất nhanh chóng, hiệu quả.

Shoppertainment khiến cho hành trình mua sắm của khách hàng trở nên thú vị và sống động hơn. Khoảng cách giữa thương hiệu với người tiêu dùng được rút ngắn đáng kể thông qua những tương tác thực tế. Và hơn hết, Shoppertainment tác động đến tâm lý “xem ngay, mua ngay” của người tiêu dùng, giúp họ nhanh chóng nắm bắt thông tin về sản phẩm mà không cảm thấy khó chịu như quảng cáo. Vì vậy, Shoppertainment có khả năng kích thích người tiêu dùng ra quyết định mua hàng ngay lập tức, thúc đẩy doanh số bùng nổ mạnh mẽ. 

Hiện nay, khái niệm Shoppertainment được sử dụng chủ yếu để nói đến việc mua sắm trực tuyến trên các kênh Social Commerce (Mua hàng qua mạng xã hội) và Ecommerce (Thương mại điện tử).  Với sự bùng nổ của xu hướng mua sắm online và các nền tảng thương mại điện tử, Shoppertainment được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm tới. Thị trường này được dự đoán sẽ cán mốc 1,2 nghìn tỷ đô trên toàn cầu vào năm 2025. Trong đó, riêng tại  Việt Nam, Shoppertainment được dự báo sẽ cán mốc 8 tỷ USD vào năm 2026 - Theo Boston Consulting Group

Trong ngành Dược - Mỹ phẩm, rất nhiều thương hiệu đã bắt đầu ra nhập làn sóng Shoppertainment và nhận được nhiều kết quả tích cực. Điển hình như: Dược phẩm Hoa Linh,  La Roche-Posay, Vichy, Paula’s Choice,... Trong đó các hình thức được sử dụng phổ biến nhất phải kể đến như: Livestream bán hàng độc quyền cùng các KOL, KOC trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, Video review ngắn trên các nền tảng mạng xã hội,...

>>> Xem thêm: 9 xu hướng marketing Dược trong năm 2023

Đối tượng Shoppertainment muốn hướng đến là ai?

Shoppertainment hướng tới tệp khách hàng là những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội, internet và có nhu cầu mua sắm trực tuyến cao. Theo Sách Trắng Thương mại điện tử Việt Nam, ước tính lượng người tham gia mua sắm trực tuyến đạt 57 - 60 triệu người trong năm 2022. Như vậy, tệp khách hàng mà Shoppertainment có thể tiếp cận là rất rộng lớn và đa dạng. 

Đa phần khách hàng mục tiêu của Shoppertainment sẽ nằm trong độ tuổi từ 18 đến 34. Trong đó, khoảng 60% người mua sắm online từ nữ giới và 40% là nam giới - Theo nghiên cứu của Nielsen Việt Nam. Đối với ngành dược phẩm, xu hướng Shoppertainment đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực bán lẻ Dược - Mỹ phẩm, thực phẩm bổ trợ sức khỏe,... 

Tại sao xu hướng Shoppertainment ngày càng phổ biến?

Một số động lực thúc đẩy sự phát triển của Shoppertainment trong tiêu dùng nói chung và ngành Dược - Mỹ phẩm nói riêng phải kể đến như:

Nhu cầu mua sắm online tăng trưởng mạnh

Sự biến đổi thói quen tiêu dùng từ offline sang online của người dân là nguồn động lực lớn nhất cho sự phát triển của xu hướng Shoppertainment tại Việt Nam. Theo Tạp chí Công Thương, số lượng người dân tham gia vào mua sắm trực tuyến sẽ cán mốc 55% dân số Việt Nam vào năm 2025. Thị trường thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng chóng mặt với tốc độ lên tới 20%/năm và sẽ cán mốc 39 tỷ USD vào năm 2025 ( Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022). Đặc biệt, mức chi tiêu cho các hoạt động mua sắm trực tuyến của người dân ngày càng tăng cao. Trong đó, giá trị mua sắm trực tuyến của mỗi người Việt đang rơi vào khoảng 6,6 triệu USD/năm.

Hành trình mua sắm online của khách hàng đang bị gây nhiễu

Hiện nay, môi trường mua sắm trực tuyến đang bị bội thực bởi quá nhiều quảng cáo online. Người tiêu dùng bị tác động bởi quá nhiều luồng thông tin quảng cáo khiến cho quá trình ra quyết định mua hàng gặp nhiều gián đoạn. Theo TikTok, có tới 63% khách hàng cần xem nội dung ít nhất 3-4 lần và 85% chuyển đổi ứng dụng trên hành trình mua sắm khiến cho các quyết định mua hàng bị gián đoạn và thay đổi đáng kể.

Trong khi đó, các hoạt động Shoppertainment hiện nay đều được tích hợp các tính năng mua sắm ngay trong quá trình tương tác. Vì vậy, người dùng có thể vừa thoải mái tận hưởng giải trí vừa có thể mua hàng ngay lập tức mà không cần chuyển đổi nền tảng, gây xao nhãng. Ngoài ra, xu hướng Shoppertainment mang tính chất giải trí nhiều hơn với các minigame, livestream, săn voucher giảm giá,.... Phương thức này tác động mạnh đến tâm lý của người tiêu dùng, thúc đẩy mong muốn mua hàng ngay lập tức và thậm chí là dẫn đến nhiều quyết định mua sắm cảm tính, ngoài kế hoạch. 

Sự thay đổi trong xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng

Hơn hết, nhu cầu của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến đã có nhiều thay đổi trong thời gian qua. Không chỉ dừng lại ở việc đặt hàng, người tiêu dùng muốn trải nghiệm mua sắm online ngày càng trở nên sống động hơn với nhiều hoạt động tương tác, giao lưu, chia sẻ thông tin,... Theo một nghiên cứu của TikTok, có tới ⅓ người dùng nền tảng này mong muốn việc mua sắm trở nên thú vị và giải trí hơn. 

Ngoài ra, TikTok cũng đã chỉ ra rằng có tới 89% người dùng nền tảng đã đưa ra quyết định mua sắm nằm ngoài kế hoạch ban đầu sau khi theo dõi các nội dung giải trí trên TikTok. Như vậy, có thể thấy các hoạt động giải trí, tương tác trên mạng xã hội đang ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và quyết định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng.

 

Vai trò và tầm ảnh hưởng của xu hướng Shoppertainment đến doanh nghiệp

Với những động lực trên, Shoppertainment chắc chắn sẽ trở thành một xu hướng mua sắm tất yếu tại Việt Nam trong nhiều năm tới. Vì vậy, việc ứng dụng Shoppertainment sẽ mang lại cho các doanh nghiệp rất nhiều lợi ích, điển hình như:

Tăng tương tác và trải nghiệm người dùng

Shoppertainment ngày nay có nhiều mô hình đa dạng như: Livestream tương tác với người bán, Tổ chức minigame, kết hợp Gamification hoặc các công nghệ thực tế ảo,... Những hoạt động này cho phép thương hiệu và người tiêu dùng có nhiều tương tác hai chiều, rút ngắn khoảng cách giữa hai bên.

Hơn hết, Shoppertainment thu hút khách hàng bởi những trải nghiệm mua sắm độc đáo, mới lạ, chưa từng có ở những hình thức mua sắm truyền thống. Các hoạt động giải trí khiến người tiêu dùng cảm thấy vui vẻ, hứng thú, làm cho họ chủ động tham gia và dần dần tác động đến tâm lý mua hàng một cách tự nhiên. 

Tối ưu hành trình mua hàng của người tiêu dùng

Với xu hướng Shoppertainment, khách hàng có thể dễ dàng mua hàng khi đang xem livestream, hoặc săn voucher và đặt hàng khi tham gia các minigame,... Đồng thời hình thức này cũng giúp cho họ  dễ dàng tìm hiểu thông tin về sản phẩm một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn. Điều này đặc biệt quan trọng với ngành Dược - Mỹ phẩm, bởi người tiêu dùng luôn có mong muốn được tư vấn, hỏi đáp chi tiết về các sản phẩm này.

Như vậy, từ việc giải trí, phát sinh nhu cầu, tìm hiểu sản phẩm cho tới ra quyết định mua hàng đều có thể thực hiện chỉ với một hoạt động Shoppertainment. Qua đó, hành trình mua hàng trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn đáng kể.  

Tăng khả năng hoàn thành giao dịch mua sắm

Nhờ việc tích hợp các tính năng mua sắm trực tiếp, quá trình từ giải trí đến mua hàng được diễn ra rất liền mạch. Người tiêu dùng sẽ không cần phải chuyển ứng dụng hay truy cập vào những nền tảng khác để đặt hàng. Nhờ đó, quá trình hoàn thành giao dịch mua sắm sẽ không bị gián đoạn, giảm thiểu việc thay đổi quyết định mua.

Ngoài ra, các xu hướng Shoppertainment có khả năng kích thích rất mạnh mẽ tới tâm lý mua hàng ngay của người tiêu dùng. Bằng cách kết hợp với các hình thức săn voucher, deal giảm giá đặc biệt,... Shoppertainment khiến khách hàng cảm thấy không thể bỏ lỡ và nhanh chóng ra quyết định mua.

Tăng nhận diện & uy tín thương hiệu

Các hoạt động Shoppertainment được thực hiện chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử với mức độ lan truyền thông tin nhanh chóng và độ phủ rộng. Nhờ đó, thương hiệu có cơ hội tiếp cận tới hàng triệu người dùng, đồng thời thu hút họ với những tương tác thú vị. 

Ngoài ra, xu hướng Shoppertainment không chỉ mang lại những trải nghiệm giải trí hấp dẫn, mà còn làm tăng độ uy tín của thương hiệu nhờ vào những tương tác hai chiều trực tiếp giữa khách hàng với thương hiệu. Yếu tố này rất quan trọng đối với các sản phẩm đòi hỏi mức độ uy tín, chất lượng cao như Dược phẩm. 

Lời kết:

Không chỉ mang lại hiệu quả doanh thu đột phá, xu hướng Shoppertainment còn giúp thương hiệu đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng hiện nay. Đối với ngành Dược - Mỹ phẩm, nhu cầu mua sắm online của khách hàng đang ngày một tăng cao đã tạo điều kiện cho xu hướng Shoppertainment phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả phương thức này cũng đòi hỏi thương hiệu phải khéo léo cân bằng giữa các yếu tố giải trí và mua sắm trong quá trình thực hiện. Hy vọng với những nội dung từ PharMarketing sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về xu hướng Shoppertainment và có thể ứng dụng hiệu quả xu hướng này trong thời gian tới!

 CHUỖI MEET UP CÙNG CHUYÊN GIA: “SHOPPERTAINMENT & NHÓM GIẢI PHÁP THỰC CHIẾN BỨT PHÁ DOANH SỐ CUỐI NĂM”

Càng về cuối năm, nhu cầu làm đẹp lại càng tăng cao khiến cho đây là thời điểm bức tốc hoàn hảo để thực hiện các hoạt động Marketing giúp tăng doanh số. Vì vậy chuỗi Meet Up từ VCCorp/ ADMICRO được thực hiện với mục tiêu mang tới giải pháp Shoppertainment Mega Sale thực chiến hiệu quả nhất - đột phá doanh thu cho mùa cuối năm.

Trong buổi Meet Up, Admicro mang đến những thông tin về:

  • Báo cáo thị trường và xu hướng ngành hàng
  • Chân dung và insight khách hàng
  • Xu hướng mới nhất Shoppertainment: Để không bị bỏ lại phía sau xu hướng tỷ $

Đừng bỏ lỡ buổi Meet Up đầu tiên sẽ diễn ra ngày 08/09/2023. Nhanh tay ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

Thông tin chi tiết liên hệ Hotline: 0363642887 - Trần Thị Ngọc Bích (Ms.)

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn