backtop

Thương mại điện tử là gì? 3 lợi ích nổi bật của thương mại điện tử hiện nay

Thương mại điện tử đang cho thấy sức bùng nổ mạnh mẽ trên toàn cầu và dần trở thành một phần không thể thiếu trong nhu cầu mua sắm của cộng đồng. Tính đến tháng 9/2021, ước tính có khoảng 27,2% dân số thế giới mua sắm trực tuyến qua các trang thương mại điện tử. Vậy thương mại điện tử là gì? Cùng đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết này của PharMarketing nhé!

Thương mại điện tử là gì? Lịch sử phát triển của TMĐT

Thương mại điện tử - còn được gọi là E - Commerce là một mô hình kinh doanh liên quan đến các giao dịch bao gồm các hoạt động như giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo  và giao hàng,… diễn ra trên internet.

Thương mại điện tử là gì
Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp hoạt động tốt giao dịch, bán hàng....

Thuật ngữ Thương mại điện tử được ra đời lần đầu tiên vào năm 1979 bởi Michael Aldrich khi anh kết nối tivi với máy tính bằng đường dây điện thoại tạo ra một hệ thống điện tử giúp kết nối khách hàng và doanh nghiệp. Mặc dù điều này không giống như thương mại điện tử ngày nay, nhưng chính ý tưởng trên đã đặt nền móng cho nhu cầu mua sắm mà không cần đến cửa hàng thực. 

Tuy nhiên phải đến năm 1992, khi Internet trở nên phổ biến hơn với mọi người hình thức thương mại điện tử này mới được biết đến rộng rãi. Cuối năm 2000 là cột mốc đánh dấu cho xu hướng phát triển này, khi nhiều công ty kinh doanh ở Mỹ và Châu Âu đã thiết lập các dịch vụ thương mại thông qua mạng lưới toàn cầu World Wide Web. Từ đó con người bắt đầu có mối liên hệ với khái niệm "e-commerce" và ngày càng ưa chuộng trao đổi các loại hàng hóa khác nhau thông qua Internet. Dần dần, thương mại điện tử được phát triển mạnh mẽ hơn khi tích hợp các giao thức bảo mật chặt chẽ và dịch vụ thanh toán điện tử.

Đặc điểm của thương mại điện tử

Không gian, thời gian

Nếu trước đây, việc mua bán được thực hiện trực tiếp tại các cửa hàng thì hiện nay, chỉ với thiết bị hiện đại kết nối Internet bạn có thể tiến hành mua hàng mọi lúc mọi nơi với những cú click chuột hay vài động tác chạm. Quá trình mua bán được diễn ra dễ dàng hơn bao giờ hết.

Thậm chí, trước kia nến bạn phải mất vài chục phút tới một tiếng cho việc xếp hàng chờ thanh toán thì với thương mại điện tử, hàng ngàn giao dịch được thanh toán cùng một lúc mà không tốn kém thời gian chờ đợi của khách hàng. Việc giao hàng cũng được cải tiến nhanh chóng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngày nay, với những đơn hàng cùng khu vực địa lý, người mua thậm chí có thể nhận hàng chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ kể từ khi đặt hàng.

Chi phí 

Bài toán chi phí cho doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể khi thương mại điện tử ra đời. Không nhất thiết phải mở cửa hàng vật lý, với một gian hàng online bạn đã có thể tương tác với khách hàng và hướng họ tới hoạt động mua hàng một cách dễ dàng. Nhờ tiết kiệm được khoản chi phí này, doanh nghiệp có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như sản xuất kinh doanh.

Khả năng chia sẻ thông tin và kết nối với khách hàng

Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng Internet là một bước tiến lớn giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối. Các sàn thương mại điện tử, website giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp, đồng thời cho phép những tương tác trực tuyến dễ dàng giữa hai bên.

Giá cả linh hoạt

Với sự xuất hiện của hàng loạt các trang thương mại điện tử ra đời, người tiêu dùng sẽ mua được món hàng với giá hời hơn khi họ được so sánh giá giữa các nền tảng với nhau. Bên cạnh đó, những bình luận đánh giá về sản phẩm sẽ giúp khách hàng tránh những sản phẩm kém chất lượng.

Các hình thức chính trong thương mại điện tử

Theo đối tượng tham gia, ở Việt Nam có 2 đối tượng chính trong chu trình thương mại điện tử là: Doanh nghiệp (B – Business) và Khách hàng (C – Consumer). Kết hợp 2 đối tượng này sẽ ra 3 hình thức phổ biến của thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay:

B2B (Business to Business)

B2B là viết tắt của thuật ngữ Business To Business trong tiếng Anh – mô hình này tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp này tới một doanh nghiệp khác qua các sàn thương mại điện tử, website hoặc kênh thương mại điện tử riêng của từng doanh nghiệp.

Đây là mô hình chiếm tới 80% doanh số TMĐT trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này chiếm phần lớn là các nhà cung cấp dịch vụ, bạn sẽ tìm nhiều công ty phần mềm, công ty dịch nội thất văn phòng, … và nhiều mô hình kinh doanh thương mại điện tử khác đều trong nhóm này.

B2C (Business to Consumer)

Mô hình B2C là hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Đặc điểm của B2C là số lượng đơn hàng rất lớn nhưng giá trị mỗi đơn hàng sẽ nhỏ hơn nhiều so với B2B.

Ví dụ: Amazon, Walmart và Apple là những ví dụ về doanh nghiệp B2C.

C2C (Consumer to Consumer)

C2C là mô hình kinh doanh diễn ra với những cá nhân là người tiêu dùng trên thị trường. Với sự phát triển của ngành thương mại điện tử và niềm tin của người tiêu dùng ngày càng tăng đối với mô hình bán hàng trực tuyến, các trang web và ứng dụng của mô hình C2C cho phép khách hàng giao dịch, đấu giá trực tuyến, giao dịch trao đổi không sử dụng tiền tệ hay bán tài sản ảo… để đổi lấy một khoản hoa hồng nhỏ trả cho trang web. 

Lợi ích của thương mại điện tử

Lợi ích đối với người tiêu dùng

Thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng chẳng hạn như:

  • Khách hàng có thể mua ở bất cứ đâu bất cứ thời điểm nào mà không bị sự cản trở bởi địa lý và thời gian.
  • Tìm mua được sản phẩm phù hợp nhất khi được thoải mái lựa chọn người bán, so sánh giá, tính năng của sản phẩm.
  • Vận chuyển, nhận hàng tại nhà thuận tiện.
  • Khách hàng sẽ được trải nghiệm những website mang tính cá nhân hóa và tương tác cao hơn.
  • Ví dụ như việc khách hàng nhận được những gợi ý về sản phẩm liên quan nhờ vào việc theo dõi thói quen click của họ.
Thương mại điện tử giúp mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, doanh nghiệp và cá nhân người dùng
Thương mại điện tử giúp mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, doanh nghiệp và cá nhân người dùng

Lợi ích đối với doanh nghiệp

  • Thương mại điện tử mang lại điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp có thể quảng bá hình ảnh về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng, đối tác mọi lúc, mọi nơi.
  • Tiết kiệm chi phí, tạo thuận lợi cho việc giao dịch giữa các bên. Các doanh nghiệp sẽ cắt giảm được khoản tiền thuê cửa hàng, kho bãi chứa hàng hóa. Chỉ cần đầu tư nguồn vốn cho website và bán hàng qua mạng, chi phí này thông thường sẽ ít hơn rất nhiều so với việc thuê cửa hàng, nhân công, kho bãi để vận hành website mỗi tháng.
  • Với website thương mại điện tử, bạn có thể mở rộng được phạm vi kinh doanh của mình một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Không chỉ giới hạn trong tỉnh thành, quốc gia mà thậm chí có thể vươn tới thị trường toàn cầu. Với việc kinh doanh truyền thống mở cửa hàng thì đó là điều cực khó, chỉ có thương mại điện tử mới làm được. Ngoài ra, chi phí cũng sẽ không quá cao khi doanh nghiệp của bạn muốn mở rộng đến thị trường khác.

Lợi ích đối với xã hội

Đối với xã hội thì thương mại điện tử sẽ tạo ra những xu hướng kinh doanh mới phù hợp hơn với xu thế thị trường đang phát triển mạnh trong thời đại công nghệ 4.0.

Ngoài ra E - Commerce giúp tạo ra 1 sân chơi mới cho các doanh nghiệp và yêu cầu họ phải biết nắm bắt, đổi mới phương thức kinh doanh, tạo cơ hội để cạnh tranh cao hơn. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời đóng góp không nhỏ vào sự tăng tưởng của nền kinh tế nói chung.

Những nhược điểm trong thương mại điện tử

Ngoài những lợi ích nổi trội mà thương mại điện tử mang đến cho bạn, mô hình này cũng tiềm ẩn một số bất lợi sau đây mà bạn nên nắm bắt để tránh mắc phải những sai lầm:

   • Những biến động không ngừng từ môi trường kinh doanh:

Các doanh nghiệp tham gia vào mô hình thương mại điện tử sẽ phải chịu những biến động liên tục của môi trường kinh doanh. Ví dụ trong giai đoạn dịch Covid 19, mua sắm online cũng thay đổi rất nhiều với những yêu cầu như giao hàng không tiếp xúc. Những chính sách tài chính, môi trường pháp luật, xã hội cũng như tình hình phát triển ở mỗi quốc gia cũng thay đổi liên tục và tác động không nhỏ đến thương mại điện tử.

Đặc biệt, công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, nếu doanh nghiệp không nhanh chóng cập nhật những xu hướng mới nhất thì sẽ dần trở nên lạc hậu và yếu thế trên thị trường.

    • Chi phí đầu tư cho công nghệ còn nhiều hạn chế:

Có thể thấy, nguồn ngân sách dành cho việc đầu tư vào phát triển công nghệ và khoa học kỹ thuật hiện nay còn khá hạn chế, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự thiếu hụt về công nghệ có thể khiến cho doanh nghiệp bị hạn chế sự tương tác với khách hàng và nhà cung ứng, kém linh hoạt trong quy trình bán hàng.

Tỷ lệ đầu tư cho lĩnh vực này cũng là vấn đề rất nan giải, bởi lẽ rất khó để có thể duy trì lâu dài khi công nghệ liên tục thay đổi từng ngày.

  • Hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện

Đây cũng là thách thức với các trang thương mại điện tử. Khi hiện nay nhiều văn bản, chính sách đưa ra chưa rõ ràng, khiến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về mặt pháp lý.

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ thông tin mà PharMarketing đã tổng hợp để giúp bạn hiểu hơn về thương mại điện tử là gì? Chúng tôi hy vọng qua những chia sẻ đó bạn cũng đã nắm rõ được tầm quan trọng của TMĐT tại Việt Nam hiện nay.

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn