backtop

Vì sao nên áp dụng mô hình 7Ps trong Marketing Dược Phẩm?

Được phát triển từ mô hình Marketing 4P kinh điển, 7Ps được cải tiến và mở rộng với những yếu tố mới giúp các chiến lược tiếp thị Dược phẩm trở nên bao quát và hiệu quả hơn.

Đối với nhiệm vụ Marketing trong ngành Y Dược, 7Ps được xem là nền tảng không thể thiếu giúp các nhãn hàng chinh phục người tiêu dùng trong lĩnh vực đặc thù này. Vậy 7Ps trong Marketing Dược được ứng dụng như thế nào? Cùng PharMarketing tìm hiểu trong bài dưới đây nhé!

Vì sao nên ứng dụng mô hình 7P trong marketing dược?

Mô hình 7P lần đầu được giới thiệu bởi E.Jerome McCarthy vào năm 1960 trong cuốn sách Basic Marketing – A managerial Approach. Mô hình này được phát triển dựa trên nền tảng là mô hình marketing 4P truyền thống bao gồm 4 yếu tố: Sản phẩm - Product, Giá - Price, Phân phối - Place, Truyền thông - Promotion. Trong đó, 7Ps được bổ sung thêm 3 yếu tố mới: Con người - People, Bằng chứng vật lý - Physical Evidence và Quy trình - Process. Với mô hình 7Ps, doanh nghiệp sẽ có được một cái nhìn tổng thể về toàn bộ các khía cạnh xoay quanh chiến lược tiếp thị hiệu quả. 

7p trong marketing dược phẩm
Áp dụng 7Ps trong Marketing Dược giúp các nhãn hàng nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu hiệu quả của chiến dịch tiếp thị

Đối với tính đặc thù cao của các sản phẩm Y Dược, việc phát triển các yếu tố về con người, quy trình cũng như các bằng chứng vật lý là căn cứ quan trọng để chinh phục niềm tin của người tiêu dùng. Do đó, việc áp dụng 7Ps trong Marketing Dược giúp các nhãn hàng tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trên từng điểm chạm, phối hợp các công cụ truyền thông nhằm gia tăng hiệu quả toàn bộ chiến dịch tiếp thị.

Những yếu tạo nên mô hình 7P cho marketing dược

Với những đặc điểm khác biệt của sản phẩm và khách hàng trong ngành Y Dược, mỗi yếu tố của 7P trong Marketing Dược cũng sẽ được triển khai dưới những góc nhìn riêng. Cụ thể:

Product - Sản phẩm

Sản phẩm Dược được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giải quyết các vấn đề bệnh lý,... của người tiêu dùng. Sản phẩm Dược có tác động trực tiếp đến sức khỏe và sự sống của người dùng, do đó chúng cần được nghiên cứu, thử nghiệm và kiểm duyệt khắt khe trước khi phát hành trên thị trường. Cũng vì thế, chất lượng luôn là yếu tố quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn Dược phẩm. 

yếu tố sản phẩm thuộc 7p trong marketing dược
Sản phẩm Dược được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng

Các yếu tố cần xem xét xoay quanh một sản phẩm Dược như:

  • Thành phần, tá dược
  • Liệu lượng, cách dùng
  • Công dụng, tác dụng
  • Tác dụng phụ / tác dụng không mong muốn
  • Thương hiệu
  • Cơ sở sản xuất / Cơ sở phân phối
  • Kiểm nghiệm, chứng nhận
  • Bảo quản
  • Tương tác thuốc

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến vòng đời của các sản phẩm Dược. Nếu như vòng đời của các sản phẩm khác trên thị trường thường bao gồm 4 giai đoạn: Giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và thoái trào, thì đối với Dược phẩm, vòng đời của sản phẩm đặc biệt hơn với 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn đầu: Nghiên cứu và phát triển
  • Giai đoạn giữa: Khoảng thời gian từ khi ra mắt đến khi mất tính độc quyền trên thị trường.
  • Giai đoạn cuối: Giai đoạn sau khi mất tính độc quyền trên thị trường, khi các loại thuốc sao chép (generics) có thể xuất hiện và đánh chiếm thị trường của sản phẩm.

Place - Phân phối

Các kênh phân phối trong ngành Y Dược có tác động rất lớn tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng, do đó chiến lược phân phối là yếu tố rất quan trọng của 7Ps trong Marketing Dược.

Phân phối thuộc 7p trong marketing dược
Nhà thuốc là một trong những kênh phân phối chủ yếu của ngành Dược

Các kênh phân phối chủ yếu của ngành Dược bao gồm: bệnh viện, nhà thuốc bán lẻ và phòng khám tư. Trong đó, bệnh viện và chuỗi nhà thuốc đang là các kênh chiếm tỷ trọng phân phối thuốc lớn nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong những năm gần đây quy định về phân phối thuốc được nới lỏng cùng với những thay đổi trong xu hướng người tiêu dùng đang thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng việc phân phối kênh OTC, triển khai mở rộng các hệ thống phân phối mới, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Một số kênh phân phối mới cũng đang được triển khai trong ngành Dược như: Siêu Thị Thuốc, Nhà thuốc chuẩn GPP, Sàn thương mại điện tử ... 

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi thực hiện chiến lược phân phối Dược phẩm

Ví dụ về chiến lược phân phối của Sanofi: Sanofi rất chú trọng đến việc thiết lập các mối quan hệ chiến lược và tăng cường hợp tác phân phối dược phẩm. Bên cạnh những kênh phân phối truyền thống trong ngành Dược, Sanofi có thêm trung tâm phân phối đạt tiêu chuẩn GSP tại Thành Phố Hồ Chí Minh với mục tiêu lưu trữ, phân phối và đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, Sanofi cũng triển khai nhiều kênh đa dạng với các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe như dòng sản phẩm Lactacyd với các gian hàng trên sàn thương mại điện tử.

Promotion - Truyền thông

Truyền thông là yếu tố không thể thiếu trong 7Ps của Marketing nói chung và ngành Dược nói riêng. Promotion bao gồm tất cả các hoạt động quảng bá từ xây dựng thương hiệu, đến các chiến lược Marketing cụ thể cho từng sản phẩm. Trong đó, các kênh truyền thông chính của các nhãn hàng Dược, bao gồm: 

  • Quan hệ công chúng
  • Quảng cáo
  • Bán hàng cá nhân
  • Marketing trực tiếp

Đối với ngành Y Dược, tầm quan trọng của promotion ngày càng được chú trọng khi mức độ cạnh tranh trên thị trường đang trở nên vô cùng gay gắt. Tuy nhiên, điểm khác biệt của marketing trong ngành Dược đó chính là cần phải tuân thủ những quy định riêng, rất khắt khe của các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, nhãn hàng cần có sự am hiểu sâu sắc về các điều luật trong quảng cáo ngành Dược khi triển khai các hoạt động này.

People - Con người

Con người luôn là yếu tố quan trọng của 7Ps trong Marketing Dược với khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, niềm tin của người tiêu dùng cũng như doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

yếu tố con người thuộc 7p trong marketing dược phẩm
Xây dựng đội ngũ Dược Sĩ chuyên nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng 

Việc xây dựng yếu tố con người trong Marketing ngành Dược thường được tập trung vào các hoạt động như: Tuyển dụng đội ngũ nhân sự chất lượng, Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên, phổ cập các kiến thức chuyên ngành mới nhất, đào tạo về kỹ năng mềm,...

Ngoài ra, con người còn là một yếu tố truyền thông thương hiệu rất hiệu quả. Doanh nghiệp có thể xây dựng uy tín thương hiệu thông qua: 

  • Xây dựng thương hiệu bác sĩ đại diện uy tín
  • Xây dựng thương hiệu CEO, nhà lãnh đạo truyền cảm hứng
  • Xây dựng đội ngũ dược sĩ chuyên môn cao

Ví dụ: Bác sĩ Chiêm Quốc Thái đại diện và bảo chứng uy tín cho thương hiệu Bệnh viện Thẩm mỹ Việt Mỹ, hay FPT Long Châu nổi tiếng với đội ngũ dược sĩ đứng quầy được tuyển dụng gắt gao.

Price - Giá cả

Giá cả - Price là chữ P thứ 5 của 7P trong Marketing Dược. Mặc dù với ngành Dược phẩm, sức ảnh hưởng của giá cả lép vế hơn so với các yếu tố như: Mức độ an toàn, Thương hiệu (Theo nghiên cứu người tiêu dùng của Deloitte). Tuy nhiên chiến lược giá vẫn cần được cân nhắc kỹ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay.

Khác với những lĩnh vực kinh doanh khác, giá cả Dược phẩm chịu sự chi phối và kiểm soát chặt chẽ của các quy định nhà nước. Bên cạnh đó, tùy theo loại hình Dược phẩm của bạn thuộc kênh thuốc kê toa (ETC) hay không kê toa (OTC) mà mức giá cả có thể được xác định khác nhau. 

Ngoài ra, khi xây dựng chiến lược giá, doanh nghiệp Dược cũng cần lưu ý trong nhiều trường hợp người dùng sản phẩm Dược cuối cùng không phải là người trả tiền cuối cùng. Do đó, việc định giá trong ngành Y Dược cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên hành trình tiêu dùng của khách hàng.

Process - Quy trình

Yếu tố quy trình mà mô hình 7Ps trong Marketing Dược muốn đề cập đến bao gồm toàn bộ các hoạt động trong doanh nghiệp như: Nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm thuốc, quy trình thanh toán, quy trình phân phối,... Việc xây dựng quy trình tinh giản, hiện đại, nhanh gọn không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối ưu chi phí vận hành mà còn tạo trải nghiệm thuận lợi cho các bên đối tác và khách hàng trong quá trình tiếp xúc với thương hiệu.

Physical Evidence - Cơ sở vật chất/Bằng chứng vật lý

Physical Evidence của 7Ps trong Marketing Dược tác động trực tiếp đến những cảm nhận của người tiêu dùng khi tiếp xúc với thương hiệu. Đó là toàn bộ những “Bằng chứng vật lý” mà người tiêu dùng có thể bắt gặt như: Cơ sở vật chất, nhà máy, cửa hàng, quầy thuốc, bao bì thuốc, đồng phục nhân viên,... Physical Evidence ảnh hưởng rất lớn đến những nhận thức và kỳ vọng của người tiêu dùng đối với thương hiệu, đặc biệt là về chất lượng dược phẩm. Bên cạnh đó, các bằng chứng vật lý cũng là phương tiện thể hiện những đặc trưng của thương hiệu như tính cách, tầm nhìn, sứ mệnh,...

KẾT LUẬN

Cải tiến trên mô hình 4Ps truyền thống, mô hình 7Ps là nền tảng quan trọng trong việc triển khai các chiến lược thị trong bối cảnh thị trường hiện nay. Việc ứng dụng 7Ps trong Marketing Dược giúp các nhãn hàng trong ngành có được cái nhìn bao quát về toàn bộ các yếu tố của hoạt động Marketing, từ đó gia tăng cơ hội tiếp cận và thu hút khách hàng thành công. Hị vọng những kiến thức từ PharMarketing sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả mô hình 7Ps trong các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.

Xem thêm: Chiến lược marketing mix của công ty dược phẩm

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn