Trademark là gì? Vai trò của Trademark trong Marketing
Giữa bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, xây dựng và bảo vệ thương hiệu luôn là nhiệm vụ được các doanh nghiệp chú trọng hàng đầu. Trong đó, Trademark - Nhãn hiệu được coi là một trong những yếu tố thiết yếu trong việc bảo vệ thương hiệu hiện nay. Vậy Trademark là gì? Cùng PharMarketing tìm hiểu về Trademark trong bài viết này nhé!
Trademark là gì?
Trademark là gì? Trademark có khả năng đăng ký bảo hộ độc quyền
Trademark hay còn được gọi là nhãn hiệu, được ký hiệu bằng biểu tượng ™ hoặc bằng biểu tượng ® nếu được chấp thuận đăng ký tại Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO). Trademark được bảo hộ bởi luật quyền sở hữu trí tuệ, chính vì vậy nó mang tính pháp lý vững chắc và có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ doanh nghiệp trước những hoạt động cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Sau khi đã đăng ký, các yếu tố thuộc Trademark như logo hay tên nhãn hiệu,... sẽ thuộc toàn quyền sở hữu của doanh nghiệp. Không có bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào khác có thể sử dụng Trademark này. Nhờ đó, Trademark mang tính độc quyền cho doanh nghiệp, giúp bạn khẳng định vị thế, uy tín trên thị trường đồng thời tránh hiện tượng ăn cắp, giả danh thương hiệu.
Các dấu hiệu về việc đăng ký trademark
Một số biểu tượng thường xuất hiện khi doanh nghiệp tiến hành đăng ký Trademark
Bạn có thể dễ dàng nhận biết các nhãn hiệu đã được đăng ký bản quyền thông qua một số ký hiệu dưới đây:
- ™: Thường xuất hiện phía sau logo nhằm giúp bạn khẳng định nhãn hiệu đó được tạo ra và sử dụng bởi doanh nghiệp. Tuy nhiên ký hiệu này không mang tính pháp lý do nhãn hiệu chưa được đăng ký bảo hộ.
- ®: Với ý nghĩa là Registered, được sử dụng để biểu thị các nhãn hiệu đã được đăng ký chính thức.
- ℠: Viết tắt của Service Mark. Ký hiệu này được sử dụng trong các công ty cung cấp dịch vụ, nhằm phân biệt với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm hữu hình.
- ©: Được viết tắt từ Copyrighted – Biểu thị rằng đối tượng nào đó đã được đăng ký bản quyền, chỉ người sở hữu mới có quyền sử dụng nó.
Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu là gì?
Lợi ích của việc đăng ký trademark là gì
Trong thị trường cạnh tranh như hiện nay, các hoạt động cạnh tranh thiếu lành mạnh như đánh cắp bản quyền, giả danh thương hiệu,... có thể gây nên rất nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, Trademark được coi là một lá chắn pháp lý giúp bảo vệ thương hiệu của bạn. Cụ thể, với Trademark, doanh nghiệp sẽ nhận được một số lợi ích vượt trội sau:
- Xử lý và yêu cầu bồi thường thiệt hại với các trường hợp lạm dụng, sao chép làm ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp.
- Đảm bảo những quyền lợi của người dùng, đồng thời khẳng định uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
- Độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký, không trùng lặp với bất cứ cá nhân hay tổ chức nào.
Xem thêm: Bảo vệ thương hiệu là gì? Tầm quan trọng của bảo vệ thương hiệu hiện nay
Các quyết định về nhãn hiệu
Trong quá trình xây dựng và đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp cần thực hiện một số quyết định sau:
Quyết định người đứng tên của thương hiệu
Có khá nhiều cách thức để lựa chọn người đứng tên thương hiệu. Tên thương hiệu có thể là nhà sản xuất, các bên trung gian phân phối như các siêu thị, đại lý bán buôn bán lẻ,... Thông thường sản phẩm mang nhãn hiệu của nhà phân phối sẽ có mức giá thấp hơn so với sản phẩm mang nhãn hiệu từ nhà sản xuất.
Quyết định chọn tên của nhãn hiệu
Một số chiến lược được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong quyết định về tên thương hiệu như:
- Tên nhãn hiệu cá biệt
- Tên nhãn hiệu chung cho các sản phẩm của doanh nghiệp
- Tên thương hiệu riêng cho từng dòng sản phẩm
- Tên nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp kết hợp cùng tên cá biệt sản phẩm
Để lựa chọn tên nhãn hiệu phù hợp và ấn tượng nhất, các doanh nghiệp thường thực hiện theo một số công đoạn sau:
- Xác định các mục tiêu của nhãn hiệu
- Lên danh sách những tên nhãn hiệu có thể sử dụng được
- Lựa chọn nhãn hiệu tiềm năng để thử nghiệm
- Tiến hành thử nghiệm và thu thập phản ứng của người tiêu dùng với tên nhãn hiệu
- Kiểm tra về mặt pháp lý, đảm bảo tên nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ
- Quyết định tên phù hợp
Một tên nhãn hiệu tốt cần đáp ứng được những yếu tố sau:
- Nhãn hiệu thể hiện được những nét độc đáo, lợi ích vượt trội của sản phẩm
- Dễ ghi nhớ
- Độc đáo và gây ấn tượng
- Có khả năng chuyển đổi qua nhiều ngôn ngữ
- Đảm bảo các yếu tố về mặt pháp lý để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Quyết định về chất lượng của nhãn hiệu
Chất lượng của một nhãn hiệu chính là sự tổng hợp tính bền bỉ, hữu dụng, khả năng sửa chữa, độ chính xác,... cũng như các thuộc tính khác của sản phẩm. Hiện nay, các nhãn hiệu đều được xếp theo các mức độc chất lượng từ thấp đến cao như: Thấp, trung bình, cao và hảo hạng. Chất lượng nhãn hiệu càng cao thì có thể mang lại lợi nhuận càng lớn. Tuy nhiên khi các hãng hiện nay đều tập trung vào các nhãn chất lượng cao thì chiến lược này sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra, chất lượng nhãn phải được lựa chọn phù hợp với từng phân đoạn thị trường mục tiêu nhất định.
Quyết định chiến lược nhãn hiệu
Thông thường, doanh nghiệp sử dụng 4 chiến lược nhãn hiệu dưới đây:
- Chiến lược mở rộng loại sản phẩm: Với cùng một dòng sản phẩm, thêm các sản phẩm mới với hình thức, hương vị mới,... của cùng tên nhãn hiệu.
- Chiến lược mở rộng nhãn hiệu: Sử dụng tên thương hiệu đã được thiết lập sẵn cho dòng sản phẩm mới.
- Chiến lược sử dụng nhãn hiệu mới: Khi doanh nghiệp muốn tung những sản phẩm mới ra thị trường nhưng nhãn hiệu hiện tại không phù hợp, khi đó doanh nghiệp cần sử dụng một nhãn hiệu mới.
- Chiến lược tái định vị nhãn hiệu: Việc tái định vị giúp doanh nghiệp làm mới thương hiệu thông qua những thay đổi về sản phẩm, hình ảnh,....
Ý nghĩa của những ký hiệu liên quan đến Trademark
Mỗi Trademark với những ký hiệu viết tắt khác nhau mang ý nghĩa khác riêng biệt
Phía sau mỗi Trademark thường được đính kèm những ký hiệu viết tắt thể hiện đặc tính của nhãn hiệu đó:
Ý nghĩa của ký hiệu TM hay Trademark
Trademark được hiểu là Nhãn hiệu trong tiếng Việt, ký hiệu này được sử dụng với vai trò phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với các đối thủ khác trên thị trường.
Tuy nhiên, biểu tượng này không có nghĩa là nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền. Nó chỉ cho thấy rằng doanh nghiệp đang khẳng định quyền sáng lập và sử dụng nhãn hiệu, nhắc nhở các bên thứ 3 không xâm phạm hay sử dụng nhãn hiệu đó.
Do nhãn hiệu chưa được đăng ký độc quyền, doanh nghiệp sẽ không có đủ căn cứ pháp lý trong trường hợp bị các đối tượng đánh cắp hay sao chép thương hiệu. Thậm chí các tổ chức, cá nhân khác vẫn có quyền đăng ký bản quyền cho nhãn hiệu đó.
Ý nghĩa của ký hiệu SM - Service Mark
Ký hiệu này được sử dụng chuyên biệt cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.
Ý nghĩa của ký hiệu R - Registered
Registered có nghĩa là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ bản quyền theo luật sở hữu trí tuệ.
Ý nghĩa của ký hiệu C - Copyrighted
Copyrighted cũng có nghĩa là bản quyền, nhưng ký hiệu này được sử dụng để thể hiện một đối tượng nào đó đã được đăng ký bản quyền. Và chỉ có người sở hữu mới có thể sử dụng đối tượng này.
Brand và Trademark khác biệt như thế nào?
Trademark là gì? Sự khác biệt giữa nhãn hiệu so với thương hiệu, brand và trademark khác nhau như thế nào?
Có không ít sự nhầm lẫn giữa Brand - Thương hiệu và Trademark - Nhãn hiệu. Hai khái niệm này có mối quan hệ mật thiết, tuy nhiên chúng mang những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Brand được hiểu là hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, là những điều mà khách hàng của bạn có thể quan sát, cảm nhận và suy nghĩ về doanh nghiệp.
Trong khi đó, Trademark bao gồm những yếu tố như: Slogan, logo, tên thương hiệu,... giúp định hình và bảo vệ doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy Nhãn hiệu là một bộ phận không thể tách rời của thương hiệu, giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu trước những hoạt động cạnh tranh thiếu lành mạnh trên thị trường.
KẾT LUẬN
Trademark được ví như lá chắn bảo vệ doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Hi vọng rằng, với những kiến thức trên, PharMarketing đã mang đến cho bạn cái nhìn chính xác nhất về Trademark. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Thương hiệu (Brand) là gì? 4 lý do mọi doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng thương hiệu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn