backtop

Thương hiệu (Brand) là gì? 4 lý do mọi doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng thương hiệu

Giữa vô vàn đối thủ cạnh tranh trên thị trường, giá trị thương hiệu trở thành điểm khác biệt mấu chốt giúp doanh nghiệp của bạn có được vị thế trong mắt người tiêu dùng. Vậy bạn đã hiểu gì về thương hiệu, cùng tìm hiểu ngay với PharMarketing để có câu trả lời chính xác nhé!

Thương hiệu (Brand) là gì?

Thương hiệu là tập hợp bao gồm tên, logo, slogan, giá trị của thương hiệu hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác giúp khách hàng phân biệt giữa sản phẩm/dịch vụ với các đối thủ cạnh tranh khác. Sau một thời gian, thương hiệu sẽ song hành cùng hình ảnh của sản phẩm/dịch vụ hoặc đôi khi sẽ gắn liền với chất lượng, uy tín và sự hài lòng nhất định đối với khách hàng.

Thương hiệu là gì

Thương hiệu tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Khách hàng sẽ đánh giá sự khác biệt của các sản phẩm qua nhận biết thương hiệu. Vậy bạn nghĩ những yếu tố nào hình thành nên một thương hiệu?  

4 Yếu tố hình thành nên một thương hiệu

Các yếu tố cấu thành nên thương hiệu được chia thành 2 phần gồm các yếu tố hữu hình và những giá trị cảm nhận vô hình không nhìn thấy bằng mắt thường:

Tên thương hiệu

Tên thương hiệu là thành phần đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc khi đến với doanh nghiệp Tên thương hiệu đóng vai trò trọng tâm trong việc xây dựng thương hiệu, tạo nên điểm khác biệt rõ rệt nhất với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.  Tên thương hiệu ấn tượng sẽ giúp khách hàng nhớ và tìm mua sản phẩm nếu họ tò mò. Bên cạnh đó, tên thương hiệu còn là công cụ pháp lý giúp bảo vệ doanh nghiệp trước những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh như: Sao chép, bắt chước, tấn công thương hiệu,...

Logo

Cũng giống như tên thương hiệu, logo được khách hàng chú ý song song với tên thương hiệu. Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 phần này là logo sử dụng hình ảnh thay vì dạng chữ như tên thương hiệu. Hình ảnh xuất hiện trong logo chứa đựng ý nghĩa cụ thể, gửi tới khách hàng những thông điệp truyền cảm hứng từ doanh nghiệp. 

Slogan (Câu khẩu hiệu)

Là một câu nói hoăc cụm từ chứa đựng những thông điệp, sứ mệnh cốt lõi của thương hiệu. Slogan là công cụ có sự tác động mạnh mẽ để cảm nhận của người tiêu dùng, giúp tạo dựng niềm tin và tăng độ nhận diện của họ đối với thương hiệu. Một ví dụ đơn giản như khi nghe thấy câu khẩu hiệu này: “Say it your way - Hãy nói theo cách của bạn” Chắc hẳn bạn đã hình dung ra thương hiệu nào rồi phải không?

Giá trị của thương hiệu

Là những giá trị vô hình mà khách hàng không nhìn thấy được bằng mắt thường, bao gồm những điểm nổi bật và tích cực giúp họ liên tưởng đến khi nhìn thấy tên thương hiệu, logo của doanh nghiệp. Yếu tố này còn được gọi là “sự liên tưởng thương hiệu”.

các yếu tố cấu thành thương hiệu

Một số yếu tố thương hiệu hữu hình của các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay

Ngoài ra, giá trị thương hiệu còn bao gồm nhiều yếu tố khác như thành tích doanh nghiệp đạt được hay sự uy tín đã và đang gây dựng...

Xây dựng thương hiệu cần làm những gì?

Thiết lập các nguyên tắc thương hiệu nghiêm ngặt

Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu là thiết lập các nguyên tắc thương hiệu nghiêm ngặt. Các nguyên tắc này phải bao gồm các thông số như "giọng nói" được sử dụng trong tin nhắn, biểu trưng, ​​bảng màu, phông chữ, phong cách chụp ảnh, v.v. 

Để thiết lập giá trị thương hiệu tốt hơn, điều quan trọng là phải hoàn thành hai mục tiêu cụ thể sau. Đầu tiên, đầu tư vào việc xây dựng phong cách để khác biệt so với đối thủ. Một số công việc như chọn phông chữ, màu sắc độc đáo hay đầu tư vào các bộ lọc hình ảnh đặc biệt ít trùng lặp sẽ tạo những nét riêng biệt. 

Tiếp theo bạn nên đồng bộ nguyên tắc này trên toàn bộ các kênh tiếp thị như: mạng xã hội, trang web, báo mạng hay bất cứ kênh nào khác của doanh nghiệp.

Tìm lợi thế cạnh tranh 

Tìm ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh là vô cùng quan trọng. Ví dụ: Nếu bạn đang ở trong một thị trường ngách nơi những đối thủ cạnh tranh khác mất ít nhất vài ngày để giao hàng, bạn có thể đầu tư vào dịch vụ giao hàng qua đêm. Ngoài ra, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh lớn của bạn tính phí vận chuyển, bạn có thể chọn cung cấp giao hàng miễn phí. Đấy là cách khiến bạn nổi bật khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh đã đi trước. Các lợi thế cạnh tranh khác biệt có thể được cài gắm vào trong các yếu tố thuộc bộ nhận diện thương hiệu và các hoạt động truyền thông. Điển hình như TH True Milk với slogan “Thật sự thiên nhiên” giúp nhấn mạnh lợi thế cạnh tranh của thương hiệu chính là nguồn sữa tươi tự nhiên, nguyên chất. Hay Apple cùng với thông điệp “Think Different” chinh phục thị trường bằng những dòng sản phẩm độc đáo, liên tục đổi mới hiện nay.

Thử nghiệm sử dụng KOLs để xây dựng thương hiệu

KOLs (những người có tầm ảnh hưởng) là một trong những cách để lan tỏa thông điệp và tác động đến niềm tin của người tiêu dùng. Các KOLs thường sở hữu một lượng lớn người theo dõi trên các trang mạng xã hội và nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Vì vậy, khi họ đưa ra các nhận xét, chia sẻ hình ảnh quảng bá cho thương hiệu một bộ phận đông đảo người theo dõi đó sẽ tiếp cận được các thông tin này.

sử dụng KOL xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu qua KOLs bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian qua 

Lý do bạn nên sử dụng KOLs để xây dựng thương hiệu bởi những người mua tiềm năng có xu hướng tin vào những lời giới thiệu của các KOLs. Điều này làm cho việc thiết lập sự hiện diện của thương hiệu trở nên nhanh hơn nhiều so với việc tăng lượng người theo dõi một cách tự nhiên.

Bạn dễ dàng nhận thấy một ví dụ là các Idol hàn quốc thường nhận làm đại sứ thương hiệu cho các nhãn thời trang, bởi một phần fan hâm mộ của họ sẽ là những người sẵn sàng săn đón các sản phẩm thời trang mới lạ theo thần tượng. 

Tại sao doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng thương hiệu cho mình?

Vì sao dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ hiện nay đều tập trung vào đầu tư xây dựng thương hiệu? Brand thực sự mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Xây dựng tập khách hàng trung thành cho doanh nghiệp

Việc tạo dựng niềm tin về thương hiệu làm cho khách hàng sẽ yên tâm sử dụng sản phẩm, gắn kết và trở thành người tiêu dùng trung thành, tiếp tục mua các sản phẩm của thương hiệu. Nhờ đó, bạn có thể duy trì được một lượng khách hàng ổn định, đảm bảo lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp.

Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ ngành

Cạnh tranh giữa các đối thủ là một cuộc chiến không hề dễ thở, trừ khi bạn xây dựng được chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu của mình. Thực tế hầu hết các nhà đầu tư sẽ không rót vốn cho một thương hiệu nhạt nhòa, không nhìn thấy hướng phát triển và người tiêu dùng cũng ít lựa chọn các sản phẩm kém nổi bật trên thị trường. 

Định hình phong cách doanh nghiệp

Phong cách sẽ được khách hàng đánh giá thông qua bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Nếu bạn sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu thu hút sự chú ý của người dùng, khách hàng sẽ dễ nhớ tới bạn hơn. Việc xây dựng phong cách giúp gia tăng sức mạnh cạnh tranh và nâng cao tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Thương hiệu định hình phong cách doanh nghiệp

Bộ nhận diện thương hiệu mang đặc trưng cho phong cách của doanh nghiệp

Bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp

Hàng giả, hàng nhái luôn là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Việc xây dựng thương hiệu riêng sẽ giúp tránh khỏi việc bị đối thủ chơi xấu, hay giảm thiểu vấn đề làm giả sản phẩm. Ngoài ra khi đã có thương hiệu riêng, bạn có thể dễ dàng giải quyết  việc cạnh tranh không lành mạnh bằng các công cụ pháp lý.

Tại sao thương hiệu lại quan trọng trong Marketing?

Nói về lý do tại sao thương hiệu lại quan trọng trong Marketing không thể không kể đến chức năng chính như là một cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Một thương hiệu tốt sẽ được người dùng công nhận khi họ cảm nhận được sản phẩm thật sự chất lượng. Họ có thể ghi nhớ từ dịch vụ chăm sóc khách hàng hay chất lượng thực sự của sản phẩm. Tất nhiên, bạn cần phải nghiên cứu, xác định và xây dựng thương hiệu của mình. 

tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu

Thương hiệu trở thành cầu nối mật thiết giữa doanh nghiệp và khách hàng

Thành công về mặt thương hiệu của doanh nghiệp chưa thể tạo ra trực tiếp ngay sau khi khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Quá trình xây dựng thương hiệu cần có thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm sau khi sử dụng. Khi sản phẩm thật sự hiệu quả, khách hàng dần gắn kết thành người tiêu dùng trung thành.

Bằng cách xây dựng thương hiệu một cách chuyên nghiệp thông qua các câu chuyện, mối quan hệ, thông điệp tiếp thị và nội dung trực quan, bạn hoàn toàn có thể thiết lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng không chỉ dừng lại ở người mua người bán.

KẾT LUẬN

Thương hiệu là tài sản vô cùng quý giá, tồn tại và gắn bó song hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết này, PharMarketing đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về thương hiệu. Đừng do dự nữa, hãy tiến hành xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp bạn ngay hôm nay nhé!

 


 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn