backtop

Bảo vệ thương hiệu là gì? Tầm quan trọng của bảo vệ thương hiệu hiện nay

Trên thị trường hiện nay, tình trạng làm hàng giả, hàng nhái thương hiệu diễn ra ngày càng phức tạp. Bảo vệ thương hiệu là việc mà các chủ sở hữu doanh nghiệp cần làm để bảo vệ sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình tránh làm giảm uy tín sản phẩm/ dịch vụ đặc biệt thương hiệu của mình. Tuy nhiên hiện nay, nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp còn chưa biết đến việc bảo vệ thương hiệu cũng như tầm quan trọng của việc làm này. Vậy bảo vệ thương hiệu là gì? và doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ thương hiệu. Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Bảo vệ thương hiệu là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WPIO), thương hiệu là một dấu hiệu hữu hình hoặc vô hình đặc biệt, có mục đích nhận biết sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đã sản xuất. Hiện nay, thương hiệu sẽ bao gồm nhãn hiệu, logo và tên công ty. Vì vậy, khi doanh nghiệp thực hiện bảo vệ thương hiệu cần phải có nhãn hiệu, logo và tên công ty. 

Bảo vệ thương hiệu là thủ tục được thực hiện nhằm xác lập quyền đối với thương hiệu và bảo vệ thương hiệu khỏi sự xâm phạm hoặc ngăn ngừa hành vi xâm phạm từ bên thứ ba. Tại Việt Nam, các thủ tục đăng ký bảo vệ thương hiệu hiện nay được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. 

Bảo vệ thương hiệu là gì?

Bảo vệ thương hiệu là thủ tục được thực hiện nhằm xác lập quyền đối với thương hiệu

Tầm quan trọng của bảo vệ thương hiệu

Như đã đề cập ở trên, việc bảo vệ thương hiệu là việc mà các doanh nghiệp cần làm hiện nay để bảo vệ sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình với đối thủ cạnh tranh. Ngoài lý do trên, khi chủ sở hữu doanh nghiệp thực hiện bảo vệ thương hiệu của mình sẽ nhận được những lợi ích như: 

  • Thương hiệu của bạn sẽ được pháp luật bảo vệ: Sau khi hoàn tất các thủ tục bảo vệ thương hiệu, nếu có bên đối thủ cạnh tranh nào xâm phạm đến lợi ích thương hiệu của doanh nghiệp bạn. Bạn có quyền khởi kiện về hành vi xâm phạm để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp của mình.
  • Nâng tầm giá trị thương hiệu: Việc đăng ký bảo vệ thương hiệu giúp bạn quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến rộng rãi hơn mà không cần lo lắng việc trùng lặp thương hiệu và bị kiện. Và khi được khách hàng biết đến nhiều hơn chắc chắn thương hiệu của bạn sẽ được nâng tầm giá trị.
  • Giúp bảo vệ quyền lợi khách hàng: Tình trạng hàng giả, hàng nhái thương hiệu hiện nay đang ngày phức tạp. Việc đăng ký bảo vệ thương hiệu không chỉ là cách giúp doanh nghiệp bảo vệ chính mình mà còn giúp bảo vệ khách hàng khỏi những sản phẩm kém chất lượng. 

Tầm quan trọng của bảo vệ thương hiệu

Bảo vệ thương hiệu là bảo vệ quyền lợi khách hàng

Doanh nghiệp nên làm gì để bảo vệ thương hiệu?

Thương hiệu tài sản lớn nhất và là tài sản vô giá trị của doanh nghiệp. Trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, thương hiệu giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế cạnh tranh, nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang còn yếu kém trong việc xây dựng và đặc biệt là bảo vệ thương hiệu của mình. Doanh nghiệp cũng như chủ sở hữu thương hiệu cần có những kiến thức cụ thể, chính xác để bảo vệ thương hiệu của mình bằng những việc cần làm dưới đây:

Đăng ký bảo vệ thương hiệu

Với quyền sở hữu công nghiệp gồm có: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hay thiết kế bố trí mạch tích hợp sẽ được xác lập bảo vệ thương hiệu bằng việc cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu. Vì vậy, khi doanh nghiệp muốn bảo vệ thương hiệu cần phải đăng ký bảo hộ với các đối tượng trên để đảm bảo quyền lợi. 

Doanh nghiệp bạn đã đăng ký bảo vệ thương hiệu thì thương nhân sẽ được pháp luật bảo vệ, cũng như giúp khách hàng tránh nhầm lẫn giữa thương hiệu bạn với thương hiệu của đối thủ. Ngoài ra, khi đăng ký bảo vệ thương hiệu, doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm khi triển khai thực hiện các hoạt động quảng cáo sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Đăng ký bảo vệ thương hiệu còn giúp doanh nghiệp độc quyền sở hữu thương hiệu tại vùng lãnh thổ quốc gia đã đăng ký và nếu có tranh chấp xảy ra doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng. 

Doanh nghiệp nên làm gì để bảo vệ thương hiệu?

Đăng ký bảo vệ thương hiệu là cách để doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu mình

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm của đối thủ

Khi đăng ký bảo vệ thương hiệu, bạn cần lưu ý các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm của đối thủ có thể được áp dụng dưới đây:

  • Cảnh cáo vi phạm bằng cách phát hành công văn cảnh cáo vi phạm và đề nghị chấm dứt hành vi, khắc phục hậu quả đã tổn thất của doanh nghiệp bị xâm phạm.
  • Thương hiệu bị xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu của đối thủ bằng các biện pháp hành chính. Với phương án này, doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu cần thiết và nộp về các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xử lý.
  • Doanh nghiệp có quyền khởi kiện vụ án dân sự tới Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố giải quyết khi có dấu hiệu thương hiệu bị xâm phạm.
  • Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hình sự với các đối tượng thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý đang được bảo vệ tại Việt Nam với quy mô thương mại.

Ví dụ về bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam

Tất cả các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường cần phải bảo vệ thương hiệu của mình thật tốt để tránh việc xảy ra tranh chấp. Việc bảo vệ thương hiệu này không chỉ đem đến lợi ích, quyền lợi cho doanh nghiệp mà còn là vấn đề kinh tế và hình ảnh của đất nước. Dưới đây là một số ví dụ thể hiện sự cấp bách cũng như tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu đến từ các nhãn hiệu Việt Nam: 

  • Năm 2000, Công ty Cà phê Trung Nguyên bị công ty nước ngoài có tên Rice Field đăng ký bảo vệ thương hiệu cafe Trung Nguyên tại Mỹ. Sau khi phát hiện vụ việc, Trung Nguyên đã mất gần 2 năm cùng hàng trăm nghìn USD mới lấy lại tên thương của mình. Sau bài học đắt giá về bảo vệ thương hiệu này, Trung Nguyên đã thực hiện đăng ký bảo vệ thương hiệu của mình tại hơn 60 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.
  • Năm 2002, thương hiệu thuốc lá nổi tiếng Việt Nam Vinataba cũng bị một công ty nước ngoài của Indonesia thực hiện đăng ký bảo vệ thương hiệu tại nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và 9 nước Asean. Sau đó, công ty này cũng đã tốn rất nhiều thời gian và chi phí để lấy lại tên thương hiệu của mình.
  • Hay kể đến trường hợp công ty nước mắm Phú Quốc bị một công ty tại Mỹ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Mỹ cũng như tại các cộng đồng chung Châu Âu, Trung Quốc và Australia. 

Ví dụ về bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam

Thương hiệu Cà phê Trung Nguyên từng bị mất thương hiệu bởi một công ty nước ngoài

Đây là những bài học đắt giá từ các nhãn hiệu lớn của Việt Nam bị “cướp mất” trên thị trường nước ngoài. Có thể thấy việc bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam chưa được chú trọng. Doanh nghiệp cần phải thực hiện đăng ký bảo vệ thương hiệu của mình để bảo vệ quyền lợi chính mình cũng như quyền lợi của khách hàng. Để tránh những tranh chấp xảy ra khi kinh doanh. 

KẾT LUẬN

Trên đây là bài viết PharMarketing chia sẻ các thông tin về bảo vệ thương hiệu. Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về bảo vệ thương hiệu cũng như tầm quan trọng của bảo vệ thương hiệu đối với doanh nghiệp trong kinh doanh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn