backtop

SWOT là gì? Phân tích ma trận SWOT trong kinh doanh

SWOT được biết đến như một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp phân tích, hoạch định chiến lược markting hiệu quả. Vậy ma trận SWOT là gì? Và cách phân tích SWOT trong kinh doanh sao cho hiệu quả? Bài viết dưới đây PharMarketing sẽ cung cấp thông tin chi tiết đến bạn đọc. 

SWOT là gì?

Về căn bản, SWOT hay ma trận SWOT là cụm từ viết tắt của 4 từ Tiếng anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Mô hình SWOT là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tạo dựng chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả. Trong đó: 

SWOT là gì? Ứng dụng của Swot
SWOT giúp doanh nghiệp tạo dựng chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả
  • Điểm mạnh và điểm yếu được xem như hai yếu tố bên trong bao gồm đặc điểm của doanh nghiệp như: vị trí địa lý, quản trị thương hiệu,…Nó là những vấn đề mà doanh nghiệp có khả năng chủ động thay đổi.
    Cơ hội và thách thức là hai yếu tố bên ngoài có tác động đến doanh nghiệp như nguồn cung ứng, đối thủ cạnh tranh, sự biến đổi của thị trường,… hai yếu tố này không thuộc sự kiểm soát của doanh nghiệp.
  • Phân tích SWOT dựa trên việc đánh giá 4 yếu tố trên đã trở thành một trong những công cụ cơ bản nhất giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự thành công của các quyết định, chiến lược. 

SWOT được ứng dụng trong tình huống nào?

Phân tích SWOT là kỹ thuật giúp cá nhân hay doanh nghiệp xác định ưu, nhược điểm, cơ hội và thách thức, hỗ trợ quá trình lập kế hoạch cho dự án. Trên thực tế, ma trận SWOT được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, chúng ta cần phải xác định chính xác chiến lược SWOT cụ thể cũng như mục đích sử dụng chúng. Một số tình huống thường xuyên được ứng dụng mô hình SWOT như: 

  • Phát triển ưu điểm riêng của công ty.
  • Lên phương án khắc phục những nhược điểm, thường gặp.
  • Đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo.
  • Xây dựng kế hoạch làm việc, sản xuất và kinh doanh, giải quyết các vấn đề nội bộ của doanh nghiệp.
  • Giải quyết vấn đề cá nhân như nhân viên, tổ chức cơ cấu, nguồn tài chính. 

Hầu như bất cứ ai cũng có thể tham gia vào mô hình SWOT. Đây là công cụ để người quản lý có thể điều hành, duy trì hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Vì thế, SWOT được coi là công cụ giúp tăng sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong doanh nghiệp.

Ưu và nhược điểm của phương pháp SWOT

Phương pháp SWOT có một số ưu điểm như sau:

  • Miễn phí: Phân tích SWOT không phát sinh nhiều chi phí. Quá trình phân tích này hầu như bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể làm được, hoặc nếu cần thiết, họ sẽ tham khảo sự tư vấn, hỗ trợ từ các chuyên gia. Đây là một phương pháp hiệu quả để phân tích các dự án và đề xuất trong một công ty ở bất kỳ bộ phận hoặc ngành nào.
  • Mang lại những đánh giá quan trọng: Mục tiêu sau cùng phân tích SWOT là xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Kết quả mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn khi phân tích SWOT là được cung cấp những phân tích chính xác về cả các vấn đề bên trong lẫn môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
  • Ý tưởng mới: Cuối cùng, phân tích SWOT là có thể giúp doanh nghiệp tạo ra các ý tưởng mới nhắm tối ưu điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội kịp thời và đối đầu với thách thức.

Dù là một công cụ tuyệt vời, nhưng mô hình SWOT cũng có vài nhược điểm như:

  • SWOT chỉ là một mô hình để nắm bắt những ý chính về vấn đề cần giải quyết. Kỹ thuật phân tích SWOT có thể đơn giản, tuy nhiên cần tập trung nhiều nghiên cứu và suy luận để có được một bức tranh toàn cảnh.
  • SWOT không đưa ra những hành động cụ thể.
  • Thu thập và phân tích dữ liệu SWOT có thể là một quá trình chủ quan phản ánh sự thiên vị của cá nhân tiến hành phân tích. 

Các bước xây dựng mô hình SWOT

Thế mạnh (Strength)

Thế mạnh ở đây chính là lợi thế riêng của doanh nghiệp, bao gồm các điểm đặc biệt, nổi trội so với đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là một vài căn cứ giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh của mình.

Các bước xây dựng mô hình SWOT
Cách thực hiện phân tích Swot từ A tới Z
  • Nguồn lực, tài sản, con người
  • Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
  • Khả năng tài chính
  • Các biện pháp Marketin
  • Cải tiến kỹ thuật sản xuất
  • Giá cả, chất lượng sản phẩm
  • Chứng nhận, bằng khen
  • Quy trình, hệ thống kỹ thuật
  • Kế thừa, văn hóa, quản trị
  • Các mối quan hệ

Điểm yếu (Weakness)

Điểm yếu chính là điểm hạn chế đang tồn tại trong doanh nghiệp. Để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành nên có các biện pháp thay đổi những điểm yếu này, dưới đây có thể là một số điểm yếu mà nhiều doanh nghiệp gặp phải trong quá trình kinh doanh:

  • Những khía cạnh chuyên môn mà doanh nghiệp chưa làm tốt
  • Nguồn lực bị giới hạn hơn so với đối thủ
  • Sự yếu kém cần cải thiện trong hoạt động quản trị nội bộ
  • Điều khoản hợp đồng cũng như giấy phép vận hành chưa rõ ràng

Cơ hội (Opportunity)

Sự thành công của một doanh nghiệp, công ty không chỉ kể đến ưu điểm, khuyết điểm của họ mà còn đến từ những lần tận dụng tốt cơ hội mà thị trường mang lại. Doanh nghiệp nào tận dụng tốt các cơ hội dưới đây có thể đạt được nhiều thành tựu đột phá:

  • Xu hướng phát triển của thị trường, công nghệ
  • Sự lơ là hoặc là điểm yếu của đối thủ  
  • Xu hướng biến đổi toàn cầu
  • Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư
  • Thời tiết, khí hậu
  • Chính sách, luật pháp của nhà nước thuận lợi, phù hợp

Thách thức (Threat)

Thách thức ở đây là những yếu tố bên ngoài có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trên con đường đi đến thành công. Dưới đây là một số vấn đề doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt trong quá trình tồn tại và phát triển:

  • Đối thủ cạnh tranh mới nổi
  • Những thay đổi bất ngờ liên quan đến pháp lý
  • Không nắm bắt được xu hướng mới của sản phẩm và dịch vụ
  • Cạnh tranh không lành mạnh, bị đối thủ “chơi xấu“ bằng cách lan truyền thông tin tiêu cực, thiếu chính xác
  • Xảy ra sự cố, khủng hoảng khiến khách hàng quay lưng với doanh nghiệp

Phân tích và lập chiến lược SWOT

Thiết lập ma trận SWOT

Thiết lập ma trận SWOT chính là sự kết hợp giữa các yếu tố: 

Thiết lập ma trận SWOT
Thiết lập ma trận SWOT
  • Chiến lược S-O: Tận dụng điểm mạnh để phát triển các cơ hội sẵn có, những điểm mạnh đó sẽ giúp doanh nghiệp tiến xa hơn và vượt đối thủ cạnh tranh trong chiến lược ngắn hạn.
  • Chiến lược W-O: Khắc phục điểm yếu khai thác cơ hội. Việc này đòi hỏi nhiều nguồn lực để có thể tận dụng cơ hội nên khi khắc phục xong điểm yếu thì có thể cơ hội đã không còn. Chiến lược này phù hợp với các chiến lược trung hạn.
  • Chiến lược S-T: Hạn chế nguy cơ bằng điểm mạnh. Doanh nghiệp sử dụng điểm mạnh của mình để tránh được rủi ro gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Việc này tốn ít nguồn lực và tương ứng chiến lược ngắn hạn.
  • Chiến lược W-T: Khắc phục điểm yếu hạn chế nguy cơ. Khắc phục được điểm yếu cũng đã hạn chế được một phần nguy cơ, mặt khác dự đoán rủi ro xảy ra nhằm tránh sự tấn công trực tiếp vào điểm yếu. Đây có thể coi là chiến lược phòng thủ dài hạn của doanh nghiệp.    

Phát triển điểm mạnh

Điểm mạnh là những thứ mang lại ưu thế cạnh tranh trong ngành và lợi ích cho khách hàng, chính vì thế doanh nghiệp cần xác định điểm mạnh và phát huy tối đa những điểm mạnh đó. 

Chuyển hoá rủi ro

Trên thực tế, phát huy thế mạnh là chiến lược tôn chỉ với mọi doanh nghiệp. Nhưng tận dụng được cơ hội để đẩy mạnh ưu điểm và cắt giảm rủi ro lại không phải điều dễ dàng. Việc phân tích điểm yếu, tìm ra gốc rễ của vấn đề, xây nền móng vững mạnh sẽ giúp doanh nghiệp bạn có thể đứng vững trước những biến động lớn.         

Tận dụng cơ hội

Cơ hội đối với các doanh nghiệp có lẽ là như nhau, nói cách khác chúng ta bình đẳng trên thị trường. Nhận biết cơ hội, và tận dụng nó trước đối thủ cạnh tranh là chìa khóa để đi đến thành công.

Loại bỏ các mối đe dọa

Phân tích và loại bỏ các mối đe dọa trong mô hình SWOT có thể là thử thách khó khăn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt. Mối đe dọa chủ yếu là các yếu tố bên ngoài như tỷ lệ cạnh tranh cao, đối thủ lớn mạnh nhiều, chi phí nguyên vật liệu không ổn định,... nhưng cũng có một số rủi ro có thể mang tính cá nhân, chẳng hạn như sự cố đến từ đánh giá khách hàng. Chính vì thế, việc dự đoán, đối phó và theo dõi các mối đe dọa phải là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp.     

Nguồn gốc hình thành ma trận SWOT

Trải qua nhiều năm, phương pháp phân tích ma trận SWOT đã được sử dụng và phát triển rộng khắp. Có rất nhiều ý kiến cho rằng khái niệm này được xây dựng bởi cố vấn quản lý người Mỹ Albert Humphrey.

Khoảng 1960-1970, khi đang làm dự án nghiên cứu tại Đại học Stanford, Albert Humphrey đã xây dựng công cụ phân tích để đánh giá kế hoạch chiến lược. Đồng thời công cụ này còn cho thấy lý do thất bại của các doanh nghiệp. Ông đặt tên cho kỹ thuật phân tích dữ liệu này là SOFT – cụm từ viết tắt của 4 từ tiếng anh:

Nguồn gốc hình thành ma trận SWOT
Nguồn gốc hình thành ma trận SWOT
  • S = Satisfactory, điểm hài lòng ở thời điểm hiện tại.
  • O = Opportunities, cơ hội có thể khai thác trong tương lai.
  • F = Faults, sai lầm ở thời điểm hiện tại.
  • T = Threats, thách thức có thể gặp phải trong tương lai.

Sau khi mô hình này được giới thiệu tại Zurich Thuỵ Sĩ, Albert cùng các cộng sự của mình đã đổi F ( Fault) thành W (Weakness) và phương pháp SWOT ra đời từ đó.

Ví dụ phân tích ma trận SWOT

Ví dụ phân tích SWOT của Starbucks:

Ưu điểm

  • Năm 2004, Starbuck là tập đoàn sinh lời lên đến 600 triệu đô la
  • Là thương hiệu cà phê nổi tiếng toàn cầu
  • Lọt TOP 100 nơi đáng làm việc nhất
  • Nắm bắt thị hiếu và xu hướng của khách hàng

Điểm yếu

  • Nổi tiếng trong việc tạo ra nhiều sản phẩm mới độc đáo, tuy nhiên khả năng cải tiến của họ cũng có thể xảy ra thất bại
  • Chuỗi cửa hàng phân bổ khắp nước Mỹ nhưng cần đầu tư ở các quốc gia khác để phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh
  • Tập trung lợi thế bán lẻ cà phê nên ít lấn sang các lĩnh vực khác để tăng trưởng

Cơ hội

  • Có cơ hội mở rộng thị trường ra quốc tế như Ấn Độ và vành đai Thái Bình Dương
  • Có tiềm năng nhượng thương hiệu cho các nhà kinh doanh hàng hóa và dịch vụ

Thách thức

  • Có nhiều thức uống mới ra đời trong tương lai nên thị trường cà phê có thể bị thay thế
  • Giá thành nguyên liệu cà phê và sữa có thể tăng cao.
  • Thách thức từ nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành: Như sao chép ý tưởng hoặc giá thành sản phẩm hợp lý hơn.

KẾT LUẬN

Hy vọng với những thông tin cụ thể trên đây đã giúp bạn hình dung rõ hơn về công việc phân tích SWOT cũng như các cách phân tích SWOT trong kinh doanh một cách hiệu quả. PharMarketing chúc bạn gặt hái được nhiều thành công khi thực hiện phân tích SWOT và ứng dụng mô hình này vào lĩnh vực kinh doanh phát triển doanh nghiệp.

Có thể bạn muốn quan tâm thêm:

Mô hình AIDA là gì? Cách ứng dụng mô hình AIDA vào thực tế Marketing Online

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn