backtop

Sứ mệnh thương hiệu là gì? Các bước xây dựng sứ mệnh thương hiệu

Sứ mệnh thương hiệu (Brand mission) là những mục tiêu mà một doanh nghiệp mong muốn thực hiện và được coi là kim chỉ nam trong các chiến lược phát triển thương hiệu. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng niềm tin với khách hàng. Vậy sứ mệnh thương hiệu có vai trò gì và làm thế nào để xây dựng brand mission độc nhất? Hãy cùng PharMarketing tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Sứ mệnh thương hiệu là gì?

Sứ mệnh thương hiệu là mô tả ngắn gọn về lý do cho sự hiện diện của một doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp và điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 

sứ mệnh thương hiệu
Sứ mệnh thương hiệu thể hiện những giá trị khác biệt của một doanh nghiệp 

Ngoài ra, sứ mệnh thương hiệu còn mô tả những hành động mà doanh nghiệp cần thực hiện để đạt được tầm nhìn - những mục đích doanh nghiệp mong muốn sẽ đạt được trong tương lai. Sứ mệnh thương hiệu có thể thay đổi dựa trên sự phát triển và định hướng hoạt động của doanh nghiệp.

Ví dụ: Sứ mệnh thương hiệu của Vinamilk là: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”.

Vai trò của sứ mệnh thương hiệu đối với doanh nghiệp

Sứ mệnh thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp bởi những vai trò sau đây:

Xây dựng định hướng hoạt động kinh doanh, truyền thông


Sứ mệnh thương hiệu giúp doanh nghiệp định hướng và dẫn dắt các hoạt động truyền thông, kinh doanh đảm bảo tính nhất quán để tạo sự tin tưởng với khách hàng.

Sứ mệnh thương hiệu
Sứ mệnh thương hiệu định hướng các chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Nếu không có sứ mệnh thương hiệu, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng và kiểm soát chiến lược nội dung dài hạn. Điều này sẽ dễ dẫn đến tình trạng nội dung không liền mạch và không khiến khách hàng cảm thấy tin tưởng vào thương hiệu.

Tạo động lực cho nhân viên

Sứ mệnh thương hiệu không chỉ dành cho khách hàng, đối tác mà còn được sử dụng cho cả nhân sự nội bộ trong doanh nghiệp. Bởi vì, với sứ mệnh rõ ràng, mỗi nhân viên có thể hiểu rõ vai trò của mình để nỗ lực phấn đấu vì lợi ích chung của doanh nghiệp. 

Ngoài ra, sứ mệnh thương hiệu còn góp phần hình thành văn hóa doanh nghiệp, thu hút những nhân viên phù hợp và tạo động lực để mọi người gắn bó lâu dài.

Kết nối với khách hàng

Hiện nay, người tiêu dùng không quá đặt nặng vấn đề về giá cả mà lựa chọn những thương hiệu tạo cho họ sự tin tưởng và những giá trị mà doanh nghiệp đem lại. 

Vì vậy, để có thể thu hút khách hàng, hãy đẩy mạnh truyền thông sứ mệnh thương hiệu một cách rõ ràng, tạo cho khách hàng kết nối cảm xúc để họ cảm nhận được sự chân thành của doanh nghiệp bạn và dễ dàng ghi nhớ thương hiệu.

Đo lường hiệu quả chiến lược phát triển thương hiệu 

Một chiến lược thương hiệu có thành công hay không phụ thuộc khá nhiều vào hiệu quả của sứ mệnh thương hiệu. Một sứ mệnh hiệu quả sẽ có khả năng trở thành động lực hoặc phong cách sống cho khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, mọi hoạt động của doanh nghiệp cần phải thể hiện được sứ mệnh đang hướng tới.

Với một sứ mệnh rõ ràng, doanh nghiệp có thể thể hiện sự cam kết và đảm bảo sự ổn định cho mọi hoạt động phát triển trong tương lai. 

Nguyên tắc khi xây dựng sứ mệnh thương hiệu

Để có thể xây dựng sứ mệnh thương hiệu độc nhất và khiến khách hàng dễ ghi nhớ, bạn cần hiểu rõ các nguyên tắc dưới đây:

Nghiên cứu các thương hiệu cùng ngành

Để tránh trùng lặp với sứ mệnh của các thương hiệu khác, bạn cần nghiên cứu hoặc khảo sát các vấn đề:

  • Các doanh nghiệp đó mong muốn thể hiện điều gì?
  • Những giá trị mà họ đang truyền đạt đến khách hàng mục tiêu? 
  • Sứ mệnh mà họ sử dụng có hiệu quả hay không?

Sau khi nghiên cứu bạn sẽ có một cái nhìn khá toàn diện về sứ mệnh của các thương hiệu cùng ngành. Từ đó, bạn hãy lập danh sách các từ ngữ mà họ đã sử dụng để tránh cách diễn đạt giống nhau.

Đơn giản hóa sứ mệnh thương hiệu

Đơn giản, dễ hiểu sẽ giúp cho khách hàng dễ ghi nhớ sứ mệnh thương hiệu của bạn. Ví dụ như sứ mệnh của Coca Cola - Refresh the world. Make a difference (Đổi mới thế giới và tạo nên sự khác biệt). 

sứ mệnh thương hiệu
Sứ mệnh thương hiệu của Coca Cola ấn tượng và dễ ghi nhớ

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng brand mission cần đảm bảo tính trung thực, bạn hãy đưa ra những cam kết mà doanh nghiệp của mình có thể thực hiện được. Bởi vì, nếu bạn thực hiện tốt những sứ mệnh của mình khách hàng sẽ tin tưởng và có thể trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu. 

Thử nghiệm nội bộ trước

Sau khi đã xây dựng brand mission, bạn cần thử nghiệm để biết được sứ mệnh đó có hiệu quả hay không, bằng cách để chính những nhân viên trong doanh nghiệp xác nhận:

  • Họ có suy nghĩ gì về sứ mệnh thương hiệu? 
  • Sứ mệnh có dễ ghi nhớ, uy tín và tác động đến nhận thức của họ không? 
  • Sứ mệnh có phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp hay không?
  • Họ có muốn đóng góp hay chỉnh sửa gì không?


Bạn hãy đảm bảo tất cả nhân sự trong doanh nghiệp của mình hài lòng và sẵn sàng lan tỏa sứ mệnh thương hiệu trước truyền thông ra ngoài.

Cách xây dựng sứ mệnh thương hiệu

Một sứ mệnh thành công không chỉ giải thích mục đích thương hiệu mà còn thúc đẩy sự kết nối với khách hàng. Tuy nhiên, xây dựng brand mission thì không đơn giản chút nào. 3 bước dưới đây có thể giúp bạn tìm ra sứ mệnh thương hiệu đem lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp của mình:

Bước 1: Nghiên cứu

Bước đầu tiên cần thực hiện khi xây dựng brand mission đó là nghiên cứu: khách hàng, doanh nghiệp, thị trường, đối thủ… để tìm ra:

  • Nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai, họ có đặc điểm gì?
  • Những giá trị nào mà doanh nghiệp mong muốn đạt được?
  • Điều gì khiến doanh nghiệp của bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh?
  • Sứ mệnh thương hiệu của đối thủ cạnh tranh là gì?

Xem thêm: 7 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Từ Zero Đến Hero


Bước 2: Phác thảo ý tưởng

Từ những dữ liệu đã thu thập được ở bước 1, bạn đã có thể phác thảo những ý tưởng cho brand mission dựa trên 3 yếu tố: mục đích, giá trị cốt lõi và điểm khác biệt của thương hiệu. Tại bước này, hãy cứ sáng tạo càng nhiều ý tưởng càng tốt, lựa chọn những từ ngữ dễ hiểu nhưng cũng cần mạnh mẽ để có thể tạo ấn tượng với khách hàng. 

sứ mệnh thương hiệu
Phác thảo nhiều ý tưởng là một cách để tìm ra sứ mệnh thương hiệu

Ngoài ra, bạn cũng có thể thảo luận với các bộ phận khác như R&D, Sales… để tham khảo thêm ý kiến của mọi người, góp phần củng cố tính khả thi và hiệu quả của sứ mệnh thương hiệu.

Bước 3: Đúc kết thành một sứ mệnh ngắn gọn

Sứ mệnh thương hiệu có thể là một câu hoặc một đoạn văn nhưng cần ngắn gọn và không rườm rà. Nó phải thể hiện rõ mục tiêu chung mà doanh nghiệp đang hướng đến cũng như giá trị mang đến cho cộng đồng. 

Mặc dù sứ mệnh có thể thay đổi nhưng bạn cần tập trung vào những giá trị lâu dài. Điều này sẽ góp phần tăng sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn và khiến bạn trở nên uy tín hơn trong mắt khách hàng. 

Kết luận

Có thể thấy, sứ mệnh thương hiệu giúp doanh nghiệp định hướng các chiến lược phát triển của mình một cách rõ ràng để từ đó đạt được những kết quả tốt. PharMarketing mong rằng, qua bài viết này bạn đã biết cách xây dựng sứ mệnh có sức ảnh hưởng nhất định đến khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn.

Xem thêm: Thương hiệu (Brand) là gì? 4 lý do mọi doanh nghiệp nên đầu tư xây dựng thương hiệu

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn