backtop

SEM là gì? Tại sao phải triển khai hoạt động SEM trong doanh nghiệp?

Là một trong những giải pháp tiếp thị hàng đầu hiện nay, SEM giúp doanh nghiệp khai thác tối ưu hiệu quả của các công cụ tìm kiếm và thúc đẩy mạnh mẽ lượng truy cập Website. Vậy SEM là gì? Triển khai SEM như thế nào để đạt được hiệu quả cao? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

SEM là gì? Hiểu đúng về SEM

SEM hay Search Engine Marketing là hình thức tiếp thị trên công cụ tìm kiếm. Nói một cách dễ hiểu hơn, SEM là quá trình thu hút các lượt truy cập miễn phí và có xếp hạng vị trí cao trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm bằng cách trả tiền cho các quảng cáo của bạn. Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong Marketing, với vai trò giúp website gia tăng lượng truy cập nhờ vào các hoạt động trên công cụ tìm kiếm.

SEM là một trong những công cụ tiếp thị mạnh mẽ nhất hiện nay

SEM là một trong những công cụ tiếp thị mạnh mẽ nhất hiện nay

SEM được biết đến là tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích gia tăng thứ hạng cho website doanh nghiệp. SEM bao gồm SEO (Search Engine Optimization) - tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm và PSA – Paid Search Optimization - Quảng cáo tìm kiếm trả phí. Hiểu cách khác SEO là một phần trong chiến dịch SEM. 

SEM bao gồm những hoạt động chính nào?

Trong thiết kế và phát triển website, có thể bạn đã không quá xa lạ với 2 thuật ngữ SEO và PSA. Đây chính là hai công cụ vô cùng quan trọng trong hoạt động SEM:

Các yếu tố quan trọng trong SEM

Các yếu tố quan trọng trong SEM

Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO)

SEO - hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là cách được nhiều doanh nghiệp sử dụng để gia tăng thứ hạng từ khoá. Hoạt động SEO được xem là một phần vô cùng quan trọng trong chiến dịch SEM tổng thể. Hiện nay các công ty thường áp dụng 2 hình thức SEO phổ biến là:

SEO Content - Xu hướng được ưa chuộng bởi Google
Content Marketing được xem là yếu tố chủ chốt trong hoạt động SEO của doanh nghiệp. Hiện nay để thực hiện chiến dịch SEO website thành công, không chỉ đơn thuần ở việc tối ưu hoá giao diện website, xây dựng bộ từ khoá, đi backlink… mà hoạt động này cần được xây dựng theo một kế hoạch tổng thể, xuyên suốt trong toàn quá trình thực thi của doanh nghiệp.

Để đánh giá website, hiện nay Google rất chú trọng tới yếu tố chất lượng nội dung. Những giá trị này cần phải thực sự có ích với người dùng,y giúp khách hàng ở lại website và đọc tiếp nội dung. Vậy nên, ngoài việc gây ấn tượng với Google, content được xây dựng nên truyền tải cần cô đọng, súc tích và giàu giá trị.

Một tips nhỏ giúp gia tăng thứ hạng website đáng kể là tập trung lên kế hoạch SEO các từ khóa trong list bài nội dung hữu ích. Những key phụ này sẽ bổ trợ sức mạnh để “ON TOP” bài chứa từ khoá chính mà bạn đang muốn đẩy thứ hạng.

SEO tổng thể - Bí quyết giúp hàng nghìn từ khoá ON TOP
Bên cạnh SEO Content, SEO tổng thể cũng là một điểm đáng lưu ý. Bằng cách triển khai SEO với một lượng từ khóa lớn lên đến hàng trăm hay hàng ngàn từ, chất lượng website của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Kế hoạch SEO tổng thể được thực hiện bằng cách triển khai SEO một lượng lớn từ khoá, có thể từ hàng trăm đến hàng ngàn từ khoá tuỳ nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp. Khi có sự đồng bộ thực hiện kế hoạch SEO, website của bạn có thể nhận được đánh giá cao của Google và gia tăng thứ hạng đáng kể.

Quảng cáo có trả tiền (PSA)

Quảng cáo có trả tiền (PSA) là hình thức doanh nghiệp tự trả phí để lựa chọn vị trí xuất hiện quảng cáo nhằm thu hút lượng truy cập trên các trang công cụ tìm kiếm (SERPS).

Ví dụ: Khi tìm kiếm một từ khoá về sản phẩm giảm rụng tóc, kết quả được trả ra trên các công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị những đường link trả phí, xuất hiện ký hiệu “Quảng cáo”. 

Nếu doanh nghiệp muốn thu hút số lượng lớn người dùng và tăng lượt truy cập một cách nhanh hơn thì một lựa chọn không tồi là sử dụng PSA. Hình thức này sẽ giúp nội dung luôn xuất hiện ở những trang đầu. Khi khách hàng tìm kiếm từ khóa, bạn sẽ dễ tiếp cận tới họ hơn.

Trong hình thức quảng cáo trả phí này, Pay Per Click được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và được áp dụng rộng rãi trên hầu hết các công cụ tìm kiếm như google, youtube…. Doanh nghiệp sẽ trả phí cho những quảng cáo được người dùng nhấp vào. 

Tại sao phải triển khai hoạt động SEM?

vai trò của SEM

SEM đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược Digital Marketing

Tăng độ nhận diện thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm: 

Hoạt động SEM từ lâu đã được xem là một phần của chiến lược marketing online. SEM giúp doanh nghiệp tăng phạm vi tiếp cận với khách hàng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng nghiên cứu và mua sắm online tăng cao.

Theo nghiên cứu chỉ ra, có tới 68% khách hàng tìm đến website của doanh nghiệp khi qua link kết quả xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm. Tại đây, các doanh nghiệp trả phí để xuất hiện quảng cáo của mình nhằm mục đích cải thiện thứ hạng website trong kết quả tìm kiếm.

Tạo ra nguồn doanh thu một cách nhanh chóng

Chiến lược SEM áp dụng cùng Google Ads sẽ bổ trợ cho chuỗi hoạt động kích cầu doanh số, thu hút khách hàng truy cập website và thúc đẩy quá trình mua hàng online. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý tới các chỉ số lợi tức đầu tư (ROI) mà SEM mang lại khi sử dụng Adwords để đảm bảo hiệu quả SEM tối ưu nhất.

Gây dựng tên tuổi doanh nghiệp

Theo các chuyên gia nghiên cứu, để chuyển khoá 1 khách hàng tiềm năng thành người mua hàng, doanh nghiệp cần có ít nhất 7-13 điểm chạm với họ. Tại những điểm chạm này, khách hàng sẽ nhận biết, ghi nhớ, sử dụng và yêu thích sản phẩm của bạn từ khi nào không hay. Nếu chuỗi bài viết của bạn liên tục xuất hiện trên top đầu của các công cụ tìm kiếm, khách hàng sẽ dần nhớ tới bạn như một thương hiệu quen thuộc. Đây là chiến lược được sử dụng rộng rãi nhằm gây dựng tên tuổi doanh nghiệp trước đối tượng khách hàng mới. 

SEM trong chiến lược Marketing Online hiện nay:

Hầu hết các doanh nghiệp phát triển chiến lược Marketing Online thông qua hai phương tiện SEO và PSA. Kết hợp hai hình thức này sẽ giúp chiến dịch của bạn đi đúng hướng và đạt được thành công như mong đợi.

SEM là một trong những hoạt động Marketing Online chủ chốt

SEM là một trong những hoạt động Marketing Online chủ chốt

SEO và PSA trong chiến lược Marketing Online ngắn hạn
Trong ngắn hạn, hoạt động PSA sẽ nhanh chóng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, khi thông điệp ngay lập tức được hiển thị nhờ những quảng cáo trả phí mà doanh nghiệp sử dụng. 

Tuy nhiên,bạn cũng không nên bỏ qua SEO trong giai đoạn này. 

Triển khai SEO website sẽ giúp bạn có một trang đích được đánh giá cao bởi Google và tác động lớn giúp tăng điểm chất lượng quảng cáo. Khi kết hợp đồng thời cả SEO và PSA, các chiến dịch quảng cáo giúp doanh nghiệp duy trì khách hàng, giữ chân họ và thúc đẩy doanh thu trong quá trình dài hạn sắp tới.

SEO và PSA trong chiến lược Marketing Online dài hạn
Trong dài hạn, những chiến lược quảng cáo “mì ăn liền” khó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bởi khi hết ngân sách, những quảng cáo hiển thị này sẽ dừng hiển thị ngay lập tức. Trong chiến lược dài hạn, bạn nên tập trung vào SEO và tận dụng những quảng cáo trả phí để bổ trợ cho quá trình này. Cách này sẽ giúp website của bạn vẫn được ontop mà không mất quá nhiều chi phí như giai đoạn ngắn hạn. Đồng thời duy trì một lượng khách hàng nhất định nhờ những giá trị nội dung doanh nghiệp mang lại.

SEO và SEM khác nhau như thế nào?

sự khác nhau giữa SEO và SEM

SEO là một bộ phận không thể thiếu trong SEM

Khác biệt cơ bản nhất bạn có thể dễ dàng nhận thấy là SEO là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong chiến dịch SEM. Nói cách khác, khi thực hiện SEM là doanh nghiệp đang thực hiện đồng thời 2 hoạt động SEO và PSA. Vì vậy, để có một chiến lược SEM hiệu quả, doanh nghiệp cần phối hợp thực hiện SEO cùng các công cụ khác như PSA.


KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ thông tin về SEM là gì? Hy vọng những kiến thức PharMarketing mang đến sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kinh doanh. Chúc bạn thành công!

 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn