backtop

Schema là gì? 5 lưu ý khi sử dụng Schema Cho Website

Theo công bố của Keywordtool.io, có tới 150.000 lượt tìm kiếm về Schema là gì? Vậy điều gì đã khiến thuật ngữ này có thể thu hút được nhiều người tìm kiếm đến vậy. Hãy theo dõi ngay bài viết sau đây của PharMarketing để hiểu rõ hơn về sức nóng của Schema nhé!

Schema là gì?

Schema hay Schema Markup là một đoạn Code HTML hoặc Code khai báo Javascript dùng được tìm thấy tại Schema.org, có vài trò để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (Structured Data)

Schema hay Schema Markup là một đoạn Code HTML hoặc Code khai báo Javascript
Schema hay Schema Markup là một đoạn Code HTML hoặc Code khai báo Javascript

Tác dụng của Schema đối với doanh nghiệp

Đôi khi trong quá trình người dùng tìm kiếm thông tin, Google search engine vẫn có thể hiểu sai ý người dùng và hiển thị những kết quả tìm kiếm không liên quan. Với sự có mặt của Schema, công cụ này sẽ hỗ trợ Search Engine hiểu chính xác nội dung mà website đề cập tới, từ đó hiển thị đúng với mong muốn tìm kiếm của người dùng.
Tăng lưu lượng truy cập của người dùng: Sử dụng Schema giúp gia tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) của khách hàng nhờ tối ưu tốc độ tải trang, người dùng không phải chờ đợi mà dễ dàng tìm kiếm thông tin. Ví dụ, khi người dùng muốn tham gia một sự kiện nào đó, Schema giúp hiển thị Website có thông tin liên quan đến địa điểm, ngày diễn ra sự kiện…, từ đó, làm tăng tỷ lệ truy cập Website. Hiện nay, có nhiều loại Schema tương ứng với các cách hiển thị Website khác nhau trong kết quả tìm kiếm.

Hướng dẫn kiểm tra dữ liệu cấu trúc Schema

Kiểm tra cấu trúc Schema tại Trang công cụ của Google

Kiểm tra cấu trúc Schema tại Trang công cụ của Google

Để kiểm tra xem website đã có Schema hay chưa và tình trạng hiện tại của dữ liệu cấu trúc cách đơn giản là sử dụng công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google theo các bước sau:

Bước1:  Tiến hành truy cập vào “Trang công cụ của   Google”https://developers.google.com/search/docs/advanced/structured-data.
Bước 2: Nhập link bạn muốn kiểm tra vào ô tìm kiếm “Tìm nạp URL” sau đó nhấp chọn “Chạy thử nghiệm” để kiểm tra.
Bước 3: Chờ kết quả phân tích hoàn tất và trả thông tin. Nếu kết quả hiển thị nhiều dữ liệu chứng tỏ site được cấu trúc tốt và công cụ tìm kiếm càng dễ hiểu được nội dung.
Nếu trong quá trình truy suất xuất hiện lỗi hay cảnh báo. Bạn cần click vào từng mục để tìm hướng giải quyết vấn đề ngay.

Một số loại Schema Markup phổ biến hiện nay

Có nhiều loại schema khác nhau thích hợp cho từng mục đích cụ thể. Các loại Schema được giới thiệu dưới đây có thể được áp dụng trên tất cả website khác nhau, bạn có thể nhúng trực tiếp vào mã HTML của website của mình.

Có nhiều loại schema với mục đích sử dụng đa dạng

Có nhiều loại schema với mục đích sử dụng đa dạng

Cấu trúc Schema tổ chức (Organization)

Schema tổ chức nhấn mạnh việc giới thiệu một công ty. Chúng bao gồm: logo chính thức, thông tin liên hệ, địa chỉ. Nó còn cho biết thêm chi tiết thông tin nếu mọi người muốn tìm hiểu về doanh nghiệp.

Cấu trúc Schema hiển thị sơ đồ website

Schema chia sẻ sơ đồ website cho phép hiển thị tính năng hộp tìm kiếm Sitelink đối với SERPs (hệ thống các công cụ tìm kiếm) cho phép truy vấn liên quan đến thương hiệu, giúp trang web của bạn có khả năng được tiếp cận từ tìm kiếm của người dùng. Tất nhiên trên website cũng phải hỗ trợ tính năng này mới bật được hộp tìm kiếm trong kết quả hiển thị.

Breadcrumbs Markup

Breadcrumbs Markup được biết tới là một dạng schema markup có vai trò làm nổi bật đường link dẫn tới trang hiện hành. Nó giúp người dùng có thể xem địa chỉ chính xác trong trang web của bạn là gì? Điều này giúp giảm thiểu rủi ro thoát trang đáng kể.

Cấu trúc Schema hiển thị sơ đồ điều hướng

Loại Schema áp dụng cấu trúc này sẽ giúp người dùng dễ dàng nắm được tổng quan về cấu trúc Website. Đồng thời khi website xuất hiện những Schema này, nó cũng tác động tích cực đến các liên kết tự nhiên gắn trên trang.

Cấu trúc Schema dành cho website thương mại điện tử

Nếu muốn xuất hiện thông tin sản phẩm trực tiếp trên các công cụ tìm kiếm, một mẹo nhỏ là hãy kết hợp schema sản phẩm và giá bao gồm thông tin về giá và trạng thái. Lưu ý rằng việc đánh dấu ưu đãi là bắt buộc để giá xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Những thuộc tính bắt buộc bao gồm:

  • Đối với Schema sản phẩm, bắt buộc có thuộc tính Tên.
  • Đối với Schema Giá, đảm bảo có thuộc tính Giá và đơn vị tiền tệ.

Hướng dẫn sử dụng Schema Trên Wordpress

Cách đơn giản nhất để thêm Schema vào Website là sử dụng Schema Plugin. Cụ thể các Plugin này có thể hỗ trợ cải thiện cho cả những Schema cũ.

Schema Plugin để sử dụng Schema trên Wordpress

Schema Plugin để sử dụng Schema trên Wordpress

Dưới đây là 5 bước giúp bạn cài đặt Schema Plugin dễ dàng:

  • Bước 1: Tại giao diện admin của WordPress chọn mục Plugins -> rồi Add New. Sau đó tiến hành gõ từ khóa “Schema” trong ô tìm kiếm.
  • Bước 2: Sau khi tìm được Schema Plugin phù hợp bạn click vào nút “Install now” để cài đặt.
  • Bước 3: Khi đã kích hoạt plugin thành công, tiếp theo hãy di chuyển đến mục Schema -> Settings để bắt đầu cấu hình.
  • Bước 4: Hoàn thiện các thông tin có trong trường General  như các thông tin về About Page, Contact Page và upload logo cho Website.
  • Bước 5: Chuyển đến mục Schema chọn Types để chỉ định loại schema nào sẽ được thêm vào.

Ngoài ra, bạn cũng cần điền các trường content, knowledge graph, search result để kết quả tìm kiếm được tối ưu hơn.

Một số Plugin Schema Dành cho Wordpress Phổ biến

Dưới đây là Top 10 Plugins Schema hot nhất cho WordPress 2020:

  • Schema Pro
  • Ultimate Blocks
  • All In One Schema Rich Snippet
  • WP Review Pro
  • WP Product Review
  • WP SEO Structured Data Schema
  • ​SNIP: Rich Snippets by WPBuddy
  • Schema & Structured Data for WP & AMP
  • WPSSO Core
  • Schema APP Structured Data

Hướng dẫn cài đặt Schema Trên Website thủ công

Có rất nhiều loại Schema khác nhau, nhưng bạn có thể lựa chọn Schema JSON-LD để cài đặt schema lên website thủ công một cách đơn giản nhất.

Bạn có thể chọn cách để Schema ở footer, hay trong nội dung bài viết nhưng sẽ làm giảm tác dụng của Schema đi rất nhiều. Một gợi ý nhỏ giúp bạn cải thiện thứ hạng tốt hơn là nên đặt Schema ở phần header. Điều này sẽ giúp bạn thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Sau đây PharMarketing sẽ hướng dẫn bạn cách chèn schema vào các website WordPress:

  • Bước 1: Đầu tiên, để thực hiện được việc này bạn cần download 1 plugin có tên Header and Footer Scripts. Plugin này cho phép bạn chèn những script vào phần header. Sau khi down plugin về và active nó lên việc tiếp theo bạn cần làm là  chèn bộ Script Schema vào như hình rồi chọn Update!
  • Bước 2: Refresh lại trang và kiểm tra source code mới của trang. Lúc này nếu chính xác, bạn sẽ thấy toàn bộ phần Schema trong thẻ header.
  • Bước 3: Tiếp theo là quá trình Submit trên Google Search Console sau khi chèn schema vào Header. Lưu ý có 2 loại submit: là submit bằng máy tính và phiên bản điện thoại di động. Thông thường khi Submit với phiên bản di động, quá trình Google Index sẽ nhanh hơn. Thời gian Google kiểm tra cấu trúc mất khoảng 2-3 ngày.

Schema ảnh hưởng như thế nào đến SEO?

Công việc SEO trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google liên tục thay đổi chính sách đánh giá xếp hạng thứ hạng. Schema được biết đến như một căn cứ giúp Google đánh giá website mạnh hơn. Schema giúp cải thiện khả năng crawl dữ liệu của Google.

Schema đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả SEO của website

Với hàng tỉ website đang hoạt động thì Schema giúp chúng ta có cái nhìn chính xác về cách người dùng đang tìm kiếm nội dung cũng như các thông tin được cung cấp trên website đang hiển thị như thế nào. Quá trình này là vô cùng cần thiết và hữu ích đặc biệt là với các doanh nghiệp địa phương vì mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng. Việc làm rõ thông tin về đơn vị mình như việc cung cấp mặt hàng gì, dịch vụ gì, hay cách liên hệ như thế nào,… càng giúp website thân thiện với công cụ tìm kiếm, được đánh giá cao hơn.

Nếu doanh nghiệp không đổi mới và cập nhật công nghệ, bạn sẽ tụt lùi lại phía sau và mất đi cơ hội tìm thấy lượng khách hàng tiềm năng lớn.

Cải thiện khả năng hiển thị của web trên trang tìm kiếm

Một lợi ích cho thấy được tầm quan trọng của Schema với SEO website chính là việc giúp tăng đáng kể khả năng hiển thị của website trên các trang tìm kiếm. Nhờ có Schema mà website có thể hiển thị hấp dẫn, rõ ràng  và thu hút được người dùng hiệu quả hơn. Website sẽ tốt hơn rất nhiều khi nhận được nhiều lượt click từ khách hàng, điều này cũng là cơ sở để hệ thống SERPs đánh giá trang trước kết quả hiển thị.

Giúp tăng thêm trải nghiệm cho khách hàng khi truy cập

Nhờ những thông tin bổ sung khi được cung cấp từ kết quả truy vấn khi cài đặt Schema, người dùng sẽ có thêm cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn, hợp lý hơn. Nhờ có Schema mà các thông tin hữu ích, dựa trên mối quan tâm của khách hàng sẽ được hiển thị đầy đủ và rõ ràng. Lúc đó website của bạn sẽ nhận được lưu lượng truy cập tốt hơn, cũng tăng được khả năng chuyển đổi bán hàng.

Rich Snippets (Đoạn trích giàu thông tin)

Thông thường thì Google sẽ sử dụng Schema để thực hiện việc tạo ra các đoạn Rich Snippets bao gồm Title, URL, Meta Description, và phần bổ sung cho một website cụ thể. Từ đó cung cấp cho người dùng đầy đủ các thông tin về đánh giá, hay thông tin liên quan tới sản phẩm. Từ những đoạn trích giàu thông tin này, khách hàng sẽ đưa ra quyết định xem họ sẽ lựa chọn bài viết của site nào để tìm hiểu nội dung.

Những lưu ý khi sử dụng Schema Cho Website

Khi sử dụng Schema, rất nhiều người đang có xu hướng lạm dụng công cụ này. Dưới đây là một số sai lầm bạn cần tránh trong quá trình triển khai Schema: Lỗi đầu tiêu là tạo ra quá nhiều đánh giá áo khiến người dùng mất niềm tin và Schema đánh giá của bạn.
Nhiều trường hợp, sử dụng Schema để tự tạo câu hỏi câu trả lời, việc làm này khiến thông tin kém chính xác, đôi khi xảy ra sai lệch.
Bạn có thể không biết Schema Person, Schema Local Business gắn ở đâu  thậm chí nhiều người có thể gắn tất cả các URL của Website.
Nhiều người tạo Schema công thức nấu ăn, sự kiện vì muốn kết quả hiển thị đẹp mắt hơn. Thế nhưng nội dung và loại hình Website này lại không liên quan.

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ thông tin về Schema được PharMarketing tổng hợp. Chúng tôi hy vọng những thông tin bổ ích này có thể giúp ích cho bạn phát triển doanh nghiệp thành công hơn. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm kiếm một giải pháp giúp nâng cao trải nghiệm người dùng thì đừng bỏ qua Schema nhé!

Nguồn: https://pharmarketing.vn

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn