Top 7 sai lầm trong marketing dược khiến chiến lược tiếp thị thất bại
Một số sai lầm thường thấy trong marketing Dược phẩm có thể khiến cho chiến lược tiếp thị của Doanh nghiệp thất bại hoặc rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Những đặc thù ngành Dược phẩm khiến cho nhiều marketer mắc phải những lỗi sai đáng tiếc, làm cho chiến dịch trở nên kém hiệu quả. Vậy, nhà tiếp thị cần tránh những sai lầm nào khi làm marketing dược? Trong bài viết này, PharMarketing sẽ giúp bạn phân tích 7 sai lầm trong marketing Dược phẩm mà nhiều nhà tiếp thị thường gặp phải.
Chỉ doanh nghiệp lớn mới làm marketing
Nhiều định kiến cho rằng, khái niệm marketing chỉ xuất hiện tại những doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp nhỏ sẽ không có đủ tiềm lực tài chính để thực hiện các hoạt động quảng bá, tiếp thị rầm rộ.
Tuy nhiên, marketing cần thiết với mọi cấp độ doanh nghiệp. Bởi lẽ marketing sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Bạn sẽ bán hàng cho ai? Làm sao để bán hàng? Làm sao để có được thị phần từ đối thủ cạnh tranh?.... Nếu không có marketing, hoạt động của doanh nghiệp rất khó để tồn tại lâu dài.
Vì vậy, quan điểm “Chỉ có doanh nghiệp lớn mới làm marketing” là một sai lầm trong marketing dược mà các nhà tiếp thị, chủ doanh nghiệp cần phải sửa đổi. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, ngân sách hạn chế, hoạt động Marketing có thể diễn ra đơn giản hơn, sử dụng những công cụ tối ưu chi phí nhất như: Xây dựng nội dung trên social media, bán hàng trực tiếp,...
Marketing Dược không cần sự sáng tạo
Một số ý kiến cho rằng sự sáng tạo là không cần thiết trong một lĩnh vực có tính đặc thù chuyên ngành cao như Dược phẩm. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường Dược phẩm cạnh tranh gay gắt với hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước, các chiến lược marketing nổi bật đóng vai trò rất quan trọng trong việc chinh phục khách hàng, tạo vị thế cho thương hiệu.
Thêm vào đó, sự chủ động của người tiêu dùng trong quá trình sử dụng Dược phẩm cũng ngày càng tăng cao, không còn phụ thuộc toàn bộ vào y dược sĩ. Vì vậy, những chiến lược Marketing sáng tạo là yếu tố then chốt giúp thương hiệu trở nên nổi bật, ấn tượng hơn trong mắt người tiêu dùng.
Các thương hiệu lớn trên thị trường ngày nay cũng đang rất chú trọng vào việc tăng cường tính sáng tạo, độc đáo trong các chiến lược tiếp thị. Điển hình như Prospan với “Thư viện tiếng ho” có một không hai, hay Berocca với các chiến TikTok Challenge ấn tượng,...
Marketing Dược chỉ cần chú trọng vào quảng cáo
Quảng cáo đúng là một trong những kênh truyền thông quan trọng trong marketing dược phẩm. Nhưng nếu chỉ quảng cáo thôi là chưa đủ để nhãn hàng thuyết phục khách hàng & mở rộng thị phần. Đặc biệt trong bối cảnh hàng loạt quảng cáo Dược phẩm đang tràn lan trên khắp các kênh truyền thông, khiến người tiêu dùng tạo nên sức đề kháng vô hình đối với quảng cáo.
Vì vậy, chỉ sử dụng quảng cáo là một sai lầm trong marketing dược, có thể khiến doanh nghiệp “đốt” ngân sách mà không thực sự mang lại hiệu quả. Thay vào đó, khai phát huy tối đa tác dụng của quảng cáo bằng cách kết hợp với những công cụ khác như:
- PR báo chí - Tăng độ uy tín cho thương hiệu dược
- Sử dụng Influencer trong quảng cáo - Tăng sức lan tỏa, ảnh hưởng của quảng cáo
- Social Media - Tiếp cận tệp khách hàng đa dạng qua mạng xã hội,...
- OOH & POSM: Tăng cường hiệu quả truyền thông tại các điểm bán, khu dân cư
Đặt tên sản phẩm quá dài, khó nhớ và khó hiểu
Không chỉ đối với dược phẩm, mà mọi ngành hàng đều hạn chế những tên gọi dài, khó nhớ. khó hiểu. Điều này tạo nên rất nhiều bất tiện cho khách hàng trong việc tiếp cận và ghi nhớ về sản phẩm. Thay vào đó những cái tên ngắn, độc đáo, ấn tượng lại dễ dàng khiến người dùng ghi nhớ qua những lần tiếp cận. Điều này cũng giúp việc tìm kiếm và mua dược phẩm của khách hàng trở nên dễ dàng hơn. Một tên sản phẩm dài cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình truyền thông, thiết kế nhận diện,...
Vậy làm thế nào để không mắc phải sai lầm đặt tên sản phẩm trong marketing dược? - Thông thường tên sản phẩm Dược sẽ được đặt theo một số cách như sau:
- Đặt tên theo công dụng sản phẩm: Ví dụ như Hoạt huyết, Bổ phế, Tottri,...
- Đặt tên dạng hán việt: Tràng phục linh, ích thận vương.
- Đặt tên tiếng anh theo thành phần nổi bật: Ginkgo Plus, Nattospes,...
- Đặt tên theo điểm nổi bật của sản phẩm: Ví dụ như công nghệ sản xuất, dạng bào chế (Nano bạc, Nano Curcumin,...)
Không xác định được khách hàng tiềm năng
Một số thương hiệu mắc phải sai lầm trong marketing dược không xác định khách hàng tiềm năng, mà phụ thuộc vào các kênh phân phối như bệnh viện, nhà thuốc đẩy bán cho khách hàng chung. Sai lầm này khiến các nhãn hàng không thể nắm bắt insight người dùng, bỏ qua hành trình trải nghiệm, mua hàng của họ.
Việc không xác định khách hàng tiềm năng, khiến cho các chiến dịch marketing trở nên thiếu mục tiêu, thiếu hiệu quả, không mang lại hiệu quả chuyển đổi rõ ràng. Lâu dài, thương hiệu thiếu đi tệp khách hàng trung thành, khả năng cạnh tranh sụt giảm trước những đối thủ có tên tuổi nhất định trên thị trường.
Marketing không chú trọng vào sản phẩm
Tiếp thị lan man, không xoay quanh sản phẩm là một trong những sai lầm trong marketing dược rất hay gặp phải. Đôi khi doanh nghiệp chạy theo xu hướng, trào lưu tiếp thị mà quên đi rằng những yếu tố này có thực sự phù hợp với sản phẩm không. Ngoài ra, một sai lầm phổ biến khác đó chính là các thông tin về sản phẩm không thể thể hiện rõ ràng trên các kênh truyền thông.
Trong khi đó, chất lượng và các yếu tố xoay quanh sản phẩm mới là thứ mà khách hàng thực sự quan tâm khi mua dược phẩm.Người tiêu dùng khi tìm mua thuốc, dược phẩm luôn tìm hiểu rất kỹ về những yếu tố xoay quanh sản phẩm như: Thành phần, Công dụng, tác dụng phụ,...
Vì vậy,chiến lược marketing dược cần được xây dựng dựa trên đặc điểm của sản phẩm, lựa chọn những kênh truyền thông phù hợp với sản phẩm và làm nổi bật những USP của sản phẩm. Nội dung trên các kênh truyền thông cần chú trọng đủ các yếu tố cần thiết để người tiêu dùng hiểu được dược phẩm của bạn, trước khi cung cấp những thông tin tiếp thị liên quan.
Sử dụng thông điệp không phù hợp với chiến lược marketing
Thông điệp cần được xây dựng trên định hướng & mục tiêu của chiến lược marketing. Khi thông điệp không phù hợp với chiến lược, không phù hợp với các kênh truyền thông,... thì chắc chắn chiến dịch sẽ không thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ví dụ chiến lược marketing dược của nhãn hàng đặt mục tiêu là gia tăng brand love, tăng mức độ uy tín đối với thương hiệu Dược phẩm. Như vậy nên lựa chọn các thông điệp mang tính chất truyền cảm hứng, hướng đến cộng đồng và chạm đến nỗi đau của khách hàng, thay vì thông điệp trực tiếp đẩy bán sản phẩm.
Dược phẩm Hoa Linh đã từng phải trả một cái giá khá đắt khi lựa chọn sai thông điệp truyền thông. Trong chiến dịch Livestream của thương hiệu dầu gội Nguyên Xuân, kết hợp cùng chiến thần review Hà Linh vào đầu năm 2023, Hoa Linh đã để KOL sử dụng thông điệp “Xanh 18k, Nâu 11k”. Mặc dù Hoa Linh khẳng định chiến dịch thực hiện với mục tiêu marketing, tăng nhận diện, nhưng thông điệp lại mang tính chất bán hàng, bán phá giá. Điều này đã khiến cho Hoa Linh và thương hiệu Dầu gội Nguyên Xuân rơi vào cuộc khủng hoảng truyền thông chưa từng có.
KẾT LUẬN
Trên đây là những sai lầm trong marketing dược tưởng chừng đơn giản nhưng lại có rất nhiều thương hiệu Dược phẩm đã vô tình mắc phải. Điều đó dẫn đến không ít thiệt hại, hay thậm chí là khủng hoảng truyền thông nghiêm trọng cho nhãn hàng. Hi vọng rằng, với những lưu ý từ PharMarketing sẽ giúp bạn tránh khỏi những lỗi sai đáng tiếc này khi làm marketing Dược phẩm.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn