ROI là gì? Cách để tính ROI chính xác nhất
ROI được biết đến như thước đo đánh giá lợi nhuận và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Vậy ROI là gì? Nó giúp ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng PharMarketing tìm hiểu về thuật ngữ này ngay trong bài viết sau đây!
ROI là gì? Tầm quan trọng của tỷ số ROI
ROI (Return on Investment) hay Lợi tức đầu tư là tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư. Chỉ số ROI thể hiện phần chênh lệch giữa doanh thu, lợi nhuận dự tính thu được so với chi phí đầu tư của một dự án.
Tính toán ROI giúp bạn đánh giá được chiến lược này mang lại hiệu quả hay không, từ đó có thể thay đổi cho phù hợp. Ngoài ra ROI là chỉ số giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi "Doanh nghiệp sẽ thu được gì khi đầu tư thời gian và tiền bạc vào công việc kinh doanh?"
Cách tính ROI chuẩn xác nhất hiện nay
ROI là một chỉ số không cố định, nó có thể bị thay đổi khi có sự dịch chuyển của các biến số. Do đó, bạn nên tính toán ROI thường xuyên và thực hiện các thay đổi để phù hợp với định hướng doanh nghiệp khi cần thiết.
Thông thường phần lợi tức đầu tư này sẽ được tính bằng công thức sau:
ROI = (Lãi từ đầu tư – Chi phí đầu tư) / Chi phí đầu tư
Trong công thức trên, “Lãi từ đầu tư” là số tiền thu được từ việc bán khoản đầu tư lãi. Vì ROI được tính bằng phần trăm, nó có thể dễ dàng so sánh với lợi nhuận từ các khoản đầu tư khác.
Trong thực thế ROI được tính toán như thế nào?
ROI = ( Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư ) x 100
Trong đó:
- Lợi nhuận ròng (hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế) = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư.
- Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + chi phí biến đổi
- Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số doanh nghiệp thu được thông qua hoạt động kinh doanh như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay.
- Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí đầu tư. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất thì tổng chi phí lại cố định không đổi.
Những khó khăn khi xác định ROI
Khó khăn trong việc xác định ROI nằm việc tính toán chính xác doanh thu một khoản đầu tư cụ thể. Bởi lẽ doanh thu của doanh nghiệp có thể bị biến động giữa trên rất nhiều yếu tố tác động như thị trường, đối thủ cạnh tranh, kênh phân phối,... Ví dụ: nếu bạn sử dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đôi khi bạn khó có thể xác định được chính xác mức tăng doanh thu của mình là bao nhiêu? Bởi phần trăm doanh thu tăng có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau như social media, email marketing…
Ngoài ra việc xác định được ROI cũng phụ thuộc rất nhiều vào chỉ số KPIs. Mỗi doanh nghiệp thường có mức KPIs khác nhau theo từng thời điểm trong chiến lược phát triển chung, vì vậy mức ROIs cũng theo đó có sự điều chỉnh.
Bên cạnh đó, trong việc đo lường tỷ lệ ROI từ các kênh social media cũng chỉ mang tính tương đối. Một ví dụ điển hình như, việc phát triển kênh Facebookất. Rất khó để đo lường chính xác ROI mặc dù Facebook cung cấp tới bạn thông tin chi tiết về các số liệu truy cập, nhưng liệu rằng những lượt click này của khách hàng có thực sự tạo ra doanh thu hay không?
Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, khách hàng thường không chi tiền ngay trong lần đầu nhìn thấy sản phẩm. Đôi khi họ tìm thấy bạn thông qua một quảng cáo PPC, sau đó họ theo dõi bạn trên phương tiện truyền thông xã hội và đăng ký email nhận bản tin rồi mới quyết định mua hàng. Vậy câu hỏi là, trong quá trình này điều gì đã thôi thúc khách hàng quyết định mua hàng? Bạn có thể tranh luận rằng quảng cáo PPC đã giới thiệu khách hàng tiềm năng cho bạn, nhưng cũng có thể một bài đăng trên mạng xã hội hoặc email đã thu hút khách hàng thực hiện mua.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng chỉ số đo lường ROI
Sử dụng chỉ số ROI để đo lường tính hiệu quả công việc doanh nghiệp thường tồn tại một số ưu, nhược điểm cụ thể như sau:
Ưu điểm
Tính toán lợi tức đầu tư sẽ giúp bạn xác định được chiến lược có đang hoạt động hiệu quả hay không? Dưới đây là một vài ưu điểm khiến bạn nên nhìn nhận lại chỉ số ROI này:
- ROI đóng vai trò vô cùng trong quá trình SEO, nhờ xác định được chỉ số này, quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ hiệu quả hơn.
- Chỉ số này hữu ích trong đầu tư ngắn hạn
- ROI thể hiện chi tiết tác dụng của việc đầu tư trong doanh nghiệp.
- Mang đến cho các nhà đầu tư cái nhìn tổng quát về chiến lược của mình
- Lợi tức đầu tư giúp các doanh nghiệp dễ tính toán và so sánh hơn.
Nhược điểm
Tuy nhiên chỉ số này cũng tồn tại những nhược điểm sau đây cần lưu ý:
- Nếu ROI giúp ích trong quá trình đầu tư ngắn hạn, thì nó lại không mang đến cái nhìn tổng quát cho những mục đích dài hạn
- Đôi khi việc sử dụng ROI để so sánh cũng không chính xác do chỉ số này bị tác động từ một số yếu tố khác nhau
- Chỉ số này chưa phải là tất cả để xác định việc có nên tiếp tục đầu tư hay không.
Những phương án tăng trưởng ROI
Dựa trên công thức, để tăng trưởng ROI, doanh nghiệp cần thúc đẩy gia tăng lợi nhuận ròng hoặc thắt chặt hơn các chi phí đầu tư. Để làm được điều đó, bạn có thể tham khảo những phương án dưới đây:
Phân tích kỹ khách hàng
Hiểu rõ về khách hàng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về chiến lược đang thực thi. Phân tích cụ thể nhu cầu, hành vi người dùng để xác định các điểm chạm mua hàng được đưa ra. Từ đây, bạn sẽ xác định được khách hàng quyết định mua hàng bởi lý do gì và tiến hành đầu tư theo hướng đó để nâng cao ROI cho doanh nghiệp. Hãy luôn nhớ rằng, để đánh giá một khoản đầu tư thành công, những số liệu thống kê như lưu lượng truy cập trang web và sự tham gia của khách hàng là vô cùng quan trọng.
Hiểu thị trường
Kết nối với khách hàng mục tiêu là một cách tốt nhất để tăng trưởng ROI. Các khoản đầu tư giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về thị trường mình đang tham gia cũng như hành vi của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu họ đang hướng tới - Những người có khả năng mua hàng của bạn cao nhất.
Ví dụ: Doanh nghiệp có thể tiến hành nghiên cứu tiếp thị, khảo sát nhu cầu thị trường trên một tệp khách hàng nhất định từ đó phân tích thị hiếu hiện tại.
Sẵn sàng thử nghiệm nhiều lần
Để ROI của bạn tăng trưởng, hãy thử nghiệm các ý tưởng đầu tư bởi rất khó để xác định chiến lược nào mang lại hiệu quả tốt nhất ngay từ đầu.. Từ việc thử nghiệm này, bạn có thể tính toán được chỉ số ROI của chiến lược nào tốt hơn và thực thi theo phương hướng đó.
Bạn càng thực hành nhiều các ý tưởng thì việc đưa ra quyết định sẽ càng chính xác hơn. ROI chỉ là một số liệu hiệu suất duy nhất, nhưng nó là một trong những công cụ cần thiết cho các chủ doanh nghiệp muốn tận dụng tối đa các khoản đầu tư của họ.
KẾT LUẬN
ROI được xem là thước đo hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp khảo sát về khả năng sinh lợi nhuận của một khoản đầu tư. Hy vọng qua bài viết này của PharMarketing, bạn đã phần nào hiểu hơn về lợi tức đầu tư. Hãy áp dụng thử những chia sẻ của chúng tôi để tìm ra cho mình một chiến lược phù hợp nhất nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn