backtop

Chiến lược phát triển thị trường trong kinh doanh

Trong kinh doanh, thị trường là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Để tăng thêm cơ hội cho doanh nghiệp mình, các công ty cần mở rộng thị trường hơn nữa. Bởi vậy, phát triển thị trường là một chiến lược cần thiết. Cùng PharMarketing tìm hiểu về phát triển thị trường ở bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa phát triển thị trường là gì ? 

Phát triển thị trường chính là tổng hợp tất cả các kế hoạch, phương pháp, chính sách mà doanh nghiệp đưa ra nhằm tối đa hóa sản lượng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của họ. Đối tượng hướng đến chủ yếu trong chiến lược này chính là các khách hàng tiềm năng mới của doanh nghiệp. 

Các chuyên gia nghiên cứu và phân tích cho biết, để thực hiện một kế hoạch phát triển thị trường đạt hiệu quả tốt nhất, cần bắt buộc trải qua hai giai đoạn: nghiên cứu, đánh giá thị trường và xâm nhập thị trường mới. 

Phát triển thị trường là chiến lược cần thiết của các doanh nghiệp lớn nhỏ
Phát triển thị trường là chiến lược cần thiết của các doanh nghiệp lớn nhỏ

Ở giai đoạn đầu tiên, các doanh nghiệp cần phải đánh giá để tìm ra thị trường tiềm năng mới trong thời gian ngắn hạn. Việc làm này giúp doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn và phù hợp nhằm tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả và nhanh nhất. 

Hoàn thành bước đầu tiên, doanh nghiệp nên bắt tay ngay vào việc chuẩn bị thâm nhập thị trường. Bằng cách nhanh chóng triển khai các kế hoạch truyền thông marketing, doanh nghiệp sẽ tăng thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường hơn gấp nhiều lần. 

Những ảnh hưởng tới phát triển thị trường bạn nên biết 

Một chiến lược phát triển thị trường thành công cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong số đó, yếu tố chủ quan từ nội bộ doanh nghiệp và các yếu tố khách quan bên ngoài là chủ yếu. 

Về nội bộ doanh nghiệp 

  • Nguồn nhân lực: Đây là yếu tố quyết định sự hoạt động của một doanh nghiệp. Chiến lược phát triển thị trường sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn nếu doanh nghiệp có một bộ máy hoạt động chặt chẽ và thống nhất cao. 
  • Ngân sách của doanh nghiệp: Đây cũng là một yếu tố quan trọng không kém nguồn nhân lực. Bởi một doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào sẽ nắm ưu thế hơn khi đầu tư và phát triển sản phẩm trong tất cả các khâu.   
  • Tầm nhìn, định hướng của doanh nghiệp: Được xem là cơ sở cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. từ đây doanh nghiệp có thể đi theo định hướng này để đạt được mục tiêu ban đầu đề ra. 
  • Uy tín của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp thành công là khi nhắc đến tên thương hiệu mình khách hàng đều nhớ đến. Để có chỗ đứng trên thị thị trường và trong lòng khách hàng không hề dễ dàng. Bởi vậy, thương hiệu và uy tín là những tài sản vô hình có giá trị cực kỳ lớn đối với mỗi doanh nghiệp.  
Nguồn nhân lực đóng vai trò cốt lõi trong nội bộ doanh nghiệp
Nguồn nhân lực đóng vai trò cốt lõi trong nội bộ doanh nghiệp 

Về yếu tố bên ngoài

  • Nền kinh tế: Các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn khi nền kinh tế ổn định và có sự phát triển bền vững, ít sự biến động và ngược lại. 
  • Văn hóa và xã hội: Như đã biết, việc nghiên cứu và phân tích khách hàng là một việc không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Ở đây bao gồm cả việc chú trọng đến văn hóa, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. 
  • Mức độ cạnh tranh ở từng lĩnh vực: Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường để biết mình đang đứng ở đâu trên thị trường và mình có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh. Biết mình biết ta chắc chắn doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi thế nhất định của ngành. 

Các bước hình thành phát triển thị trường cho doanh nghiệp

Phát triển thị trường cần có một quy trình rõ ràng để các doanh nghiệp có thể áp dụng, gồm các bước dưới đây: 

Quy trình cho một chiến lược phát triển thị trường hoàn hảo
Quy trình cho một chiến lược phát triển thị trường hoàn hảo

Bước 1: Xác định rõ mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp 

Đây là một việc làm cần thiết và đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của toàn bộ chiến dịch.  Thay vì đưa ra mục tiêu ngắn hạn, các nhà quản trị cần đưa ra những mục tiêu và tầm nhìn dài hạn cho sản phẩm của doanh nghiệp mình. Chẳng hạn như nâng cao và tối ưu doanh số bán hàng hay tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới phù hợp với mục đích của doanh nghiệp cho doanh nghiệp,...

Bước 2: Phân tích và nghiên cứu thị trường tiềm năng mới 

Bước tiếp theo cho chiến dịch phát triển thị trường chính là phân tích thị trường nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp sau này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần kết hợp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của công ty mình. Việc làm này giúp doanh nghiệp nhận ra ưu nhược điểm của mình để phát triển mặt mạnh, tránh những rủi ro. 

Bước 3: Lựa chọn và triển khai chiến lược phát triển thị trường 

Hiện nay, các doanh nghiệp trên thường triển khai chiến lược phát triển thị trường theo hai hướng là phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Cụ thể: 

  • Phát triển theo chiều rộng: Nghĩa là phát triển theo quy mô từng vùng địa lý, khu vực. Phù hợp với đối tượng ở những nơi cụ thể, dễ dàng thích nghi và điều chỉnh theo những tiêu chuẩn nhất định tại vung đó. 
  • Chiến lược theo chiều sâu: Là việc cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp nhằm đáp ứng một số tiêu chí đánh giá như sự uy tín thương hiệu, doanh thu hay khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. 

Sau khi chọn được hướng đi phù hợp với định hướng và tầm nhìn của doanh nghiệp, công ty cần ngay lập tức bắt tay vào các chiến lược để kịp có những hiệu quả ban đầu. 

Bước 4: Tìm nguồn lực cho chiến lược

Tất cả các nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp đều phải được tính toán một cách kỹ lưỡng nhất để có thể phù hợp với chiến dịch phát triển thị trường.   

Bước 5: Đánh giá kết quả sau chiến dịch 

Doanh nghiệp cần đưa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược này, ví dụ như: mức độ hài lòng lòng của khách hàng, hiệu quả sử dụng lao động,... Việc làm này giúp doanh nghiệp kịp thời nhận ra những sai sót để cải thiện. Ngoài ra, phát huy thêm những điểm mạnh của doanh nghiệp. 

Trên đây là những thông tin về phát triển thị trường mà PharMarketing chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết trên, bạn đã nắm được những thông tin hữu ích và xây dựng cho doanh nghiệp mình những chiến lượchiệu quả và thành công. 

Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? 5 phương pháp Market Research phổ biến nhất hiện nay

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn