Phân tích thị trường là gì? Hướng dẫn các bước phân tích thị trường
Đối với những người làm kinh doanh, cá nhân hay doanh nghiệp thì thuật ngữ “phân tích thị trường” sẽ chẳng có gì xa lạ. Mỗi khi bắt đầu kinh doanh hay triển khai một dự án mới, điều đầu tiên cần làm đó chính là phân tích và nghiên cứu thị trường. Cùng PharMarketing tìm hiểu về những giá trị của việc phân tích và nghiên cứu thị trường mang lại cho doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.
Phân tích thị trường là gì
Phân tích thị trường (Market analysis) là hoạt động nghiên cứu thị trường để tìm hiểu và phân tích hành vi của khách hàng cũng như của các đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu về các cơ hội cũng như thách thức của thị trường đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng được các chính sách phát triển phù hợp theo các giai đoạn và nhu cầu thị trường.
Khi thực hiện phân tích thị trường tùy vào từng dòng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể cần đến các chuyên gia phân tích. Tuy nhiên, dù là hình thức nghiên cứu như nào cũng cần thực hiện việc nghiên cứu theo nhiều khía cạnh khác nhau, ví dụ như:
- Quy mô thị trường
- Sự cạnh tranh, tiềm năng tăng trưởng và phát triển của sản phẩm
- Xu hướng thị trường và thị hiếu khách hàng
- Các dòng sản phẩm cạnh tranh
- Sự tiến bộ của khoa học-công nghệ
- Các kênh phân phối và cơ cấu chi phí của sản phẩm,...
Vì sao doanh nghiệp nên phân tích thị trường
Phân tích thị trường giúp kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bền vững và phát triển hơn, doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn từ đó cải thiện được những khuyết điểm của sản phẩm và đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược marketing mix.
Hiểu rõ hơn về các đối thủ cạnh tranh
Trong quá trình phát triển và hội nhập như hiện nay, không sản phẩm hay dịch vụ nào là độc quyền cả. Hầu hết trong tất cả các lĩnh vực thì sản phẩm nào cũng có các đối thủ cạnh tranh. Việc thực hiện nghiên cứu và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có thể nhìn ra được các ưu nhược điểm trong sản phẩm của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp có thêm những thông tin cần thiết để tạo ra các sản phẩm mới tối ưu và đặc biệt hơn.
Xây dựng các chiến lược phát triển hợp lý.
Xây dựng các chiến lược hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về thị trường cũng như đồi thủ cạnh tranh, từ đó dễ dàng đưa ra các kế hoạch phát triển sản phẩm đạt hiệu quả cao, giảm được tối đa rủi ro cho doanh nghiệp.
Thấu hiểu được khách hàng.
Sản phẩm được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên khi có một sản phẩm mới được tung ra thị trường, doanh nghiệp đó cần phải biết được người tiêu dùng cần gì ở sản phẩm của họ.Sản phẩm có thể đáp ứng được các mong muốn của khách hàng hay không.
Việc thấu hiểu tâm lý hành vi của khách hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sẵn sàng đón nhận cơ hội và thách thức
Cơ hội có thể đến bất cứ lúc nào, nếu như nắm bắt kịp thời thì sẽ giúp doanh nghiệp phát triển vượt trội. Để làm được điều đó thì việc phân tích thị trường theo từng giai đoạn là điều cần thiết, hiểu được thị trường thì ngay cả khi gặp phải khó khăn thách thức, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng vượt qua.
Hướng dẫn các bước phân tích thị trường
Những lợi ích cũng như giá trị của việc phân tích thị trường là điều mà ai cũng nhìn ra được, nhưng để thực hành phân tích một cách hiệu quả thì mọi người có thể tham khảo các bước sau:
Bước 1: Chỉ được ra mục đích của việc phân tích thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp
Việc này sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được các bước tiếp theo sẽ làm như thế nào, đối tượng nghiên cứu là những ai, trọng tâm của việc nghiên cứu là gì. Các bước nào sẽ là không cần thiết trong quá trình nghiên cứu. Từ đó xây dựng các chiến lược hợp lý cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định chân dung khách hàng
Sau khi đã xác định được mục tiêu rõ ràng, việc tiếp theo doanh nghiệp cần xác định đó là chân dung khách hàng. Mỗi một sản phẩm sẽ có những đặc tính khác nhau hướng đến các đối tượng khác nhau. Ví dụ, sản phẩm mỹ phẩm thời trang thì đối tượng khách hàng sẽ là các chị em phụ nữ, hay các sản phẩm về ứng dụng công nghệ thì đối tượng sẽ là các doanh nghiệp đang tìm kiếm các giải pháp công nghệ để tối ưu hóa công việc,...
Việc xác định chân dung khách hàng sẽ cần làm rõ các vấn đề: Khách hàng của sản phẩm là ai, thuộc nhóm đối tượng nào (độ tuổi, giới tính, sở thích và nhu cầu). Khách hàng có những ưu đãi hay lợi ích gì khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp? Thói quen sử dụng sản phẩm là gì?
Nhìn chung, để trả lời cho các câu hỏi trên, doanh nghiệp cần đặt mình và vị trí của khách hàng và thực hiện nghiên cứu trên phân khúc đối tượng khách hàng đó.
Bước 3: Tổng hợp các thông tin sau khi nghiên cứu
Quá trình thu thập thông tin có thể diễn ra theo nhiều hình thức, ví dụ như: khảo sát thực tế thị trường, thu thập thông tin của khách hàng thông qua các gian hàng trải nghiệm, thu thập ý kiến góp ý online hoặc offline,...
Thông tin sau khi thực hiện phân tích thị trường sẽ vô cùng đa dạng, điều doanh nghiệp cần làm là tổng hợp và lựa chọn các thông tin cần thiết và phù hợp đối với việc phát triển sản phẩm của doanh nghiệp, bước này gọi là “nghiên cứu thứ cấp”. Các thông tin này sẽ là nguồn “tài nguyên” quý giá đối với việc phát triển sản phẩm.
Bước 4: Phân tích và đánh giá thị trường
Sau khi đã tổng hợp cũng như sàng lọc thông tin, bước cuối cùng mà doanh nghiệp cần làm đó là kiểm tra và phân tích các thông tin để đưa ra những đánh giá về thị trường cũng như sản phẩm. Doanh nghiệp cần lưu ý một vài vấn đề khi thực hiện đánh giá thị trường đó là:
- Vấn đề về mục tiêu cũng như nhu cầu mà thị trường đang hướng đến.
- Quy mô cũng như sự phát triển của từng nhóm đối tượng khách hàng và
- Các ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh. tỉ lệ phần trăm mà thị phần sẽ đạt được.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về việc phân tích thị trường cũng như những giá trị tích cực mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Có thể thấy, phân tích cũng như thâm nhập thị trường là việc vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp khi xây dựng các chiến lược Marketing. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp các doanh nghiệp có những sản phẩm tiềm năng và chiến lượng kinh doanh thành công.
Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? 5 phương pháp Market Research phổ biến nhất hiện nay
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn