backtop

OTC trong ngành Dược là gì? Những điều cần biết về khi làm tiếp thị kênh OTC 

Những biến đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngành Dược phẩm đã thúc đẩy doanh thu trên kênh thuốc OTC tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua. Nhờ đó, thị trường OTC trở thành mảnh đất màu mỡ với tiềm năng lợi nhuận dồi dào cho các nhãn hàng Dược phẩm tại Việt Nam. Vậy OTC trong ngành Dược là gì? Cùng PharMarketing tìm hiểu chi tiết về khái niệm OTC cùng những lưu ý quan trọng khi làm tiếp thị trên kênh thuốc OTC nhé!

OTC trong ngành Dược là gì? 

OTC (Over the counter) trong ngành Dược là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại thuốc không kê đơn, người tiêu dùng có thể mua và sử dụng mà không cần có sự chỉ định của bác sĩ. Kênh OTC thường bao gồm loại thuốc thông dụng, không tác động lớn đến sức khỏe người dùng, điển hình như: Thuốc cảm cúm, thuốc ho, thuốc hạ sốt,... 

OTC (Over the counter) là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại thuốc không kê đơn
OTC là khái niệm để chỉ các loại thuốc không kê đơn

Kênh phân phối của thuốc OTC trong ngành dược khá đa dạng, từ các trung tâm y tế như bệnh viện, phòng khám cho đến các chuỗi nhà thuốc, siêu thị thuốc,... Ngày nay, với sự phát triển của thương mại điện tử, một số loại thuốc OTC đã được phân phối trên các kênh mua sắm online, mang đến sự thuận tiện cho người tiêu dùng. 

Những lợi ích khi kinh doanh thuốc OTC trong ngành Dược 

Sau đại dịch Covid 19, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày một tăng cao cùng với đó là sự chủ động trong quá trình lựa chọn và sử dụng dược phẩm của người tiêu dùng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kênh thuốc OTC. Bên cạnh đó, mật độ phủ sóng của hơn 57.000 nhà thuốc bán lẻ trên toàn quốc và tốc độ mở rộng chóng mặt của các chuỗi bán lẻ như FPT Long Châu hay Pharmacity cũng là một trong những động lực quan trọng của kênh OTC. 

Kênh thuốc OTC mang lại tiềm năng lớn cho các nhãn hàng Dược
Doanh thu của kênh OTC đang tăng trưởng mạnh mẽ

Nghiên cứu của VDSC đã cho thấy, giữa bối cảnh khó khăn của đại dịch Covid 19, tốc độ tăng trưởng doanh thu của kênh OTC trong ngành Dược vẫn duy trì ổn định ở mức 10% trong năm 2021 và tiếp tục cải thiện đến hết quý I/2022. Dự báo của Fitch Solutions cũng nhận định rằng, doanh thu của kênh OTC sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và đạt mức 50.000 tỷ VND trong năm 2026.

Như vậy, không khó để thấy được những tiềm năng cực lớn mà kênh thuốc OTC mang lại cho các nhãn hàng Dược phẩm tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc phát triển kinh doanh thuốc OTC còn sở hữu một số ưu điểm vượt trội như: 

  • Khả năng thu hồi vốn nhanh chóng
  • Giảm bớt sự phụ thuộc vào các kênh phân phối.
  • Tăng cường sự chủ động trong việc phát triển thị trường.

So sánh ETC và OTC trong ngành Dược 

Cùng với OTC, ETC là một trong những khái niệm được sử dụng phổ biến trong ngành Dược phẩm. ETC (Ethical drugs) trong ngành Dược được hiểu là các loại thuốc kê đơn, cần có sự chỉ định, hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, trong phân phối dược phẩm ETC còn được hiểu là kênh phân phối tại bệnh viện và sở. Kênh thuốc này thường bao gồm các loại thuốc điều trị, có tác động lớn đến sức khỏe của người dùng, cần có hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

So với kênh OTC, kênh ETC có khả năng thu hồi vốn tương đối chậm. Đồng thời, các doanh nghiệp Dược phẩm cũng sẽ phải chịu áp lực phụ thuộc khá lớn vào các bên phân phối như bệnh viện, nhà thuốc,... Tuy nhiên, kênh ETC lại giúp doanh nghiệp có thể giảm tải các chi phí quản lý, chi phí bán hàng.

Giải pháp marketing trên kênh dược phẩm OTC 

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, kênh OTC trong ngành Dược phẩm đang trở thành miếng bánh màu mỡ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Kéo theo đó, áp lực cạnh tranh của thị trường dược OTC gia tăng mạnh mẽ và yêu cầu của người tiêu dùng cũng ngày một khắt khe hơn.

Trước thực trạng đó, các chiến lược marketing trên kênh dược phẩm OTC đang dần trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhãn hàng. Đặc biệt khi khách hàng ngành Dược phẩm đang dần chú động hơn trong quá trình lựa chọn dược phẩm, các chiến lược tiếp thị hướng tới người tiêu dùng trở thành công cụ thiết yếu của các nhãn hàng Dược. Cùng PharMarketing điểm qua top 4 xu hướng marketing trên kênh OTC trong ngành Dược nhé! 

Trade Marketing 

Trade Marketing được hiểu là tiếp thị thương mại với mục tiêu gia tăng doanh số tại các điểm bán. Trade Marketing là hoạt động đòi hỏi có sự gắn kết mật thiết giữa doanh nghiệp và các bên trung gian phân phối để thu hút người tiêu dùng ra quyết định mua hàng. Các hoạt động Trade Marketing của kênh OTC trong ngành Dược hiện nay thường tập trung vào các chương trình khuyến mãi, chiết khấu, ưu đãi,... cho các kênh phân phối như: Nhà thuốc, bệnh viện,... và đặc biệt là các hoạt động marketing tại điểm bán, nhằm thu hút trực tiếp đến người tiêu dùng. 

Trade Marketing là một giải pháp gia tăng marketing trên kênh OTC
Trade Marketing của kênh OTC giúp gia tăng doanh số tại các điểm bán

Người tiêu dùng khi mua dược phẩm thường sẵn sàng lưu lại quầy thuốc một khoảng thời gian khá dài để có thể lắng nghe tư vấn, lời khuyên từ dược sĩ. Đó chính là thời điểm vàng giúp các nhãn hàng có thể tạo ấn tượng và thu hút khách hàng. Từ các yếu tố như cách bày trí gian hàng, màu sắc thương hiệu hay âm thanh, ánh sáng đều có thể tác động không nhỏ đến nhận thức và quyết định mua hàng.

Một số công cụ tiếp thị tại điểm bán được sử dụng phổ biến trong ngành Dược phẩm như: Banner, Biển quảng cáo, Tờ rơi, Leaflets, Brochure,... Bên cạnh đó, nhãn hàng cũng có thể tổ chức các hoạt động mang rầm rộ, thu hút hơn như tạo Mascot đại diện thương hiệu và trưng bày tại các điểm bán, tổ chức các chương trình minigame trúng thưởng hoặc hàng tặng kèm,...


Tự động hóa chăm sóc khách hàng 

Xu hướng chuyển đổi số trong marketing đang mở ra một cơ hội tiếp cận khách hàng rất lớn cho kênh OTC trong ngành Dược. Đặc biệt với ứng dụng AI và Marketing Automation, các nền tảng chăm sóc khách hàng tự động đã ra đời và mang lại rất nhiều ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. 

Tự động hóa chăm sóc khách hàng mở ra một cơ hội tiếp cận khách hàng rất lớn cho kênh OTC trong ngành Dược.
Sử dụng Chatbot để tự động hóa chăm sóc khách hàng 

Về phía doanh nghiệp Dược, hệ thống chăm sóc khách hàng tự động như Chatbot có thể giúp bạn phản hồi, chăm sóc khách hàng khách hàng kịp thời, chính xác dựa trên những dữ liệu được thu thập và xử lý hiệu quả. Qua đó, trải nghiệm khách hàng được tăng cường đồng thời giảm tải áp lực lên đội ngũ nhân sự, tối ưu hóa quy trình chăm sóc và tư vấn.

Về phía khách hàng, họ sẽ nhận được thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng, chính xác và đảm bảo sự riêng tư trong quá trình tư vấn. Điều này có thể góp phần làm gia tăng thiện cảm của khách hàng đối với doanh nghiệp, kích thích quá trình ra quyết định mua hàng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Phát triển các điểm chạm Digital Marketing

Tiếp thị kênh thuốc OTC trong ngành Dược không thể thiếu các công cụ Digital Marketing. Không chỉ trong ngành Dược phẩm, Digital Marketing đang chiếm lĩnh thị trường tiếp thị với khả năng tiếp cận một lượng người dùng khổng lồ trên môi trường số một cách nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Trong đó, xu hướng Digital Marketing trong ngành Dược phải kể đến như: Xây dựng website, Social Media, Display Ads, Email Marketing,... Đây là những điểm chạm rất quan trọng trong ngành Dược phẩm với vai trò cung cấp thông tin minh bạch, tăng cường nhận diện cũng như thúc đẩy quá trình mua hàng,...

Phát triển chất lượng nhân sự 

Đội ngũ nhân sự và đặc biệt là các trình dược viên là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc phân phối và tiếp thị trên kênh OTC nói chung và toàn bộ ngành Dược phẩm nói chung. Đây là đội ngũ đại diện cho hình ảnh và uy tín của nhãn hàng và tác động trực tiếp đến việc tiêu thụ dược phẩm. Chính vì vậy, đội ngũ trình dược viên cần có được kiến thức kỹ năng chuyên môn về dược, kỹ năng giao tiếp cũng như khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy, hiệu quả. 

KẾT LUẬN

Kênh OTC trong ngành Dược đang cho thấy những tín hiệu tăng trưởng đầy tích cực. Tuy nhiên, đi cùng với những tiềm năng đó là mức độ cạnh tranh không hề nhỏ trên thị trường. Vì vậy, việc triển khai các chiến lược marketing hợp lý là giải pháp tất yếu cho các nhãn hàng Dược trên kênh OTC. Hi vọng rằng với những kiến thức từ PharMarketing, bạn sẽ có được những chiến lược tiếp thị thành công!

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn