OKR cá nhân là gì? Bí quyết giúp bạn tạo OKR cá nhân hiệu quả
Hiện nay, OKR cá nhân (Objective & Key Results) đang là phương pháp quản trị mục tiêu hiệu quả được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, để thiết lập mục tiêu và thực hiện đúng OKR đòi hỏi bạn phải thực sự hiểu rõ về phương pháp này, đồng thời có ý thức kỷ luật tốt. Trong bài viết dưới đây, PharMarketing sẽ giúp bạn tìm hiểu về OKR cũng như cách tạo OKR cá nhân tối ưu nhất.
Có nên sử dụng OKR cá nhân không?
Thiết lập mục tiêu và thực hiện đúng những gì đã đặt ra chưa bao giờ là việc dễ dàng nếu bạn không có tính kỷ luật cá nhân tốt. Ngoài ra, bạn cần xem xét mục tiêu của mình có khả thi không và gắn chúng với các chỉ số rõ ràng để tiện theo dõi tiến độ thực hiện. Với OKR cá nhân, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt các vấn đề này để quản lý mục tiêu của mình một cách dễ dàng hơn.
Một mô hình OKR thường bao gồm: Objectives (O) - Mục tiêu mà bạn đặt ra và Key results (KRs) - Những kết quả then chốt mà bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Khi thiết lập mục tiêu, bạn cần chú ý đến 3 yếu tố cơ bản như sau:
- Tính tham vọng: Mục tiêu đặt ra cần phải cao hơn ngưỡng năng lực có thể đạt được để tạo động lực phấn đấu.
- Đo lường được: Các kết quả then chốt phải đo lường được để đánh giá hiệu quả thực hiện.
- Tính minh bạch: Tất cả nhân sự trong doanh nghiệp đều được biết và dễ dàng theo dõi OKR.
Với mô hình thiết lập mục tiêu và kết quả rõ ràng như vậy sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về định hướng các công việc cần làm. Đồng thời, dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu.
Trong doanh nghiệp, việc sử dụng OKR cá nhân giúp nhà quản trị khai thác tối đa tiềm năng của nhân viên và đánh giá hiệu quả công việc một cách khách quan. Còn đối với nhân viên, họ sẽ làm việc có mục tiêu hơn để hoàn thành thật tốt công việc và có động lực để phát triển bản thân.
Một số mẫu OKR cho cá nhân hiện nay
Dưới đây sẽ là một số mẫu OKR cá nhân mà bạn có thể tham khảo để hình dung dễ dàng hơn về cách tạo mục tiêu và kết quả then chốt.
Ví dụ 1: Mục tiêu (O): Giảm 5kg trong quý I năm 2023 thông qua chế độ ăn kiêng eat clean. Với mục tiêu này sẽ tương ứng với các KRs cụ thể như sau:
- KR1: Chuẩn bị thực đơn chỉ sử dụng các nguyên liệu: rau xanh, trái cây, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt. Đảm bảo 5 ngày mỗi tuần duy trì chế độ eat clean, mỗi bữa 1500 calo.
- KR2: Hạn chế tối đa thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên ngập dầu hoặc đồ uống chứa nhiều đường.
- KR3: Giảm 10% lượng mỡ trong cơ thể.
- KR4: Theo dõi và ghi lại đầy đủ lượng calo trong mỗi bữa cũng như trọng lượng cơ thể mỗi tuần.
Ví dụ 2: Mục tiêu (O): Giảm 5kg trong quý I năm 2023, tương ứng với các OKR cụ thể:
- KR1: Mỗi tuần, chạy bộ với tổng quãng đường 20km vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6.
- KR2: Đạp xe với tổng quãng đường 30km vào sáng chủ nhật mỗi tuần.
- KR3: Tập thiền hoặc yoga vào tối các thứ 3, thứ 5 và thứ 7.
- KR4: Nói không với các loại đồ ăn nhanh và trà sữa.
Ví dụ 3: Mục tiêu (O): Trở thành một Leader Content Marketing trong năm 2023.
- KR1: Đóng góp cho công ty 5 ý tưởng hoặc kế hoạch nội dung xuất sắc.
- KR2: Trực tiếp triển khai các nội dung thu hút, đem lại giá trị cho người đọc để các kênh truyền thông tăng trưởng 70% traffic.
- KR3: Tham gia ít nhất 2 khóa học về Marketing hoặc Content Marketing và ít nhất một khóa học quản lý nhân sự.
- KR4: Tham gia các sự kiện, hội thảo chia sẻ về nghề Content và kết nối với các Leader Content nhiều kinh nghiệm khác.
Xem thêm: Tổng hợp mẫu OKR cho từng phòng ban mới nhất
Các bước tạo OKR cá nhân
6 bước tạo OKR cá nhân dưới đây, chắc chắn sẽ giúp bạn có thể thiết lập các mục tiêu và kết quả cần đạt được thật rõ ràng và khả thi.
Xác định mục tiêu
Để có thể xây dựng một OKR cá nhân hoàn hảo, việc đầu tiên bạn cần làm đó là xác định rõ mục tiêu của bản thân. Ví dụ: Bạn tự đặt mục tiêu cho mình là đạt 8.0 Ielts trong lần thi vào tháng 8/2023.
Thiết lập mục tiêu càng rõ ràng sẽ giúp kế hoạch triển khai OKR của bạn đi đúng hướng. Từ đó, bạn sẽ tự xây dựng cho mình một lộ trình phù hợp để nhanh chóng đạt được kết quả cuối cùng.
Chuyển hướng mục tiêu sang Objectives
Đây là lúc bạn cần cụ thể hóa mục tiêu đã đặt ra. Chẳng hạn như với mục tiêu đạt 8.0 Ielts thì bạn cần liệt kê các mục tiêu rõ ràng hơn với số điểm cần đạt được của kỹ năng Listening và Reading tối thiểu là 8.5, kỹ năng Speaking và Writing tối thiểu 6.5.
Mục tiêu cần rõ ràng, cụ thể tránh khái quát hoặc chung chung. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt cho mình mục tiêu vượt qua mức tối thiểu cần đạt được để tự tạo động lực cho chính mình.
Tạo các Key results
Key results (KRs) trong mô hình OKR cá nhân là những số liệu hoặc chỉ số cụ thể, giúp bạn đo lường và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu. Các KRs cần phải cụ thể và phù hợp với mục tiêu đã đặt ra. Vì nó chính là định hướng giúp bạn biết mình cần phải thực hiện những hành động cụ thể nào để đạt được mục tiêu. Đồng thời là thước đo để bạn biết mình đã đạt được bao nhiêu % kết quả của quá trình.
Xét tiếp ví dụ trên, với mục tiêu đạt 8.0 Ielts thì các KRs có thể bao gồm:
- KR1: Mỗi ngày dành ít nhất 4 tiếng học các kỹ năng.
- KR2: Sử dụng một quyển sổ nhỏ để viết các từ vựng mới và các cấu trúc khó. Mỗi ngày học thêm 10 từ vựng mới.
- KR3: Dành thời gian nghe hoặc xem phim tiếng Anh vừa ôn luyện vừa giải trí khi có thời gian rảnh.
Xem lại mục tiêu bạn muốn đạt OKR này
Tại bước này, bạn cần xem xét lại tại sao bản thân cần đạt mục tiêu này. Nếu lý do đủ lớn, bạn sẽ có thêm động lực để phấn đầu và hoàn thành tốt các KRs. Ví dụ: Khi đạt 8.0 Ielts bạn sẽ có đủ cơ hội để đi du học tại trường Đại học mình yêu thích, cơ hội việc làm rộng mở hơn trong tương lai…
Tìm người đồng hành cùng thực hiện OKR
Tìm người đồng hành sẽ giúp bạn có thêm động lực để hoàn thành OKR cá nhân. Bạn nên chọn người đồng hành mà mình thân thiết, tin tưởng và quý trọng để hỗ trợ nhau thực hiện mục tiêu trong một tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
Check lại kế hoạch thực hiện hàng tuần
Trong thời gian thực hiện OKR cá nhân, bạn cần phải kiểm tra kế hoạch thực hiện hàng tuần để đánh giá tính khả thi của KRs cũng như biết được bản thân đã đạt được bao nhiêu % kế hoạch. Ngoài ra, việc này cũng giúp bạn đưa ra những điều chỉnh phù hợp và có thêm động lực để đưa kế hoạch đạt 100%.
Kết luận
Để thiết lập và thực hiện OKR cá nhân, bạn cần phải xác định rõ mục tiêu và kế hoạch then chốt cần đạt được. Cùng với đó là thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện để đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch. PharMarketing hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích để bạn có thể tự tạo cho mình một mô hình OKR cá nhân chuyên nghiệp.
Xem thêm: Tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng đến OKR quan trọng nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn