backtop

Nhu cầu thị trường là gì? Phương pháp nghiên cứu nhu cầu thị trường hiệu quả

Nghiên cứu và xác định xu hướng thị trường là điều mà các doanh nghiệp cần thực hiện để đưa ra những chiến lược sản phẩm phù hợp với thị hiếu người dùng. Tuy nhiên, để chiến lược nghiên cứu mang về những kết quả hữu ích nhất, doanh nghiệp cần nắm lòng những giải pháp được PharMarketing chia sẻ trong bài viết sau. 

Nhu cầu thị trường là gì?

Nhu cầu thị trường (Market Demand) là mô tả mức độ mong muốn sở hữu một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó của người tiêu dùng. Nhu cầu này thường được xác định và phân chia thành 3 mức độ như sau: 

Nhu cầu của thị trường là những mong muốn, nhu cầu thực tế về một sản phẩm/dịch vụ
Nhu cầu của thị trường là những mong muốn, nhu cầu thực tế về một sản phẩm/dịch vụ
  • Nhu cầu tự nhiên (Need): Là những nhu cầu xuất hiện một cách tự nhiên trong nhận thức khi người dùng đang thiếu hụt và cần được đáp ứng về một sản phẩm/dịch vụ nào đó. 
  • Mong muốn (Want): Đây là giai đoạn người tiêu dùng muốn hiện thực hóa nhu cầu tự nhiên bằng cách trực tiếp sở hữu sản phẩm/dịch vụ mà bản thân đang cần. Tuy nhiên, cấp độ mong muốn thường bị chi phối bởi một số yếu tố như: Tính cách, văn hóa và kiến thức của từng cá nhân. 
  • Nhu cầu có khả năng chi trả (Demand): Đây là nhóm người dùng có khả năng thanh toán để sở hữu sản phẩm/dịch vụ mà họ mong muốn. Và khả năng chi trả của khách hàng sẽ bị chi phối bởi một số yếu tố như: Thu nhập, giá cả và một số nguồn lực tác động đến chi phí chi tiêu. 

Quy trình dự báo nhu cầu thị trường

Một quy trình dự báo nhu cầu của thị trường đúng chuẩn cần trải qua 4 bước chi tiết sau đây: 

Bước 1: Lựa chọn thị trường mục tiêu

Trước hết doanh nghiệp cần lựa chọn và xác định được một thị trường tiềm năng với sản phẩm của mình. Bởi vì, ở thị trường tiềm năng thường tập hợp những người dùng có thu nhập và nhu cầu phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. 

Xác định thị trường mục tiêu có nhu cầu và khả năng tài chính phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

Xác định thị trường mục tiêu có nhu cầu và khả năng tài chính phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

Muốn lựa chọn được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần phải đo lường 3 yếu tố gồm: Quy mô - đặc tính của thị trường phù hợp với doanh nghiệp; thị trường cần đủ lớn - có tốc độ tăng trưởng cao và khả năng làm marketing tại thị trường. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu tâm đến các sản phẩm thay thế khi lựa chọn thị trường để đảm bảo doanh số không bị tác động bởi những thay đổi từ đời sống - xã hội. 

Bước 2: Chia tổng nhu cầu thị trường vào thành phần tương ứng

Doanh nghiệp cần phân chia tổng nhu cầu ở thị trường mục tiêu vào các thành phần chính tương ứng để đánh giá, phán đoán và đưa ra lựa chọn phân khúc thay thế phù hợp. 

Bước 3: Xác định yếu tố tác động đến nhu cầu người dùng

Sau khi thu về các dữ liệu từ việc phân chia tổng nhu cầu, doanh nghiệp cần phán đoán để xác định các yếu tố có thể tác động đến nhu cầu và quyết định của người tiêu dùng trong quá khứ để đưa ra các giải pháp xử lý. 

Doanh nghiệp có thể giả định nhu cầu thị trường bị ảnh hưởng bởi biến số kinh tế vĩ mô và quá trình phát triển đặc thù của ngành để đảm bảo an toàn. 

Bước 4: Đánh giá, phân tích độ nhạy

Một vài trường hợp các biến số từ kinh tế vĩ mô không mang đến kết quả chuẩn xác thì doanh nghiệp có thể phân tích độ nhạy để giả định - định lượng các tác động tới nhu cầu. 

Thông qua quá trình phân tích độ nhạy, doanh nghiệp có thể tiếp cận vấn đề để có những đánh giá sâu sắc và chính xác hơn. 

Phương pháp nghiên cứu nhu cầu thị trường

Để nghiên cứu nhu cầu của các thị trường mục tiêu một cách hiệu quả nhất, doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp sau đây: 

Theo dõi hành vi người dùng

Thông qua quá trình quan sát hành vi người dùng, doanh nghiệp có thể thu về những đánh khách quan nhất từ họ về sản phẩm/dịch vụ. Đồng thời, doanh nghiệp còn có thể biết chính xác những vấn đề, khó khăn và những điểm chưa hài lòng của khách hàng về chất lượng hoặc đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể “nắm lòng” tâm lý mua sắm, thói quen và nhu cầu thị trường để cải tiến sản phẩm, dịch vụ của mình sao cho thỏa mãn được họ. 

Ngoài ra, thông qua các thói quen đã thu thập được doanh nghiệp còn có thể xây dựng được những chiến lược marketing - bán hàng phù hợp để tác động đến tâm lý mua hàng của người dùng. 

Theo dõi thói quen, hành vi của người dùng để xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp
Theo dõi thói quen, hành vi của người dùng để xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp

Dùng thử sản phẩm/dịch vụ mẫu

Tổ chức các buổi dùng thử trước khi chính thức thương mại sản phẩm/dịch vụ là cơ hội để doanh nghiệp thu về những phản ứng, thái độ thực tế của khách hàng đối với sản phẩm của mình. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược về giá và marketing phù hợp nhằm đánh vào thị hiếu người dùng. 

Khảo sát, thăm dò mức độ hài lòng sau dùng thử

Nếu chưa chắc chắn về nhu cầu thị trường, doanh nghiệp có thể đính kèm các cuộc khảo sát tại các buổi dùng thử để tổng hợp những đánh giá và phản hồi của khách hàng về mức độ hài lòng sản phẩm/dịch vụ. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các thay đổi và cải tiến nhằm khắc phục vấn đề đang tồn đọng trên sản phẩm. 

Một số giải pháp khảo sát khá hiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng như: Sử dụng giấy khảo sát, email, gọi điện thoại, biểu mẫu,... 

Thử nghiệm sản phẩm ở nhóm khách hàng trọng điểm

Doanh nghiệp có thể tập hợp nhóm khách hàng mục tiêu lại một chỗ để họ thử nghiệm và thảo luận về sản phẩm. Thông qua một vài buổi đánh giá chất lượng, đặc điểm, chức năng của sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp có thể hiểu rõ tổng thể nhu cầu của thị trường chuẩn xác hơn.

Xem thêm: Các phương pháp nghiên cứu thị trường hiện nay

Tính toán nhu cầu thị trường

Thay vì phán đoán hay dự báo thì doanh nghiệp nên tính toán nhu cầu của thị trường và chuyển biến chúng thành những số liệu có độ chính xác cao để hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất. Nhờ vậy, doanh nghiệp mới có thể đưa ra các quyết định thay đổi hoặc hành động phù hợp để mang về kết quả lợi nhuận cao hơn và giảm thiểu lỗ vốn. 

Tính toán nhu cầu sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ lệ lợi nhuận
Tính toán nhu cầu sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ lệ lợi nhuận

Một số lợi ích doanh nghiệp sẽ nhận được khi tính toán nhu cầu của thị trường như: 

  • Hạn chế lãng phí tài nguyên, thời gian, nguồn lực và tiền bạc
  • Hạn chế tình trạng không hài lòng của khách hàng dẫn đến việc hủy bỏ, trì hoãn hoặc sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. 

Quá trình tính toán nhu cầu để dự báo kết quả thường áp dụng cho một số trường hợp như: Test độ phủ của thương hiệu, ra mắt sản phẩm mới, thử nghiệm concept sản phẩm/dịch vụ mới,... 


KẾT LUẬN

Như vậy, việc hiểu rõ nhu cầu thị trường sẽ giúp các công ty/doanh nghiệp tính toán và dự báo các yếu tố có thể tác động nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình. Mong rằng, những thông tin từ bài viết trên có thể giúp quý doanh nghiệp xây dựng được những chiến lược đánh giá thị trường một cách hiệu quả và chính xác nhất. 

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn