backtop

Xu hướng thị trường là gì? Công cụ đo xu hướng thị trường hiệu quả

Cập nhật xu hướng thị trường sẽ giúp các Trader điều chỉnh chiến lược đầu tư, tạo ra khả năng thích nghi để luôn dẫn đầu và tăng cạnh tranh kể cả khi thị trường thay đổi. Cùng PharMarketing tìm hiểu sâu hơn về các xu hướng phổ biến của thị trường trong bài viết sau đây. 

Xu hướng thị trường là gì?

Xu hướng thị trường (Market Trend) là sự mô tả những chuyển dịch của thị trường trong từng giai đoạn thời gian cụ thể. Một xu hướng có thể duy trì ngắn hạn hoặc dài hạn trong khoảng vài phút, vài giờ, vài tuần hoặc vài tháng. 

Sự chuyển dịch của thị trường trong một giai đoạn cụ thể được thể hiện bởi Market Trend
Sự chuyển dịch của thị trường trong một giai đoạn cụ thể được thể hiện bởi Market Trend

Thông qua Market Trend, các nhà đầu tư có thể đánh giá và nhận định những rủi ro hoặc tiềm năng của thị trường trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Hiện nay, Marketing Trend thường được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Chứng khoán, Forex và một số ngành nghề liên quan đến cung - cầu. 

Các công cụ đo lường sức mạnh của xu hướng thị trường

Để đo lường sức mạnh của thị trường xu hướng, người ta thường sử dụng 3 loại công cụ dưới đây:

ADX (Average Directional Index) - đo sức mạnh xu hướng

Đây là công cụ có chức năng đo lường và xác định xu hướng thị trường tăng hoặc giảm sâu để giúp các Trader gia tăng khả năng vào lệnh chuẩn xác hơn. Công cụ ADX biểu thị biến động giá từ 0 đến 100 dưới dạng biểu đồ đường. 

Lưu ý: ADX không dự đoán được xu hướng tương lai của thị trường và chỉ thiên về đo lường hiện tại nên kết quả trả về thường không rõ ràng nên dễ gây nhầm lẫn. 

MA (Moving Average) - đường trung bình động báo xu hướng

MA thường được sử dụng để theo dõi chi tiết tiến trình vận động của giá theo xu hướng thị trường tăng, giảm hoặc bình ổn. Đường trung bình động MA không có tác dụng dự báo nên thường được sử dụng để quan sát diễn biến giá thông qua quá trình làm mượt dữ liệu trong một khoảng thời gian. 

Hiện nay có 3 loại đường MA đang được sử dụng phổ biến nhất bao gồm: 

  • SMA (Simple Moving Average): SMA là chỉ số thường được dùng để xác định các xu hướng giá sẽ tiếp tục hay đảo chiều để đưa ra báo hiệu đến nhà đầu tư. Đường SMA rất đáng tin cậy vì có khả năng loại trừ các biến động nhiễu giá trong thời gian ngắn hạn để nhà đầu tư phát hiện ra cạm bẫy thông qua phản ứng chậm. 
  • EMA (Exponential Moving Average): Đường EMA thường được dùng để tạo tín hiệu mua - bán thông qua hiện tượng giao thoa và phân kỳ với tỷ giá trung bình của thời điểm quá khứ. Chỉ báo của EMA rất nhạy cảm trước những biến động ngắn hạn giúp nhà đầu tư có thể phản ứng nhanh và kịp thời hơn trước sự thay đổi của xu hướng thị trường. Chỉ số này thường được ứng dụng cho một khoảng thời gian nhất định như: 30, 90, 20 hoặc 200 ngày. 
  • WMA (Weighted Moving Average): WMA là đường trung bình tỷ trọng tuyến tính được dùng để nhận biết quá trình vận động của xu hướng giá có khối lượng lớn trong thời điểm gần nhất. Vì là công cụ liên quan đến dòng tiền nên khi dùng chỉ báo này, nhà đầu tư sẽ nhận được các tín hiệu rõ ràng và mạnh mẽ để hạn chế tối đa các biến động giả gây ra rối loạn. 
Đường SMA thể hiện xu hướng giá thị trường tiếp tục hoặc đảo chiều
Đường SMA thể hiện xu hướng giá thị trường tiếp tục hoặc đảo chiều

Bollinger Bands - Giao dịch xu hướng thị trường

Công cụ Bollinger Bands được tích hợp giữa MA (đường trung bình động) và độ lệch chuẩn nên có thể cho phép người dùng giao dịch với xu hướng giá bằng phương pháp “nút thắt cổ chai”. Như vậy, dải bollinger sẽ mở rộng nếu giá biến động mạnh và thu hẹp khi xu hướng giá có ít biến động. 

Các loại xu hướng thị trường hiện nay

Hiện nay thị trường đang vận hành dựa trên 3 xu hướng phổ biến chính bao gồm:

Xu hướng tăng

Những nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng ngắn hoặc dài hạn thường có xu hướng thúc đẩy mức giá và thị trường tăng theo. Cấu trúc của xu hướng tăng sẽ tạo ra các đỉnh - đáy mới cao hơn so với đỉnh và đáy cũ trong quá khứ. Và cấu trúc này sẽ tiếp tục được duy trì nếu như không bị phá vỡ. 

Trong xu hướng tăng, tỷ lệ cầu sẽ cao hơn so với cung nên giá cả thường có xu hướng tăng trưởng nhiều hơn trong tương lai nên chủ đầu tư có thể tin tưởng và rót vốn đầu tư.

Thị trường tăng sẽ tạo ra những đỉnh mới và đáy mới cao hơn so với thời điểm trong quá khứ
Thị trường tăng sẽ tạo ra những đỉnh mới và đáy mới cao hơn so với thời điểm trong quá khứ

Xu hướng ngang

Thị trường xu hướng ngang thường báo hiệu cho sự bình ổn giá (không tăng, không giảm) trong khoảng thời gian ngắn hoặc dài hạn. Cấu trúc của thị trường ngang thường tạo ra các đỉnh và đáy mới bằng với đỉnh - đáy cũ trong thời điểm ở gần nhất ở quá khứ. 

Xu hướng ngang báo hiệu thị trường không có gì đặc biệt nên nhà đầu tư sẽ giữ được tinh thần ổn định và có thể thận trọng hơn khi đầu tư. Thời điểm xu hướng thị trường chững rất dễ giao dịch nhưng lợi nhuận thu về không quá lớn nên trước khi quyết định đầu tư các Trader cần cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Xu hướng giảm

Thị trường xu hướng giảm là những hồi chuông cảnh báo về một nền kinh tế đang có dấu hiệu giảm tăng trưởng trong khoảng thời gian ngắn hoặc dài hạn.  Cấu trúc của thị trường giảm sẽ tạo ra các đỉnh và đáy mới thấp hơn so với đỉnh - đáy cũ ở quá khứ. Ở thời điểm này, nếu thị trường vẫn có xu hướng giảm mà không có dấu hiệu chững lại, các Trader nên cân nhắc thật kỹ việc đầu tư để hạn chế lỗ vốn.


KẾT LUẬN

Như vậy, nắm vững xu hướng thị trường và biết cách sử dụng các công cụ đo lường chính là cơ sở để các Trader hạn chế rủi ro, thất bại để mang về tỷ lệ lợi nhuận cao hơn hậu đầu tư. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên của PharMarketing sẽ hữu ích cho các nhà đầu tư trong việc nắm bắt thị trường để xây dựng một kế hoạch đầu tư lâu dài và hiệu quả nhất trong tương lai.

 

Có thể bạn muốn quan tam thêm: Market Share là gì

Để lại thông tin
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn