KPI cho phòng kế toán và cách triển khai hiệu quả
KPI cho phòng kế toán là một yêu cầu quan trọng nhằm đo lường hiệu suất làm việc và đánh giá năng lực của các kế toán viên một cách chính xác nhất. Việc xác định các chỉ số KPI tốt giúp việc quản trị tài chính doanh nghiệp trở nên tối ưu hơn. Trong bài viết này, PharMarketing sẽ gợi ý đến bạn một số mẫu KPI kế toán phổ biến nhất.
Cách xây dựng KPI cho phòng kế toán
Để xây dựng chỉ số KPI cho phòng kế toán phù hợp, hiệu quả cần tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu khi thiết lập KPI
Trước hết, doanh nghiệp cần hiểu được vai trò cũng như vị trí của người xây dựng KPI thường chia làm 2 cách là:
Phòng kế toán chủ động thiết lập KPI cho nội bộ phòng ban của mình và chịu trách nhiệm quản lý bởi kế toán trưởng. Ưu điểm của phương pháp này là quá trình thực hiện KPI được theo dõi liên tục, phân chia công việc phù hợp với năng lực của mỗi cá nhân.
Ban lãnh đạo cấp cao sẽ đưa ra các yêu cầu KPI cho phòng kế toán hoặc sử dụng bộ KPI dùng chung cho toàn bộ doanh nghiệp. Tuy phương án này sẽ đảm bảo tính minh bạch, khách quan nhưng khó theo dõi tiến độ công việc thực tế cũng như khó đảm bảo sự phù hợp cho từng nhân viên.
Bước 2: Phân tích các yếu tố bắt buộc của KPI phòng kế toán
Kế toán trưởng sẽ tiến hành xem xét, đánh giá các tiêu chí cần có của KPI dựa trên bản mô tả chi tiết công việc để giới hạn các tiêu chí đo lường trên thực tế.
Bước 3: Thiết lập chỉ tiêu KPI cho phòng kế toán
Lưu ý quan trọng hàng đầu khi xây dựng KPI cho phòng kế toán là đảm bảo các yêu cầu hiệu suất phải gắn bó chặt chẽ với mục tiêu cụ thể. Sau khi đồng ý với KPI và các kết quả chính đã đưa ra, người xây dựng KPI nên ứng dụng mô hình SMART để đo lường chính xác từng chỉ số thực hiện công việc.
Chiến lược xây dựng KPI hiệu quả cho phòng kế toán
Một số gợi ý để xây dựng chiến lược KPI cho phòng kế toán như sau:
- KPI cho phòng kế toán lấy theo mục tiêu của cấp trên
- KPI cho phòng kế toán lấy theo mục tiêu chung của toàn công ty
- KPI cho phòng kế toán dành riêng cho từng nhân viên
Khi thiết lập chỉ số KPI cho phòng kế toán, người triển khai nên áp dụng cả 3 góc độ kể trên để làm thước đo toàn diện nhất. Điều này đảm bảo cho bộ phận kế toán có thể hoàn thành vai trò, nhiệm vụ cốt lõi của mình cũng như cung cấp đầy đủ dữ liệu, quản lý nội bộ hiệu quả, tối ưu.
Một số mẫu KPI cho phòng kế toán
Đối với KPI phòng kế toán, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sẽ phân loại dựa trên phòng ban, vị trí, nhiệm vụ công việc như phân tích tỷ lệ nợ trên vốn sở hữu, phân tích tài chính kinh doanh, v.v. Cụ thể:
KPI cho kế toán trưởng
Một số chỉ tiêu phổ biến cho chức danh kế toán trưởng như:
- Giảm thiểu chi phí hàng tồn kho thấp hơn 5% so với cùng kỳ 2022
- Giảm thiểu chi phí mua hàng thấp hơn 4% so với quý IV/2022\
- Nâng cao năng lực đánh giá của kế toán trưởng 2 lần/năm
- Xây dựng bộ quy tắc quản lý nhân sự phòng kế toán
- Hoàn thành báo cáo ngân sách dự phòng quý III một cách đầy đủ, nhanh chóng
- Đạt được các yêu cầu từ ban lãnh đạo về kế hoạch tài chính
- Lập báo cáo chi tiêu dòng tiền chính xác và đúng thời hạn
- Theo dõi, giám sát chặt chẽ các biến động về nghiệp vụ kế toán trên Odoo
- Đề xuất tối thiểu 5 giải pháp nâng cao nghiệp vụ kế toán trên các phần mềm ERP
- Hoạch định các chiến lược cân đối dòng tiền và nguồn tài chính
- Thái độ làm việc tích cực, năng suất, sẵn sàng tăng ca khi có yêu cầu
- Xây dựng nhanh chóng các kế hoạch dự trù cho những chiến lược đột xuất
- Phong cách làm việc chỉn chu, cẩn thận, chia sẻ công việc với đồng nghiệp
KPI cho kế toán tổng hợp
Các tiêu chuẩn đo lường thường được sử dụng cho bộ phận kế toán tổng hợp như:
- Kết quả then chốt và mục tiêu cá nhân gắn liền với KPI tập thể
- Nâng cao năng lực giám sát tốt nhất cho phòng kế toán
- Xác định năng lực làm việc của phòng tổng hợp một cách chính xác
- Hoàn thành báo cáo tài chính đúng hạn, đúng yêu cầu
- Phân tích, tổng hợp các chỉ số tài chính định kỳ
- Thống kê tỷ lệ nợ trên số vốn sở hữu
- Có tinh thần làm việc tích cực, chủ động trong mọi việc
- Thường xuyên cập nhật tiến độ và tình hình dự án
- Cập nhật các số liệu và thay đổi mới trên hệ thống ERP
- Đánh giá mức độ tuân thủ của các báo cáo thuế và chuẩn mực kế toán
- Quản lý nghiêm ngặt các công nợ
- Quản lý các tài sản vô hình và hữu hình của doanh nghiệp
- Xuất trình các báo cáo quản trị và báo cáo thống kê theo đúng yêu cầu và thời hạn của cấp trên
- Thường xuyên tham gia các khóa đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng công việc
KPI cho bộ phận kế toán thanh toán
Nhân viên kế toán thanh toán có thể thiết lập các mục tiêu KPI như sau:
- Xác định năng lực của phòng kế toán thanh toán một cách chính xác
- Hoàn thành tốt các hạng mục công việc theo đúng thời gian, yêu cầu từ cấp trên
- Cập nhật chính xác, nhanh chóng các dữ liệu lên phần mềm Odoo
- Ứng dụng thành công các phần mềm hỗ trợ kế toán
- Có tinh thần cầu tiên, sẵn sàng tăng ca và thực hiện các công việc đột xuất của doanh nghiệp
- Kiểm soát kế hoạch thanh toán, hạch toán kế toán và quy định về thuế theo đúng yêu cầu
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về KPI phòng kế toán mà Pharmarketing đã tổng hợp chi tiết nhất. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng thành công chiến lược KPI cho bộ phận kế toán nói chung và từng nhân viên kế toán nói riêng. Đừng quên theo dõi và đón đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác Pharmarketing nhé!
Xem thêm: 6 cách lựa chọn KPI phù hợp giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hãy để PharMarketing tư vấn cho bạn
PharMarketing sẽ liên hệ lại với bạn